Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Nhật Ký Đô Thị

Vì sao chỉ được bán biển số trúng đấu giá khi gắn kèm với xe ô tô?

Quách Đồng: Thứ sáu 21/07/2023, 06:11 (GMT+7)

Cục CSGT vừa công bố hơn 153.000 biển số đẹp, dự kiến đấu giá lần đầu vào giữa tháng 8. Đáng chú ý, theo quy định, người trúng đấu giá sẽ được gắn biển số theo xe của mình, được giữ lại biển số khi bán xe và chỉ được chuyển nhượng biển trúng đấu giá khi gắn với một xe ô tô cụ thể.

Vì sao Bộ Công an đề xuất quy định này? Người được chuyển nhượng có được phép chuyển nhượng biển số đã trúng đấu giá, hay Nhà nước sẽ thu hồi?

PV VOV Giao thông đối thoại với đại tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng Phòng Tuyên truyền, điều tra giải quyết TNGT, Cục CSGT (Bộ Công an) xung quanh nội dung này.

PV: Thưa ông, với người mua xe mới có biển số trúng đấu giá, khi chuyển nhượng kèm theo chiếc xe thì người được chuyển nhượng có biển trúng đấu giá có được sử dụng theo mã định danh của mình hay không?

Đại tá Nguyễn Quang Nhật: Vấn đề này đã được quy định trong Nghị quyết 73 của Quốc hội, quy định về thí điểm đấu giá biển số xe ô tô. Ở đây quyền của người trúng đấu giá là được lắp biển trúng đấu giá gắn với xe ô tô thuộc sở hữu của mình; rồi được giữ lại biển số xe ô tô trúng đấu giá để thay đổi vào chiếc xe ô tô khác.

Đương nhiên cái biển đấy cũng được định danh theo chủ xe, có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Và không được chuyển nhượng, tặng, cho để thừa kế biển số xe ô tô trúng đấu giá, trừ trường hợp chuyển nhượng ô tô có gắn kèm biển trúng đấu giá.

Vấn đề này cũng đã được cụ thể hóa trong Thông tư số 24 của Bộ Công an quy định về cấp, thu hồi đăng ký biển số xe cơ giới, sẽ có hiệu lực từ ngày 15/8/2023, cũng có quy định về trường hợp được chuyển nhượng xe ô to kèm theo biển trúng đấu giá.

Người được chuyển nhượng xe ô tô kèm theo biển trúng đấu giá này thì thực hiện thủ tục về đăng ký xe theo quy định với biển số đó, gắn với chiếc xe ô tô đó thì sẽ là định danh của người được chuyển nhượng.

 

bien-so-dinh-danh-1000

PV: Người mua xe kèm biển trúng đấu giá đó chỉ được bán xe mà không được bán biển. Lý do của quy định này là gì?

Đại tá Nguyễn Quang Nhật: Khi biển số đã được định danh cho một cá nhân hoặc tổ chức thì phải thực hiện hoàn toàn theo quy định về biển số định danh đã được quy định trong Thông tư số 24 của Bộ Công an quy định về cấp, thu hồi đăng ký biển số xe cơ giới.

Đó là khi chuyển quyền, tạm gọi là vấn đề sang tên đổi chủ thì người đó phải giữ lại cái đăng ký cũng như biển số định danh và chỉ được chuyển nhượng xe ô tô thôi, còn lại biển số định danh này sẽ được lắp vào một xe khác do người đó là chủ xe. Hoặc sẽ được cơ quan đăng ký xe giữ lại trong vòng 5 năm, khi hết 5 năm mà người chủ xe không sử dụng biển số thì biển số định danh này sẽ đưa lại về kho số.

Trước đây chúng ta thường nói biển theo xe, bây giờ với biển định danh thì biển theo người. Tương đương như thế, với biển trúng đấu giá mà được chuyển nhượng kèm theo ô tô, thì người được chuyển nhượng làm các thủ tục, và biển số đó sẽ được định danh vào người được chuyển nhượng. Khi đó thực hiện hoàn toàn theo quy định về biển số định danh.

PV: Vậy chủ xe thứ 2 kèm biến trúng đấu giá có được bán xe kèm biển trúng đấu giá cho người thứ 3 nữa hay không?

Đại tá Nguyễn Quang Nhật: Người được chuyển nhượng xe ô tô kèm biển số trúng đấu giá, thì cái biển ấy sẽ là định danh vào cá nhân của người đó.

Và phải thực hiện toàn bộ quy định về sang tên đổi chủ đối với biển số định danh, là khi mua bán, cho tặng, chủ xe phải giữ lại chứng nhận đăng ký xe, biển số xe, và nộp cho cơ quan đăng ký xe chứng nhận đằn ký xe, biển số xe để làm thủ tục thu hồi; bởi vì chủ xe lúc này không phải là người trúng đấu giá.

PV: Xin cảm ơn ông.

Ý kiến của bạn
Thông xe 1 phần đường song hành cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Thông xe 1 phần đường song hành cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Việc đưa vào thông xe 1 phần đường song hành cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây sẽ giảm tải cho nút giao An Phú, kéo giảm ùn tắc giao thông cho đường dẫn cao tốc, đường Nguyễn Thị Định đường Đỗ Xuân Hợp, hay Vành Đai 2.

Điều gì xảy ra nếu không hợp pháp hóa “chung cư mini”?

Điều gì xảy ra nếu không hợp pháp hóa “chung cư mini”?

Vụ cháy “chung cư mini” xảy ra tại Khương Đình (Thanh Xuân, Hà Nội) đặt ra câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu không hợp pháp hóa chung cư mini? Người mua hoặc thuê các căn hộ trong đó sẽ đối mặt những rủi ro nào? Trật tự an toàn xã hội sẽ phát sinh những vấn đề gì?

Dân 'chung cư mini' nóng ruột chờ hướng dẫn

Dân "chung cư mini" nóng ruột chờ hướng dẫn

Sau vụ cháy kinh hoàng tại chung cư mini trên phố Khương Hạ (Thanh Xuân (Hà Nội) nhiều người đổ xô đi mua vật dụng thoát hiểm, thiết bị phòng cháy chữa cháy. Thậm chí, nhiều người còn phá “chuồng cọp”, mở rộng ban công, tạo lối thoát nạn thứ hai, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ trong quá trình thực hiện.

Than trời vì đường ngập 'ổ gà'

Than trời vì đường ngập "ổ gà"

Những con đường xuống cấp, ngập ‘ổ gà, ổ trâu’ vốn thường chỉ xuất hiện ở những khu vực có hạ tầng giao thông kém phát triển, ít được đầu tư. Nhưng bất ngờ là ngay tại nước Anh, một quốc gia giàu có ở châu Âu, vấn nạn ‘ổ gà’ cũng đang là tình trạng đáng báo động.

“Tư nhân hóa” kỳ vọng thay đổi ngành đường sắt Mỹ

“Tư nhân hóa” kỳ vọng thay đổi ngành đường sắt Mỹ

Là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới, nhưng ngành đường sắt Mỹ tụt hậu khá xa so với Trung Quốc, Nhật Bản hay châu Âu. Tuy nhiên, dù muộn còn hơn không, nhiều chính sách thúc đẩy hạ tầng đang được nhà chức trách Mỹ đưa ra, trong đó có việc tư nhân tham gia phát triển đường sắt.

Có quy hoạch nhưng cải tạo chung cư cũ vẫn “tắc”

Có quy hoạch nhưng cải tạo chung cư cũ vẫn “tắc”

Trên địa bàn Hà Nội có trên 40 nhà tập thể, chung cư cũ ở mức nguy hiểm, cực kỳ nguy hiểm, cùng với đó là hàng trăm khu nhà đã xuống cấp. Mặc dù đã có chủ trương đầu tư, thậm chí có quy hoạch chi tiết nhưng để thực hiện cải tạo, xây mới những tòa nhà này là không đơn giản.

Phối hợp thế nào để chống ùn tắc cổng trường?

Phối hợp thế nào để chống ùn tắc cổng trường?

Bước vào năm học mới, vấn đề an toàn cho học sinh tại khu vực cổng trường được quan tâm. Hiện nay, chính quyền địa phương và ngành giao thông đã có sự phối hợp như thế nào để phòng chống ùn tắc giao thông khu vực cổng trường và đảm bảo an toàn cho học sinh trên địa bàn Hà Nội?