Ngăn ngừa lừa đảo: Cần quản chặt các ứng dụng nhắn tin không định danh
Xuân Tú - 19/01/2024 | 6:11 (GTM + 7)
Theo Liên minh Chống lừa đảo toàn cầu, trong năm 2023, trung bình mỗi người Việt tham gia khảo sát phải đối mặt với 0,8 vụ lừa đảo, trung bình số tiền thiệt hại của mỗi nạn nhân là khoảng 17,7 triệu đồng.
Thực trạng này vẫn là nỗi lo ngại trong năm 2024, do sự bùng nổ của Internet và trí tuệ nhân tạo chưa dừng lại. Đây cũng là trăn trở của ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam.
PV: Trước hết, ông nhận định thế nào về thực trạng tội phạm lừa đảo qua mạng Internet vẫn diễn biến phức tạp ở nước ta trong năm 2023 vừa qua?
Ông Vũ Thế Bình: Qua các phương tiện thông tin đại chúng thì thấy các vụ người dùng Internet Việt Nam bị lừa đảo trên mạng thông qua các công cụ vẫn diễn ra, vẫn nóng bỏng.
Mặc dù các cơ quan truyền thông đại chúng cũng đã tuyên truyền nhiều nhưng có vẻ như thực tế cho thấy lượng người bị lừa khá là phổ biến và vẫn là mối quan ngại. Có một số nguyên nhân là các đối tượng lừa đảo có hai dạng chính, một là đe dọa, giả vờ là cơ quan chức năng.
Thứ hai là đánh vào lòng tham, muốn trúng thưởng hay là muốn có việc nhẹ lương cao, cộng với không ít người dùng vẫn còn tin tưởng vào những điều không thể xác minh được. Còn ở khía cạnh các đối tượng lừa đảo.
Một là hoạt động có vẻ nhiều lên, sử dụng các công cụ đa dạng hơn và dùng nhiều các bước phức tạp hơn, kết hợp cả điện thoại thông thường, cả Zalo rồi cả những công cụ mới phổ biến ở Việt Nam như là Telegram chẳng hạn. Rồi sắp tới việc chuyển điện thoại 2G sang điện thoại thông minh thì rất nhiều người cũng sẽ chuyển lên hoạt động trên Internet.
Chúng tôi nghĩ rằng các nguy cơ lừa đảo trên mạng vẫn còn và thậm chí có thể tăng lên.
PV: Vậy theo ông chúng ta cần tập trung vào các nhiệm vụ nào để giảm thiểu nguy cơ bị lừa đảo trên không gian mạng trong năm 2024?
Ông Vũ Thế Bình: Đầu tiên là với người dùng internet thì tôi mong muốn rằng sẽ có thêm cơ hội được huấn luyện, nâng cao nhận thức, hiểu hơn về các mối nguy khi mình dùng mạng internet, các công cụ ngân hàng số, bởi khi mà đã bị đưa vào vòng lừa đảo rồi thì chúng ta có rất ít cơ hội để lấy lại tiền hoặc truy cứu người lừa đảo. Chúng ta nên kiểm định người liên hệ với mình để xác định đó đúng là người mình biết.
Thứ hai là với trường hợp không may bị các đối tượng đe dọa hoặc họ rủ rê để kiếm tiền, hay là trúng thưởng gì đó, thì cách tốt nhất là mình phòng vệ theo kiểu vaccine, tức là không bao giờ một mình, hãy liên hệ với người thân có hiểu biết để giúp giảm thiểu nguy cơ bị lừa.
Chúng tôi cũng mong muốn ở khía cạnh các cơ quan quản lý nhà nước thì các cơ quan chức năng khui được ra những vụ điển hình để làm gương, để giảm sự liều lĩnh trong câu chuyện đi lừa đảo mọi người.
PV: Như ông nói, hiện nay các ứng dụng nhắn tin khó định danh như Telegram đang là nơi hoạt động mạnh của đối tượng xấu, chúng ta nên có động thái thế nào với vấn đề này ạ?
Ông Vũ Thế Bình: Chúng tôi cũng mong rằng với những hệ thống, những công cụ, nền tảng mạng xã hội hay là tin nhắn ở trên internet mà nó chưa được hoạt động một cách đầy đủ, chặt chẽ, để giúp giảm thiểu nguy cơ lừa đảo, đặc biệt là một số nền tảng tin nhắn chưa có sự gắn với định danh, thì sẽ được đưa vào trong các quy định quản lý chặt chẽ hơn, đặc biệt khi mà các đơn vị chủ quản chưa được nằm trong phạm vi quản lý.
Ví dụ như Telegram thì hiện nay về cơ bản là chưa có quản lý gì cả. Một trong những đặc điểm để có thể tạo ra kẽ hở, đó là câu chuyện tạo ra các tài khoản không định danh, ví dụ liên quan đến số điện thoại ở Việt Nam, chẳng hạn các mạng xã hội lớn hay là các cái công cụ nhắn tin số lượng người dùng lớn thì họ cần có sự hiện diện hay là sự liên hệ đối với các cơ quan quản lý ở Việt Nam để khi có yêu cầu về mặt quản lý thì có đầu mối làm việc.
Việc này chúng tôi đã có góp ý cụ thể để trong từ nay đến hết tháng 6 khi mà các nghị định được soạn thảo, giúp cho việc quản lý mạng xã hội, hệ thống công cụ tin nhắn có số lượng người dùng lớn ở Việt Nam hiệu quả hơn, với mục tiêu giúp an toàn hơn cho người dùng của các công cụ đó.
Dự án hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ thuộc địa bàn quận 7 (TP.HCM) là một trong những dự án được lãnh đạo Thành phố quan tâm, chỉ đạo sát sao để hoàn thành, đưa vào thông xe nhánh hầm còn lại trong năm nay.
Trong một năm 2024 có nhiều biến động, lĩnh vực giao thông cũng có nhiều xáo trộn, đổi thay mạnh mẽ. Có những điểm chấm phá, cũng có những đột phá, mở đường, song cũng có những tồn tại, những sụt giảm về tính hiệu quả… trong dòng chảy sự kiện của ngành GTVT. Hãy cùng VOVGT điểm lại những sự kiện này.
Được xây dựng với kinh phí 200 tỷ đồng, Hồ Bún Xáng ở TP. Cần Thơ được kỳ vọng là công trình giúp tăng lưu lượng dự trữ nước, chống ngập và làm khu ẩm thực-giải trí sầm uất về đêm.
Dự án đường ven sông Cái Lớn là một dự án trọng điểm của tỉnh Kiên Giang liên kết 3 huyện An Biên, U Minh Thượng và Vĩnh Thuận, với tổng mức đầu tư trên 535 tỷ đồng.