Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Nghe tài xế công nghệ ở Úc so sánh các loại phí với Việt Nam

Phóng viên - 25/12/2020 | 16:13 (GTM + 7)

Mặc dù được gọi là đối tác nhưng tài xế xe công nghệ phải chịu rất nhiều chi phí từ mua sắm phương tiện, đổ xăng xe, bỏ công sức lái xe, tiền sửa chữa, bảo hành xe... trong khi hãng xe chỉ cung cấp ứng dụng gọi xe. Vậy chính sách hỗ trợ của các hãng taxi

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Ông Phạm Thái – một người Việt đã sinh sống tại Úc hơn 10 năm và có 2 năm kinh nghiệm làm tài xế công nghệ của Uber cho biết, Uber đang thống trị thị trường Úc. Họ coi các tài xế là đối tác, doanh thu trên mỗi chuyến đi, Uber sẽ lấy 25%, còn lại thuộc về tài xế. Ngoài phương tiện, các chi phí phục vụ cho công việc như điện thoại, nước uống thì tài xế phải tự chi trả. Uber chỉ cung cấp ứng dụng, không có chính sách nào riêng với tài xế.

Tuy nhiên, tại Úc, mỗi tài xế Uber phải đăng ký một mã số thuế GST (thuế hàng hóa và dịch vụ), tương đương VAT ở Việt Nam. Mỗi cuốc xe sẽ bao gồm giá cước cuốc xe để chia tỷ lệ 25-75% giữa Uber và tài xế, tách biệt với khoản phí 10% GST đánh vào người dùng đầu cuối.

“Mình thấy điểm khác biệt rõ ràng giữa Việt Nam và Úc. Việt Nam coi Uber, Grab là công ty vận tải nên đánh thuế GST. Nhưng Úc thì không đánh thuế này, vì tài xế không phải đối tượng chịu thuế”, ông Phạm Thái cho biết.

Uber sẽ thu GST của khách hàng, và trả 100% cho tài xế. Cuối năm khi khai thuế, tài xế sẽ được lấy lại 10% chi phí để mua xe, xăng, điện thoại, kính râm và các công cụ hỗ trợ công việc, số tiền thuế còn lại sẽ được hoàn lại cho cơ quan thuế. 

Ông Thái giải thích rõ hơn: “Những chi phí phục vụ cho quá trình vận chuyển, ví dụ một cái xe trị giá 50.000 đô, khi mua tài xế khai là mua xe này để sử dụng cho dịch vụ vận chuyển khách thì họ sẽ lấy lại được 10% của giá trị chiếc xe. Còn những chi phí hàng ngày như mua xăng, bảo dưỡng, bảo trì…thì đều có biên lai, hóa đơn và họ dựa vào đó để khai thuế và lấy lại 10% của những chi phí đó”.

Ông Phạm Thái cũng khẳng định, tài xế ở Úc được lựa chọn mở cùng lúc 3 ứng dụng gọi xe. Bất cứ khi nào có chuyến xe, tài xế được quyền lựa chọn hoặc không chọn. Điểu này cho thấy rõ, các tài xế chạy xe công nghệ là đối tác bình đẳng, chứ không phải người lao động của ứng dụng gọi xe.

Ở Việt Nam, việc không được sử dụng cùng lúc các ứng dụng gọi xe khác nhau là một điều bất bình đẳng cho các tài xế, những người vẫn được gọi là đối tác.

Ông Phạm Thái bày tỏ, không thể khẳng định đúng sai trong việc đánh thuế VAT với tài xế, nhưng việc thiếu tính cạnh tranh trong thị trường gọi xe ở Việt Nam đang gây bất lợi cho những đối tác của ứng dụng gọi xe.

Tài xế Grab ở Việt Nam bức xúc về cách tính phí mới của Grab. Ảnh: Thanh niên

Quay trở lại Việt Nam, đầu tháng 12, Bộ Tài chính ban hành Nghị định 126, quy định mức thuế VAT đối với một số loại hình gọi xe công nghệ là 10% (trước kia là 3%). Sau đó Grab tăng giá cước, tăng tỷ lệ khấu trừ.

Theo tài xế Phạm Minh Quang, quê Nam Định có 2 năm chạy xe Grab ở Hà Nội, lâu nay Grab áp dụng mức khấu trừ 20% và thuế VAT 3% cùng thuế thu nhập cá nhân trên mỗi cuốc. Tuy nhiên, từ ngày 5/12, thuế VAT tăng từ 3% lên 10% và thuế thu nhập cá nhân 1,5% sẽ được khấu trừ chung với phí sử dụng ứng dụng trên mỗi chuyến xe trước khi phân chia doanh thu theo hợp đồng khiến thu nhập của anh giảm theo.

Trong khi đó, số tiền thuế VAT này lẽ ra là thu từ khách hàng, nhưng Grab lại thu từ tài xế: “Grab phải tách phần giá cước với thuế 10% VAT ra. Tài xế chỉ thu hộ khách thôi, chứ chúng tôi không có nghĩa vụ phải đóng. Chứ thu nhập không bao nhiêu, trừ đủ thứ, chưa kể xăng xe rồi khấu hao phương tiện, đi nhiều xe nhanh hỏng chứ”.

Dưới góc nhìn của chuyên gia kinh tế, PGS TS Đinh Trọng Thinh, Giảng viên Học viện tài chính cho rằng: Việc Grab thu 10% thuế VAT đối với các đối tác là tài xế là không đúng với quy định của Luật thuế cũng như các quy định khác của chính phủ.

Bởi lẽ, nếu theo Luật thuế VAT thì người chịu thuế phải là người sử dụng dịch vụ vận tải được Grab cung cấp. Grab chỉ có trách nhiệm thu hộ cho nhà nước khoản thuế đó, chứ không thể đẩy chi phí này cho các tài xế phải chịu.

“10% đó là do người sử dụng dịch vụ hay người tiêu dùng phải đóng cái thuế đó. Vì thế, về phía Grab phải tính 10% đó trong giá dịch vụ cung cấp để từ đó là tính chi phí này. Và khi đã tính vào giá rồi thì nó mới tính cạnh tranh công bằng với các doanh nghiệp taxi truyền thống và các doanh nghiệp khác”.

Có thể thấy, vào thời điểm này, điều mà các tài xế công nghệ mong mỏi chính là sự minh bạch, rõ ràng trong cách tính thuế, phí của Grab, có như vậy họ mới yên tâm “sống” được với nghề.

Tags:
Ý kiến của bạn
Tái diễn ùn ứ tại trung tâm đăng kiểm, xử lý ra sao?

Tái diễn ùn ứ tại trung tâm đăng kiểm, xử lý ra sao?

Từ đầu tháng 4 đến nay, nhu cầu kiểm định phương tiện xe cơ giới của người dân tại TP.HCM tăng cao. Ghi nhận tại một số trung tâm đăng kiểm, cũng đã xảy ra tình trạng các phương tiện xếp hàng kéo dài chờ kiểm định.

Đèn giao thông: Muốn thông minh... cũng khó

Đèn giao thông: Muốn thông minh... cũng khó

Như VOVGT đã thông tin, sau một thời gian thí điểm bỏ bộ đèn đếm ngược tại nút giao Võ Chí Công - Xuân La, Võ Chí Công - Nguyễn Hoàng Tôn (Tây Hồ, Hà Nội) để áp dụng hệ thống đèn giao thông thông minh, Hà Nội đã khôi phục lại bộ đèn đếm ngược tại những nút giao này.

Hà Nội: Tìm nhân chứng vụ tai nạn gây chết người tại hầm chui Kim Liên

Hà Nội: Tìm nhân chứng vụ tai nạn gây chết người tại hầm chui Kim Liên

Cơ quan cảnh sát điều tra - Công an Quận Đống Đa (Hà Nội) cần tìm nhân chứng biết về vụ tai nạn giao thông xảy ra tại hầm Kim Liên vào ngày 05/05 vừa qua, khiến người điều khiển xe máy bị chấn thương sọ não, sau đó tử vong.

Xuyên đêm di dời hạ tầng kỹ thuật, chuẩn bị khởi công tuyến Metro số 2

Xuyên đêm di dời hạ tầng kỹ thuật, chuẩn bị khởi công tuyến Metro số 2

Công tác di dời hạ tầng kỹ thuật của dự án Tuyến Metro số 2 (Bến Thành – Tham Lương) được triển khai đồng loạt từ tháng cuối tháng 3 năm 2024.

Cẩn trọng với đề xuất đăng ký thường trú bằng hợp đồng mua bán nhà hình thành trong tương lai

Cẩn trọng với đề xuất đăng ký thường trú bằng hợp đồng mua bán nhà hình thành trong tương lai

Người dân có thể đăng ký thường trú bằng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai – Đây là một trong những đề xuất đáng chú ý tại tờ trình của Bộ Công an về Dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú.

Phố trong tranh và tranh trong phố

Phố trong tranh và tranh trong phố

Phố trong tranh, và tranh trong phố - Tôi chợt nhận ra sự tồn tại rất thú vị này trong một lần tình cờ dạo bước trên con phố Nguyễn Thái Học – một trong những con phố bán nhiều tranh chép nhất của Hà Nội.

Định hướng học sinh lớp 9 không thi THPT: Trò muốn hay thầy muốn?

Định hướng học sinh lớp 9 không thi THPT: Trò muốn hay thầy muốn?

Kỳ thi vào lớp 10 THPT đang tới gần. Đây có thể coi là giai đoạn mang tính bản lề với hành trình trưởng thành của học sinh cuối cấp THCS. Đối thoại hôm nay sẽ tập trung bàn luận về câu chuyện: đâu đó có những học sinh được gợi ý không thi vào THPT, thay bằng những lựa chọn khác.

// //