Thoát nước ở nông thôn
Nếu cứ mỗi mùa mưa, nước lại đọng trong vườn, trong nhà mà không thể chảy đi đâu được, rồi nước thải cũng sẽ như vậy, thì dần dần sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đến môi trường sinh sống ở vùng nông thôn của chúng ta.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Đặc biệt, khi Công an TP. Hà Nội thực hiện cao điểm xử lý vi phạm nồng độ cồn với người điều khiển phương tiện giao thông, số lượng phương tiện bị tồn đọng càng gia tăng, khiến các bãi trông giữ luôn bị quá tải, nguy cơ cháy nổ gia tăng.
Đáng chú ý, việc đấu giá phương tiện bị tồn đọng cũng không dễ dàng, thậm chí kéo dài vài năm. Vì sao tồn tại tình trạng này? PV VOV Giao thông đối thoại với Thượng tá Nguyễn Mạnh Tuấn – Phòng CSGT Hà Nội về nội dung này.
PV: Xin đồng chí cho biết, từ khi có Nghị định 100 và sau đó là Nghị định 123, việc xử lý, tạm giữ các phương tiện liên quan đến vi phạm nồng độ cồn như thế nào? Số phương tiện bị tạm giữ từ năm 2023, khi lực lượng CSGT tăng cường kiểm tra vi phạm nồng độ cồn ra sao?
Thượng tá Nguyễn Mạnh Tuấn: Từ năm 2020 đến nay, Phòng CSGT đã tạm giữ 92.885 phương tiện các loại, riêng năm 2023 thì đã tạm giữ 42.731 phương tiện, tức là riêng năm 2023 chúng tôi đã giữ bằng gần một nửa so với thời gian trước.
Theo quy định hiện nay, tất cả các hành vi vi phạm liên quan đến nồng độ cồn, khi xử lý sẽ bị tạm giữ phương tiện để ngăn chặn hành vi vi phạm gây nguy hiểm cho xã hội, do đó có những tác động, tăng đột biến, nó có khác các hành vi khác, một số hành vi khách chỉ giữ giấy tờ thôi, riêng với nồng độ cồn thì phải giữ các phương tiện, do đó, số lượng phương tiện bị tạm giữ gia tăng.
Một phần nữa là do tăng cường việc kiểm tra, xử lý, nên số lượng phương tiện bị tạm giữ rất nhiều.
PV: Theo quy định, một số phương tiện hết thời hạn bị tạm giữ, khi người dân không đến nhận, hoặc là với phương tiện bị tịch thu thì việc thanh lý các phương tiện này sẽ được xử lý như thế nào? Trong năm 2023, lực lượng cảnh sát giao thông đã đề xuất các hình thức để xử lý các phương tiện trong những dạng này ra sao?
Thượng tá Nguyễn Mạnh Tuấn: Theo quy định của pháp luật, phương tiện sau khi hết thời hạn tạm giữ, trong trường hợp người dân không đến nhận thì giải quyết theo điểm a, khoản 4, Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính, sửa đổi, bổ sung năm 2020.
Trong điều luật này đã quy định rất rõ, cụ thể. Sau khi được cấp có thẩm quyền ký quyết định tịch thu phương tiện vi phạm, phải trải qua rất nhiều trình tự thì mới ra quyết định để tịch thu phương tiện, và phải có thời gian để xử lý số phương tiện đó được giải quyết theo 5 bộ luật: Luật Quản lý tài sản công, Luật Giá, Luật Giao thông đường bộ, Luật Đấu thầu, Luật Đấu giá và rất nhiều nghị định, Thông tư liên quan.
Từ năm 2022 đến nay, Phòng PC 08 đã xử lý, giải quyết bán đấu giá được 2.446 phương tiện các loại, đề xuất người có thẩm quyền ra quyết định tịch thu 5.153 phương tiện các loại.
Liên quan đến lĩnh vực này thì có một số khó khăn: Việc UBND Thành phố chưa bố trí, xây dựng kho tạm giữ tang vật, phương tiện trong toàn Thành phố.
Về việc này, hiện nay Phòng CSGT cùng với các đơn vị liên quan tham mưu cho Công an Thành phố để ký hợp đồng với các đơn vị có chức năng trông giữ xe và có đủ điều kiện, đặc biệt là phòng cháy, chữa cháy. Công an Thành phố không có địa điểm riêng.
Thứ hai là biểu giá dịch vụ trông giữ xe đạp, xe máy trông giữ phương tiện theo Quyết định 44 của UBND Thành phố thì còn thấp so với thực tế hiện nay, khiến cho rất nhiều cơ sở trông giữ họ không mặn mà với việc này.
PV: Vậy để đảm bảo an toàn, tránh tình trạng quá tải và đặc biệt là trong mùa hè khi mà nguy cơ cháy nổ khá cao, đơn vị đã có hướng giải quyết như thế nào?
Thượng tá Nguyễn Mạnh Tuấn: Về an toàn phòng cháy, chữa cháy, chúng tôi đã lựa chọn các đơn vị trông giữ xe đảm bảo điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy. Các cơ sở này phải bảo đảm bảo điều kiện thì mới được tổ chức hoạt động. Chúng tôi đều ký hợp đồng với các đơn vị đó.
Thứ hai là về trình tự để làm việc, khi phương tiện về thì có những bước để làm sao đó hạn chế tối đa để hạn chế tối đa việc cháy xảy ra, như tháo hết nhiên liệu, xăng dầu, để tránh việc cháy nổ.
PV: Đối với số phương tiện bị tồn đọng, theo đồng chí có nên có cơ chế riêng để có thể tịch thu, thanh lý nhanh hơn so với các phương tiện khác?
Thượng tá Nguyễn Mạnh Tuấn: Tôi nghĩ cần thiết phải cơ chế riêng, vì hiện nay, theo trình tự, thủ tục mà chúng ta làm được việc đấu giá, xong rồi thanh lý được các phương tiện bị tịch thu thì trình tự, thủ tục rất dài, và kéo dài hàng năm, thậm chí vài năm; lúc phương tiện vào, nó còn mới, nếu thanh lý được sớm thì giá rất cao. Nhưng sau khi để một thời gian, phương tiện bị xuống cấp, hầu như phương tiện sau đó bị cũ nát đi rồi, sau đó việc bán thanh lý sẽ kém đi.
Còn về phòng cháy, Công an Thành phố có các phòng chức năng, họ cũng thường xuyên kiểm tra, tập huấn cho người làm công tác phục vụ ở đây, làm công tác trông giữ phương tiện. Các cơ sở trông giữ phương tiện đều có tập huấn về phòng cháy, thì tôi nghĩ công tác phòng cháy cơ bản những biện pháp phòng cháy chúng ta làm có thể làm hết rồi, hy vọng là sẽ không xảy ra điều gì đáng tiếc cả.
PV: Xin cảm ơn ông
Nếu cứ mỗi mùa mưa, nước lại đọng trong vườn, trong nhà mà không thể chảy đi đâu được, rồi nước thải cũng sẽ như vậy, thì dần dần sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đến môi trường sinh sống ở vùng nông thôn của chúng ta.
Với tâm lý xe buýt là phương tiện hành khách công cộng được ưu tiên, nhiều tài xế đã cố tình vi phạm ATGT, ngang nhiên vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, thậm chí chạy trên cả vỉa hè
Sau đợt tăng vọt lên sát mức đỉnh lịch sử, giá cà phê Việt Nam đang đứng trước đà giảm mạnh.
Hồ Hoàn Kiếm từ lâu vốn được ví như “trái tim của thủ đô”, là không gian văn hóa của Hà Nội và là nơi thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Thế nhưng thời gian qua, khu vực này lại liên tục được dùng để làm nơi tổ chức các hội chợ và sự kiện.
Thời gian qua, trên các tuyến cao tốc liên tiếp xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, gây thiệt hại về người và tài sản. Điều này khiến dư luận đặt ra câu hỏi: Tại sao ngày càng có nhiều tuyến đường cao tốc được khánh thành với chất lượng tốt, nhưng tai nạn giao thông lại có xu hướng tăng cao?
Dạo gần đây, trên các phương tiện truyền thông hoặc thậm chí là một vài tác phẩm văn học, chúng ta thường thấy xuất hiện cách hành văn khá “kỳ lạ”, không theo chuẩn thông thường của tiếng Việt. Cách viết này được dùng khá phổ biến, đến mức được cho là chuyện bình thường và mặc nhiên coi lối viết đó là đúng.
Như VOV Giao thông đã đề cập, ùn tắc giao thông đang lấy đi khoảng 3% tổng thu nhập của các đô thị hàng đầu nước ta, gây thiệt hại hàng tỉ USD mỗi năm, gây tổn thất và lãng phí xã hội khổng lồ.