Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Ứng phó mưa lũ, đừng để bị động

Thanh Phê: Thứ hai 30/09/2024, 15:03 (GMT+7)

Nước lũ đầu nguồn các tỉnh ĐBSCL đang lên nhanh kết hợp với triều cường, mưa nhiều, dự báo sẽ gây ngập sâu ở các vùng trũng thấp, ven sông, khu đô thị. Công tác ứng phó tại các địa phương cần được khẩn trương thực hiện với mọi tình huống, không để bị động, gây ảnh hưởng đời sống, sản xuất của người dân.

Cơn mưa kéo dài hàng tiếng đồng hồ chiều ngày 16/9 mới đây đã trút một lượng nước rất lớn lên thành phố Phú Quốc khiến nhiều tuyến đường ngập sâu, giao thông bị chia cắt, làm đảo lộn cuộc sống của người dân phố đảo.

Ông Trần Minh Khoa, Chủ tịch UBND TP Phú Quốc, cho biết: sau khi mưa lớn kéo dài gây ngập úng một số nơi ở thị trấn Dương Đông, xã Cửa Dương, Dương Tơ và Hàm Ninh, có nơi ngập khoảng 1m, thành phố đã cử lực lượng nhanh chóng đến những khu vực bị ngập sâu để giúp người dân vận chuyển tài sản, sơ tán người dân đến nơi an toàn, không để xảy ra thiệt hại. Chỉ một ngày sau Phú Quốc ngập, một số nơi trên đảo An Sơn, huyện Kiên Hải (Kiên Giang) cũng bị ngập cục bộ.

Theo báo cáo nhanh của Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Kiên Giang, do thời tiết xấu, mưa lớn kèm dông, gió mạnh kéo dài nên các đoạn đường xung quanh xã đảo An Sơn bị sạt lở nhiều điểm lớn và nhỏ. Thống kê cho thấy, có khoảng 6 điểm sạt lở lớn và hơn 20 điểm sạt lở nhỏ, tập trung chủ yếu tại ấp An Cư và Bãi Ngự.

Trong khi bà con Phú Quốc, Kiên Hải đang phải vật lộn với mưa giông, ngập nghẹt giữa bốn bề là nước thì người dân các tỉnh đầu nguồn như Đồng Tháp, An Giang vừa mừng, vừa lo khi con nước đổ về, kết hợp triều cường dâng cao.

Ông Võ Tấn Bảo, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Tịnh Thới ở tỉnh Đồng Tháp cho biết hiện nước đang lên. Theo ông, con nước năm nay cao hơn vài tấc so với cùng kỳ năm ngoái. Dù hiện tại, địa phương đã có hệ thống đê bao khép kín, tuy nhiên, không vì thế mà ông và những nhà vườn ở đây chủ quan, thay vào đó mọi người thường xuyên kiểm tra cống bọng, nước trong mương vườn để kịp thời có giải pháp ứng phó khi triều cường cao.

Ông Võ Tấn Bảo cho biết thêm: Nước lên nhiều rồi, cao hơn 3-4 tấc, cỡ này ngập đang xuống cống mà. Ở bên đây thì nó khoẻ, vùng Tịnh Thới người ta có cống với đường có đê bao nên nước không có vô, hạn chế được còn mấy chỗ khác người ta không có thì nước ngập.

Dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Đồng Tháp cho thấy, năm nay, đỉnh lũ cao nhất tại khu vực đầu nguồn của tỉnh có khả năng xuất hiện vào giữa tháng 10, đạt mức báo động cấp 1, đỉnh lũ tại trạm Hồng Ngự ở mức 3,5m. Đỉnh lũ cao nhất tại khu vực nội đồng Tháp Mười có khả năng xuất hiện vào nửa cuối tháng 10 và ở mức báo động cấp 2 đến cấp 3, mực nước cao nhất năm tại Trường Xuân ở mức 2,3m. Còn đỉnh triều cao nhất tại khu vực phía Nam của tỉnh có khả năng xuất hiện vào giữa tháng 10 và giữa tháng 11/2024 (vào kỳ triều cường giữa tháng Chín và tháng 10 âm lịch), ở mức cao hơn báo động cấp 3 khoảng từ 0,1-0,2m, mực nước cao nhất năm tại Cao Lãnh là 2,45-2,55m.

 Còn tại Hậu Giang do mưa, kết hợp với triều cường nên mực nước trên các sông, kênh, rạch lên nhanh. Ngoài ra, với tốc độ dòng chảy mạnh nên khả năng sạt, lở bờ sông, kênh, rạch với quy mô vừa và nhỏ ở mức độ cao, diễn biến rất phức tạp. Ông Trần Văn Tuấn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, cho biết, do là địa phương có địa hình trũng thấp nên việc chủ động ứng phó luôn cần được quan tâm thường xuyên: Năm nay, mặc dù mùa mưa đến muộn.

Tuy nhiên, hiện nay, những tháng cuối năm có những trận mưa rất lớn làm cho mực nước sông dâng lên rất cao. Trên cơ sở đó, ngành nông nghiệp cũng đã tham mưu với huyện ủy, UBND huyện ban hành các văn bản gửi Ban chỉ huy phòng, chống lụt bão các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động bà con nông dân gia cố các bờ bao, cống bọng, đắp các đập cá nhân. Nạo vét các tuyến kinh, nâng cấp các tuyến đê bao phục vụ bà con sản xuất nông nghiệp trong mùa lũ.

Trong khi đó, tại Cần Thơ, ngành chuyên môn đã và đang tăng cường kiểm tra, vận hành các van ngăn triều để hạn chế tối đa nước từ sông Hậu theo các đường cống chảy ngược vào; kiểm tra các nắp hố ga trên các tuyến đường, vỉa hè tránh hố sâu nguy hiểm, đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân.

Ông Trần Thái Nghiêm, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT TP. Cần Thơ cho biết, qua những dự báo của các cơ quan chức năng ngành nông nghiệp Cần Thơ khuyến cáo người dân chủ động gia cố bờ bao, vệ sinh hệ thống thủy lợi nội đồng, phương tiện bơm nước, kịp thời ứng phó với thời tiết cực đoan: Với cái dự báo như thế chúng tôi nhận thấy nguy cơ trùng với các kỳ triều cường, đặc biệt theo dự báo mùa mưa bão ở ĐBSCL nói chung ở thành phố Cần Thơ sẽ tập trung từ tháng 9 đến tháng 10. Do đó với các dự báo này cho thấy nguy cơ đợt thu hoạch lúa Thu Đông trong năm 2024, thì bà con trong địa bàn cũng sẽ chịu ảnh hưởng nhiều do điều kiện mưa và kết hợp lũ, triều cường. Đây là điều kiện hết sức bất lợi.

Hiện hơn 68.000 hecta lúa Thu Đông ở TP. Cần Thơ đang bước vào giai đoạn chín, một số diện tích xuống sớm đã bắt đầu thu hoạch. Trước những dự báo của ngành chức năng người dân cần chủ động trong công tác phòng, chống triều cường, mưa, lũ để đảm bảo sản xuất an toàn vườn cây ăn trái, lúa, rau màu.

Ông Trần Thái Nghiêm thông tin thêm: Hiện nay chúng tôi cũng có chỉ đạo và phối hợp với các địa phương rà soát hệ thống đê bao, kiểm tra hệ thống cống để đảm bảo kịp thời vận hành trong điều kiện lũ xuất hiện, kết hợp với các kỳ triều cường. Đồng thời, ngành nông nghiệp cũng thường xuyên theo dõi các bản tin dự báo để kịp thời thông tin đến các địa phương, đến bà con để có các giải pháp thực hiện phòng tránh.

Theo nhận định từ cơ quan chức năng tổng lượng mưa tháng 9-10-11/2024 ở khu vực Nam bộ phổ biến cao hơn trung bình nhiều năm. Trong đó, tháng 9 và 10 tới tổng lượng mưa phổ biến xấp xỉ và cao hơn so với trung bình nhiều năm và cùng thời kỳ khoảng 10 - 30 mm.

Từ nhận định của cơ quan chuyên môn, từ tháng 9 đến 11 năm nay mực nước cao nhất trên sông Hậu và các kênh rạch trên địa bàn Cần Thơ ảnh hưởng bởi thủy triều kết hợp với lũ trên thượng nguồn đổ về. Mực nước đỉnh triều cao nhất ngày trong các đợt triều cường ở mức xấp xỉ báo động III và cao hơn báo động III từ 20 – 30cm.

Mùa nước nổi ở ĐBSCL năm nay cao hơn năm ngoái - Thanh Phê Mekong FM

Mùa nước nổi ở ĐBSCL năm nay cao hơn năm ngoái - Thanh Phê Mekong FM

ĐBSCL đang bước vào mùa triều cường lớn trong năm, kết hợp với lũ đầu nguồn, mưa nhiều gây ra tình trạng sạt lở, vỡ bờ bao tại các khu vực ven sông. Trong khi đó, khu vực đô thị ngập sâu, gây xáo trộn cuộc sống người dân. Dù đã được dự báo trước và kinh nghiệm ứng phó từ những mùa nước trước, thế nhưng nhiều nơi, việc chủ động thích ứng vẫn còn hạn chế. Theo các chuyên gia, một lượng nước tương đối lớn đang di chuyển về ĐBSCL.

Khi khối nước này về đến ĐBSCL trong khoảng 1 tuần tới, khoảng đầu tháng 10 dương lịch, có thể trùng vào đợt nước lên 30-8 âm lịch. Khi đó nước sông Mekong từ trên đổ về và nước thủy triều từ hướng biển lên sẽ gặp nhau ở vùng giữa ĐBSCL, gây ngập cho dãy đô thị phía đông từ quốc lộ 1 ra biển gồm: Mỹ Tho, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Ngã Bảy.

Diễn biến thời tiết ngày càng biến đổi bất thường, dự báo từ nay đến cuối năm trạng thái La Nina sẽ chiếm ưu thế đặc biệt trong tháng 10 và tháng 11. Theo đó, nguy cơ cao tiếp tục xảy ra các trận bão/áp thấp nhiệt đới mạnh gây mưa lớn trên lưu vực sông Mê Công và vùng ĐBSCL trong 2 tháng cuối mùa lũ. Các địa phương phải theo dõi chặt chẽ các thông tin dự báo từ các cơ dự báo Khí tượng Thủy văn… để kịp thời xây dựng kế hoạch ứng phó phù hợp

 Các địa phương có nguy cơ xảy ra ngập úng do triều cường kết hợp mưa lũ vào đợt triều cường cần lưu ý rà soát các tuyến bờ bao xung yếu, các tuyến mới đắp và xây dựng các giải pháp ứng phó kịp thời. Đối với các tiểu vùng thủy lợi có cao trình bờ đê bao thấp như trên địa bàn tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang và Kiên Giang, cần theo dõi chặt chẽ dự báo mưa và diễn biến thủy triều để có phương án vận hành tiêu thoát nước kịp thời và chuẩn bị các phương án bơm tiêu nước khi xảy ra ngập úng.

Ngoài tăng cường các giải pháp thích ứng, tăng cường trữ nước cũng là biện pháp cần thiết. Thay vì lo lắng, loay hoay với bài toán chống ngập thì đã đến lúc cần nghĩ đến việc sản xuất thuận thiên, bởi sau bao nhiêu năm khát lũ thì năm nay, nước lên cao sẽ mang theo phù sa và nguồn lợi thủy sản dồi dào tạo sinh kế cho người dân. Bên cạnh đó, người dân cần theo dõi thông tin dự báo để có những giải pháp ứng phó kịp thời, tránh những thiệt hại không đáng có. 

Thanh Phê/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Tại ả hay tại anh?

Tại ả hay tại anh?

Tai nạn giao thông đã và đang là khái niệm quen thuộc với nhiều người Việt. Quen thuộc bởi tính lặp đi lặp lại trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các nền tảng mạng xã hội và vì dễ dàng bắt gặp ở bất kỳ lúc nào, bất kỳ nơi đâu.

Quận 10 (TP.HCM): Diễn tập và thử nghiệm xe chữa cháy mini và bình chữa cháy dạng ném

Quận 10 (TP.HCM): Diễn tập và thử nghiệm xe chữa cháy mini và bình chữa cháy dạng ném

Sáng ngày 10/12, Công an Quận 10 (TP.HCM) phối hợp cùng UBND Quận 10, Công ty Lộc Điền và Công ty An Thịnh Land đã tổ chức buổi diễn tập phương án phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH).

Cao tốc Vũng Áng - Bùng - Vạn Ninh vượt “chông gai” về đích trước 6 tháng

Cao tốc Vũng Áng - Bùng - Vạn Ninh vượt “chông gai” về đích trước 6 tháng

Hiện đang là cao điểm mùa mưa ở khu vực miền Trung, để đối phó với hình thái thời tiết cực đoan này, nhiều tháng qua, các nhà thầu thi công cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2 đã huy động tối đa nhân lực và thiết bị vượt nắng thi công 3 ca 4 kíp để đưa các dự án về đích vượt tiến độ.

Thu ngân sách 11 tháng năm 2024 do cơ quan Thuế quản lý đạt 116% so với cùng kỳ

Thu ngân sách 11 tháng năm 2024 do cơ quan Thuế quản lý đạt 116% so với cùng kỳ

Thông tin từ Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) cho biết, tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) tháng 11-2024 do cơ quan Thuế quản lý ước đạt 114.800 tỷ đồng, đạt 7,7% dự toán, bằng 89,9% so với cùng kỳ năm 2023.

Một dòng nghị quyết

Một dòng nghị quyết

Với sự lên tiếng rất mạnh mẽ, bền bỉ của người dân, các chuyên gia y tế, những nhà làm chính sách, cuối cùng Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nón

Nhiều băn khoăn trong việc Hà Nội cho thuê vỉa hè

Nhiều băn khoăn trong việc Hà Nội cho thuê vỉa hè

Trong tình hình nhiều quận nội thành hiện nay còn đang diễn ra tình trạng lấn chiếm vỉa hè, việc TP.Hà Nội tiến hành khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè ở 123 tuyến phố để phục vụ kinh doanh, phát triển kinh tế đô thị giúp tạo kế sinh nhai cho người dân là điều được người dân mong chờ và ủng hộ.

Các ngân hàng chạy đua xác thực sinh trắc học

Các ngân hàng chạy đua xác thực sinh trắc học

Các ngân hàng thương mại, ví điện tử và công ty chứng khoán liên tục gửi thông báo nhắc nhở khách hàng nhanh chóng thực hiện xác thực sinh trắc học khi mốc thời gian 1/1/2025 đang đến gần. Nhiều ngân hàng còn mở cửa các điểm giao dịch ngoài giờ hành chính để hỗ trợ khách hàng nhanh chóng.