Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Người phụ nữ biến 'rác thành vàng'

Phóng viên - 10/02/2022 | 10:53 (GTM + 7)

Các chuyên gia về môi trường cho rằng, việc phân loại rác tại nguồn sẽ góp phần tiết kiệm tài nguyên, mang lại nhiều lợi ích từ việc tận dụng phế liệu tái chế và phân compost tự chế biến.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

TS Vương Thị Lan Anh (thứ ba từ trái sang) tại Chương trình Ralava 365 ngày xanh

“Rác thải không phải là thứ vô giá trị”

Với quan niệm này, nhiều năm qua, TS Vương Thị Lan Anh, giảng viên Khoa Công nghệ Hóa học, Đại học Công nghiệp Hà Nội đã ấp ủ và cho ra đời giải pháp Ralava +, với mục tiêu giúp Hà Nội giải quyết vấn đề rác một cách thông thái, phải phân loại rác ngay từ nguồn và tái chế để lấy lại những gì quý báu từ rác.

Giải pháp Ralava + được TS Lan Anh triển khai từ tháng 9/2018, viết tắt của cụm từ Rác Là Vàng. Với chị, việc quản lý rác trong thời đại 4.0 cũng phải khác với phương thức truyền thống để phù hợp với một Thủ đô đang ngày càng hiện đại hóa, văn minh.

TS Vương Thị Lan Anh chia sẻ: “Ý tưởng phân loại rác, giải quyết các vấn đề liên quan đến rác thải đô thị xuất phát từ trong trái tim mình từ ngày mình đi học ở Nga về, năm 2012. Trên đường đi về nhà từ sân bay, mình nhìn thấy 2 bên đường phố của Hà Nội đã ngập trong các túi rác, cứ 5-10m thì lại một đống như vậy.

Đó thực sự là một cảnh quan mà mình đau lòng cho một người con xa xứ đã trở về. Thì với chuyên ngành là ngành công nghệ kỹ thuật môi trường thì mình nhìn thấy vấn đề này chắc chắn giải quyết được và thực sự phải giải quyết để nó không phải là một vấn nạn ở Việt Nam, và giải pháp phải là một giải pháp tổng thể.

Chính vì thế, giải pháp Ralava+ là một giải pháp kết hợp nhiều công cụ, sau 10 năm, giải pháp này đã hoàn thiện, và mình cũng tin rằng, giải pháp này hoàn toàn có thể hiện thực hoá được với sự giúp đỡ của cộng đồng người dân cũng như của đơn vị lãnh đạo, chính phủ, các thành phố và địa phương”

Nhằm giúp người dân tiếp cận và thực hiện việc phân loại rác tại nguồn hiệu quả, thời gian qua, giải pháp Ralava+ đã đặt nhiều điểm thu gom rác tại các khu dân cư, chung cư, trường học, văn phòng, công viên… để người dùng có thể mang rác tái chế tới tích điểm (gọi tắt những địa điểm Wastebank – Ngân hàng rác).

Với đối tượng quản lý là bảo vệ, lao công, nhân viên cửa hàng dịch vụ, người dân yêu môi trường và có chính sách chi trả dựa theo số lượng rác bán được tại Wastebank.

Thời gian qua, giải pháp Ralava+ đã đặt nhiều điểm thu gom rác tại các khu dân cư, chung cư, trường học, văn phòng, công viên… để người dùng có thể mang rác tái chế tới tích điểm (gọi tắt những địa điểm Wastebank – Ngân hàng rác).

Lan tỏa cách sống xanh

Bên cạnh đó, TS Lan Anh cũng đã xây dựng ứng dụng di động trên 2 nền tảng iOS, Android với tên gọi Ralava. Khi truy cập vào ứng dụng, người dùng có thể cập nhật số điểm mình hiện có, tìm kiếm nơi thu gom rác gần nhất, cập nhật thông tin hữu ích về hướng dẫn phân loại tái chế, trao đổi thông tin qua lại giữa các thành viên, mua bán những sản phẩm thân thiện môi trường, cập nhật mã giảm giá của các đối tác trong hệ sinh thái Ralava và đề nghị quy đổi nhận tiền từ điểm tích được. 

TS Lan Anh chia sẻ: “Trên app Ralava trước đây cũng như sắp tới thì người dùng sẽ được đăng ký tài khoản (tạm gọi là tài khoản tiền rác). Mỗi một lần người dân mang rác đến điểm thu gom sẽ được cân để tính thành điểm đổi thành tiền trên app, nó như 1 loại tiền trên ví điện tử, có thể chi tiêu trong siêu thị, hoặc đổi thành quà ngay trên app.

Ở bất cứ thời điểm nào, người dân cũng có thể nhìn thấy số điểm mà mình đã đạt được, đồng thời cũng nhìn thấy các điểm thu gom gần nhất để mang rác đến, hoặc đặt lịch trên app để các điểm này cử người đến lấy trong trường hợp lượng rác tầm 5kg trở lên.”   

Ngoài ra, Ralava cũng phát triển tính năng Blog và Diễn đàn trên ứng dụng để người dùng được chia sẻ, lan tỏa những thông tin về tài nguyên, cách phân loại rác và cách sống xanh.

Với nỗ lực và sự quyết tâm trong việc biến rác thành tài nguyên, TS Lan Anh cho biết, hiện, trên địa bàn TP. Hà Nội, nhiều trường học đã tham ra tích cực cùng giải pháp Ralava+ như: Đại học Công nghiệp Hà Nội, trường liên cấp Newton Goldmark, các trường THCS như: THCS Mỹ Đình 2, Cầu Giấy, Nguyễn Trường Tộ, Nhân Chính, Thái Thịnh, THCS Khương Thượng, Tiểu học Ngọc Khánh,.... Điều đáng mừng là giải pháp đã truyền cảm hứng cho các bạn học sinh, sinh viên và thu được hiệu quả hơn mong đợi.

Nhận thấy tính hữu ích và thiết thực của giải pháp, năm 2020, Khoa Công nghệ Hóa, Đại học Công nghiệp Hà Nội đã phối hợp với Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên trường triển khai chương trình “Cùng RALAVA 365 ngày xanh”, nhằm góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng, vận động cán bộ giảng viên, sinh viên và người dân tại địa bàn khu B (Phường Tây Tựu, Quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội) cùng tham gia phân loại rác. 

Ngay sau chương trình phát động, đã có hàng trăm lượt cán bộ giảng viên, sinh viên và người dân xung quanh trường mang rác đến điểm đổi quà và tích điểm trên ứng dụng.

Thời gian qua, giải pháp Ralava+ đã đặt nhiều điểm thu gom rác tại các khu dân cư, chung cư, trường học, văn phòng, công viên… để người dùng có thể mang rác tái chế tới tích điểm (gọi tắt những địa điểm Wastebank – Ngân hàng rác).

Nâng cao ý thức của giới trẻ

Nguyễn Thị Hằng, sinh viên K12 ngành Công nghiệp Kỹ thuật Môi trường, Đại học Công nghiệp Hà Nội, một trong những người đồng hành cùng Ralava và tham gia Chương trình “Cùng RALAVA 365 ngày xanh” bộc bạch: “Là một thành viên của dự án tại điểm thu gom ở trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, em tham gia với vai trò hỗ trợ phân loại, đổi quà.

Sau khi phân loại thì sẽ có 1 đội của thành viên tích điểm đổi thành quà trực tiếp hoặc thành tiền. Em nhận thấy đây là một dự án vô cùng thiết thực, giúp người dân hiểu được cách phân loại rác, bảo vệ môi trường, hơn nữa, giải pháp còn giúp giải quyết được bài toán về kinh tế.”

Cô giáo Trần Mai Hiên, Tổ trưởng chuyên môn Tổ Khoa học Tự nhiên, Trường THCS- THPT Newton Goldmark- một trong những người tham gia trực tiếp trong việc giảng dạy, đưa giải pháp Ralava+ tới gần hơn với các bạn học sinh cho rằng, việc tham gia, đồng hành cùng Ralava+ không chỉ giúp nhà trường và các thầy cô có thêm động lực, có thêm người đồng hành trong việc bảo vệ môi trường, kinh nghiệm về việc phân loại, tái chế rác mà chính những học sinh tại trường Newton cũng đã có những sự thay đổi tích cực.

“Việc mà các con phân loại rác, thu gom rác như vậy, các con được tích điểm, đổi thành quà tặng,  mặc dù là những món quà rất nhỏ thôi, ví dụ như cây sen đá hay những dụng cụ học tập đơn giản, nhưng đối với các con cũng rất quý giá rồi. 

Thực sự trong giai đoạn đầu của dự án, chúng tôi đã truyền thông rất tốt cho các con và thu hút được sự tham gia của rất nhiều bạn trong tất cả các khối lớp. Qua đó, tôi cũng thấy ý thức phân loại rác và trách nhiệm của các con về việc giữ gìn chất lượng cuộc sống, môi trường sống xanh sạch đẹp hơn, coi rác là tài nguyên, không phải là vật dụng bỏ đi thì đã được nâng cao hơn”, cô giáo Hiên cho biết.

Hi vọng, thời gian tới, giải pháp Ralava+ sẽ được triển khai một cách rộng rãi, hiệu quả, góp phần thay đổi thói quen, lối sống của người dân, vì một tương lai không còn ô nhiễm môi trường.

Dù mới ra mắt được hơn 3 năm, nhưng đến nay, giải pháp Ralava+ đã thay đổi quan niệm, lối sống và thói quen của nhiều người, nhiều hộ gia đình.

Đặc biệt, thời gian qua, TS Vương Thị Lan Anh cùng chỉnh quyền địa phương đã triển khai giải pháp Ralava+ tại huyện Đông Anh, Hà Nội và bước đầu cho kết quả rất tích cực: “Hiện giờ, có 4 xã của huyện Đông Anh tham gia một cách tích cực, số lượng có thể lên tới hàng trăm hộ, điều quan trọng nhất là đã thay đổi được ý thức người dân nơi đây và họ coi việc phân loại rác tại nguồn và giá trị từ rác nó thực sự hiện hữu trong cuộc sống hàng ngày của họ.

Kết quả đo được ở các xã của huyện Đông Anh tham gia vào chương trình năm 2021 đều giảm được 50-60% lượng rác thải ra môi trường. Trước đây, thay vì họ phải đi đổ rác hàng ngày, thì giờ họ chỉ đổ rác từ 2-3 ngày/tuần. Chúng tôi cũng đã họp để triển khai chương trình tiếp theo ở Đông Anh trong năm 2022, chương trình cũng đã được phê duyệt, đặt mục tiêu giảm 60% lượng rác, trong đó có sự tham gia của giải pháp Ralava+”

Có thể thấy, việc phân loại rác thải vừa giúp tiết kiệm được nguồn tài nguyên thiên nhiên, vừa giảm được nguồn rác thải ra môi trường. Nếu các gia đình luôn có ý thức phân loại rác thải sẽ mang lại lợi ích lớn cho cộng đồng, góp phần bảo vệ môi trường xanh, sạch hơn. 

Hi vọng, thời gian tới, giải pháp Ralava+ sẽ được triển khai một cách rộng rãi, hiệu quả, góp phần thay đổi thói quen, lối sống của người dân, vì một tương lai không còn ô nhiễm môi trường.

---

Các bạn thân mến, nếu trong những phút giây của cuộc sống thường ngày hay trên những con đường mà các bạn đi qua, có những câu chuyện khiến các bạn nhớ mãi về tình người, tình yêu cuộc sống, rất mong các bạn hãy chia sẻ với chúng tôi qua fanpage: Thiên lý hữu tình, hoặc email: [email protected].

Chương trình phát sóng chiều thứ Ba, phát lại chiều thứ Năm hàng tuần trên Kênh VOV Giao thông.

Để nghe thêm hoặc nghe lại chương trình trên các thiết bị di động, thính giả có thể truy cập website vovgiaothong.vn, các ứng dụng: Spotify, Apple Podcast (trên hệ điều hành iOS); Google Podcast (trên hệ điều hành Android); rồi sau đó gõ từ khoá: VOVGT, VOV giao thông; hoặc gõ tên các chương trình.

Tags:
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

// //