Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thời Sự

Vận động tăng, ni, phật tử tham gia bảo đảm trật tự ATGT

PV: Thứ sáu 12/05/2023, 20:17 (GMT+7)

Ngày 12/5, Bộ Công an tham dự lễ ký kết giữa Cục CSGT và Giáo hội Phật giáo (GHPG) Việt Nam về Kế hoạch phối hợp “Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, vận động tăng, ni, phật tử tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) giai đoạn 2023 – 2026”.

Thiếu tướng Nguyễn Văn Long – Thứ trưởng Bộ Công an

Thiếu tướng Nguyễn Văn Long – Thứ trưởng Bộ Công an

Phát biểu tại buổi làm việc, Thiếu tướng Nguyễn Văn Long – Thứ trưởng Bộ Công an cho biết, lịch sử Việt Nam luôn ghi nhận những đóng góp to lớn của đạo Phật đối với dân tộc; các giáo lý của đạo Phật dễ đi vào lòng người, phù hợp với phong tục, tập quán của người Việt Nam.

Giáo hội Phật giáo các cấp và giới tăng, ni, phật tử tích cực tam gia công tác xã hội, thiết thực góp phần chia sẻ với chính quyền, cộng đồng, được dư luận ghi nhận, đánh giá cao.

Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo thường xuyên, quyết liệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sự tham gia vào cuộc tích cực của hệ thống chính trị, các ngành, các cấp, các tổ chức tôn giáo và sự ủng hộ của nhân dân, công tác bảo đảm TTATGT đã có nhiều chuyển biến tích cực, TNGT giảm hàng năm.

“Tuy nhiên, tình hình TTATGT vẫn còn diễn biến phức tạp, trung bình mỗi năm xảy ra gần 20 nghìn vụ TNGT làm chết 7.000 người, bị thương 16 nghìn người, trong đó khoảng 70% người bị chết, người bị thương trong độ tuổi lao động, để lại hệ luỵ rất nặng nề cho xã hội, nhiều bố mẹ mất con, con mất cha, mẹ, vợ mất chồng và hàng nghìn người phải vướng vào lao lý do gây ra TNGT” – Thiếu tướng Nguyễn Văn Long chia sẻ.

Trước đòi hỏi cấp bách của tình hình giao thông, ngày 19/4 vừa qua, Bộ Công an đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Chỉ thị số 10 về tăng cường công tác đảm bảo TTATGT đường bộ trong tình hình mới với mục tiêu thiết lập trật tự kỷ cương trong chấp hành pháp luật về giao thông; xây dựng ý thức tự giác, ứng xử văn minh chuẩn mực của người dân khi tham gia giao thông, từng bước hình thành rõ nét văn hoá giao thông trong nhân dân, trọng tâm là bảo đảm an ninh, an toàn, tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người dân.

“Tư tưởng chủ đạo của đạo Phật là dạy con người hướng thiện, trừ ác, xây dựng cuộc sống tốt đẹp, yên vui; lời Đức Phật dạy “Cứu một mạng phúc đẳng hà sa" với mong muốn kêu gọi sự ủng hộ và tham gia của 15 triệu tăng, ni, phật tử cả nước trong công tác đảm bảo TTATGT, giảm những hậu quả của TNGT gây chết chóc, thương tật, gây nên những đau khổ cho người dân.

Bộ Công an đã chỉ đạo Cục CSGT phối hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam xây dựng kế hoạch phối hợp tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động, tăng, ni, phật tử tham gia bảo đảm TTATGT giai đoạn 2023 – 2026. Việc vận động tăng, ni, phật tử tham gia bảo đảm TTATGT là hoàn toàn phù hợp với triết lý của Phật giáo” – Thiếu tướng Nguyễn Văn Long nhấn mạnh.

Đồng thời bày tỏ mong muốn, với hơn 20.000 cơ sở thừa tự, hơn 50.000 tăng, ni tham gia tuyên truyền cho các phật tử về đảm bảo ATGT thì sẽ mang lại hiệu quả rất lớn, nhằm giúp giảm tai nạn, bảo vệ cuộc sống bình yên cho người dân.  

Hoà thượng Thích Thanh Nhiễu - Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng trị sự GHPG Việt Nam

Hoà thượng Thích Thanh Nhiễu - Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng trị sự GHPG Việt Nam

Đồng tình quan điểm, Hoà thượng Thích Thanh Nhiễu - Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng trị sự GHPG Việt Nam cho biết, mặc dù TNGT thời gian vừa qua giảm xuống nhưng vẫn còn xảy ra nhiều, hầu hết những người bị TNGT đều đang là trụ cột gia đình.

“Làm thế nào để giảm bớt TNGT không chỉ là trách nhiệm của Bộ Công an mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó có Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đức Phật có nhiều điều răn trong đó có cấm uống rượu vì uống rượu không chỉ gây TNGT mà còn xảy ra đánh cãi nhau và nhiều vấn đề phức tạp khác” – Hoà Thượng Thích Thanh Nhiễu cho biết và khẳng định, GHPG sẽ cùng Cục CSGT tuyên truyền chấp hành pháp luật về ATGT  cho tăng, ni, phật tử cả nước, nỗ lực để cuộc sống ngày càng bình yên, hạnh phúc.

“Ngoài tuyên truyền thường xuyên, GHPG có nhiều thời điểm cao điểm để tuyên truyền như: trong các dịp lễ hội đầu năm, lễ cầu an, lễ Phật Đản, lễ Vu Lan, đặc biệt là mùa hè, các học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên tham gia khoá tu tại các cơ sở thờ tự. Đây là dịp rất tốt để tuyên truyền để các cháu sống, làm việc theo pháp luật” – Hoà thượng Thích Thanh Nhiễu nhấn mạnh.

Lễ ký kết giữa Cục CSGT và Giáo hội Phật giáo (GHPG) Việt Nam

Lễ ký kết giữa Cục CSGT và Giáo hội Phật giáo (GHPG) Việt Nam

Tại buổi lễ, Thiếu tướng Nguyễn Văn Trung Cục trưởng Cục CSGT và Thượng toạ Thích Đức Thiện - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự GHPG Việt Nam đã ký Kế hoạch phối hợp “Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, vận động tăng, ni, phật tử tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) giai đoạn 2023 – 2026” với nhiều nội dung.

Trong đó, phối hợp tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về TTATGT bằng những thông điệp bảo đảm ATGT, kỹ năng tham gia giao thông an toàn, bảo đảm toàn vẹn tính mạng con người theo giáo lý đạo Phật đến tăng, ni, phật tử trong cả nước;

Phối hợp khắc phục những bất cập về tình hình TTATGT tại các cơ sở thờ tự Phật giáo, triển khai các biện pháp bảo đảm TTATGT khu vực cổng các cơ sở thờ tự Phật giáo; triển khai xây dựng các mô hình “Tăng, ni, phật tử tham gia giao thông văn hóa - an toàn”.

Trọng tâm là nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật về TTATGT, ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông, xây dựng văn hóa giao thông văn minh, an toàn trong cộng đồng Phật giáo; phối hợp tổ chức tập huấn cho tăng, ni trong cả nước làm công tác tuyên truyền, thuyết pháp;

Triển khai giảng dạy cho các phật tử, kết hợp trong các khóa tu truyền giảng Phật giáo trong năm, gắn các nội dung về ATGT trong các bài thuyết giảng Phật pháp; như văn hóa người phật tử tuân thủ nghiêm pháp luật, chấp hành tốt luật giao thông, không vi phạm ngũ giới của người phật tử khi truyền đạt thông điệp không uống rượu bia; thái độ ứng xử từ bi, chia sẻ, yêu thương khi răn dạy văn hóa ứng xử trong trường hợp va chạm giao thông…

PV/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Tổ chức lại giao thông đường Minh Khai, gỡ “nút thắt cổ chai”

Tổ chức lại giao thông đường Minh Khai, gỡ “nút thắt cổ chai”

Đã 1 tuần kể từ khi nút giao phố Minh Khai - Ngõ 349 Minh Khai - Lối vào Bệnh viện Vinmec Times City (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) được tổ chức lại giao thông. Hiện tượng ùn ứ, ách tắc, đặc biệt theo hướng từ cầu Vĩnh Tuy hướng vào trung tâm thành phố đã có sự chuyển biến khá tích cực.

Chạy nước rút hoàn thành Dự án hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ

Chạy nước rút hoàn thành Dự án hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ

Dự án hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ thuộc địa bàn quận 7 (TP.HCM) là một trong những dự án được lãnh đạo Thành phố quan tâm, chỉ đạo sát sao để hoàn thành, đưa vào thông xe nhánh hầm còn lại trong năm nay.

Cho thuê vỉa hè và mở rộng trông xe dưới lòng đường: Hà Nội đang hướng tới điều gì?

Cho thuê vỉa hè và mở rộng trông xe dưới lòng đường: Hà Nội đang hướng tới điều gì?

Hà Nội đang thực sự hướng tới điều gì; có mâu thuẫn gì giữa cách làm hiện tại với mục tiêu hạn chế phương tiện cá nhân, hạn chế ùn tắc đặt ra lâu nay?

Metro số 1 chạy thêm tàu đêm đến 23h, ga Bến Thành vẫn đông vào buổi sáng

Metro số 1 chạy thêm tàu đêm đến 23h, ga Bến Thành vẫn đông vào buổi sáng

Trước nhu cầu tăng cao của hành khách dịp Giáng sinh, Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 (HURC1) cho biết, công ty đã kéo dài thời gian chạy tàu hoạt động đến 23h (thêm 1 tiếng so với trước đó). Hơn 90 nghìn lượt khách sử dụng tàu Metro số 1 trong ngày 24/12 với bình quân 411 hành khách/đoàn tàu.

TP.HCM: Cháy quán bar ở trung tâm Quận 1

TP.HCM: Cháy quán bar ở trung tâm Quận 1

Lửa kèm khói bốc lên từ 1 quán bar trên đường Lý Tự Trọng cách chợ Bến Thành không xa…

Làm luật để “hoãn”

Làm luật để “hoãn”

Khi một quy định được ban hành nhưng không thể thực thi, chúng ta đều biết hậu quả sẽ là sự khinh nhờn luật lệ. Vì thế, việc đưa ra nhiều quy định pháp luật mà không tính toán được khả năng thực thi, chính là cách để làm giảm sự tôn nghiêm của pháp luật.

Đập lúa lấy rơm ngày ấy - bây giờ

Đập lúa lấy rơm ngày ấy - bây giờ

Khi nắng phương Nam rọi ấm các cánh đồng Đông Xuân sớm cũng là lúc mùa gặt chớm đến trên đồng. Hình ảnh mái nhà tranh nép mình bên ụ rơm vàng hực, tụi trẻ chơi trò ú tim dưới gốc rơm mềm đã trở thành biểu tượng của một đồng quê yên ả, thanh bình.