Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Tài chính - Thị trường

Tương lai nhìn từ thống kê 68% học sinh chi tiêu không có kế hoạch

Như Ngọc - Thùy Dương: Thứ bảy 31/05/2025, 09:59 (GMT+7)

50.000… 100.000… thậm chí là 300.000 đồng mỗi tuần – đó là số tiền tiêu vặt mà nhiều học sinh hiện nay được cha mẹ cho.

Những con số tưởng như nhỏ bé ấy, nhưng nếu nhìn kỹ, chúng đang phản ánh một thực tế đáng suy ngẫm về cách học sinh Việt Nam đang được “huấn luyện” – hay đúng hơn là “không được huấn luyện” – trong việc quản lý tài chính cá nhân.

Theo khảo sát mới nhất của Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Quốc tế, có tới 86% học sinh được cha mẹ cho tiền tiêu vặt thường xuyên, với mức thấp nhất khoảng 50.000 đồng, cao nhất lên đến 300.000 đồng mỗi tuần. Những đồng tiền ấy thường được các em dùng để chi tiêu cho nhu cầu cá nhân: ăn uống, gặp gỡ bạn bè, mua quần áo, truyện tranh, đồ chơi – và không ít lần là tiêu theo cảm hứng.

Và đây là con số đáng chú ý: 68% học sinh chi tiêu không có kế hoạch. Như trường hợp của cậu bé này, số tiền tiêu vặt chủ yếu để mua quà vặt, không theo bất kì kế hoạch gì

Em Thế Thành – học sinh lớp 8 tại Hà Nội – chia sẻ: “Tiền chủ yếu con mua nước, mùa đồ ăn lúc đi học thêm thôi, mua vé tàu điện nữa. Con cũng không có kế hoạch rõ ràng”.

Còn em Nguyễn Đạt cũng chia sẻ: “Lúc nào còn cần thì con hỏi mẹ thôi. Số tiền nhỏ lẻ nên con cũng không có kế hoạch gì. Với cả trong ngắn hạn cần gì kế hoạch ạ”.

Học sinh chi tiêu tiền tiêu vặt hàng ngày, thiếu kế hoạch tài chính cá nhân (Ảnh minh họa: ChatGPT)

Học sinh chi tiêu tiền tiêu vặt hàng ngày, thiếu kế hoạch tài chính cá nhân (Ảnh minh họa: ChatGPT)

Câu chuyện của Thành với Đạt không phải cá biệt. Và cũng chính vì thói quen chi tiêu thiếu kế hoạch này mà có tới 77% học sinh, sinh viên thừa nhận gặp khó khăn khi có các khoản chi đột xuất. Đáng lo ngại hơn, 8% trong số đó không biết làm thế nào để có tiền trong những tình huống như vậy.

Câu hỏi đặt ra: Nếu không được “huấn luyện” ngay từ nhỏ, thì tương lai của những đứa trẻ ấy sẽ ra sao? Một thế hệ lớn lên với tư duy chi tiêu theo cảm xúc, thiếu kiến thức về tài chính cá nhân – không chỉ ảnh hưởng đến bản thân mỗi cá nhân mà còn tạo ra một xã hội với tỷ lệ cao người trẻ rơi vào vòng xoáy nợ nần, tiêu dùng vượt thu nhập và không có khả năng ứng phó với khủng hoảng tài chính. Vậy giải pháp là gì?

Thứ nhất, cần đưa kiến thức quản lý tài chính cá nhân vào nhà trường, bắt đầu từ bậc trung học cơ sở. Những bài học đơn giản như cách lập kế hoạch chi tiêu, ghi chép thu – chi, hiểu khái niệm “tiết kiệm” và “ưu tiên chi tiêu” có thể thay đổi tư duy tài chính của trẻ một cách căn bản.

Thứ hai, phụ huynh cần trở thành “huấn luyện viên tài chính” cho con cái ngay từ nhỏ. Hãy bắt đầu bằng những việc đơn giản: cùng con lên danh sách mua sắm, trao đổi về giá trị đồng tiền qua những việc làm thực tế, và đặc biệt – tôn trọng các quyết định chi tiêu của con trong khuôn khổ an toàn.

Thiếu kỹ năng quản lý tiền bạc từ nhỏ dễ khiến giới trẻ rơi vào áp lực tài chính khi trưởng thành

Thiếu kỹ năng quản lý tiền bạc từ nhỏ dễ khiến giới trẻ rơi vào áp lực tài chính khi trưởng thành

Chuyên gia tài chính cá nhân Nguyễn Thanh Minh nhận định về hậu quả của thói quen chi tiêu không có kế hoạch từ lúc còn trẻ:

“Về mặt tương lai gần thì họ sẽ trở thành những người nghiện và chúng ta đang thấy một cái xu hướng là các bạn trẻ nhất là các bạn độ tuổi gen Z là những bạn độ tuổi sinh năm 96, 97, 2000 đổi đi thì thường họ có xu hướng chỉ cần làm một cái công việc có mức thu nhập vừa phải, không cần quá cao, cũng không cần thiết phải cầu tiến".

Tương lai không chỉ bắt đầu từ những ước mơ, mà còn bắt đầu từ cách mỗi đứa trẻ học cách sử dụng những đồng tiền đầu tiên. Giáo dục tài chính không phải là một đặc quyền – đó là một nhu cầu thiết yếu cho một thế hệ trưởng thành có trách nhiệm và vững vàng trước những biến động cuộc sống.

Như Ngọc - Thùy Dương/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Chậm cấp bằng lái xe và kinh nghiệm khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Chậm cấp bằng lái xe và kinh nghiệm khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Quá trình sắp xếp tổ chức lại bộ máy hành chính, dịch vụ công sẽ khó tránh khỏi những vấn đề bất tiện nảy sinh trong ngắn hạn. Và câu chuyện cần bàn ở đây là chúng ta sẽ rút ra bài học gì? 

Cố truy cập Telegram bị chặn, coi chừng dính mã độc

Cố truy cập Telegram bị chặn, coi chừng dính mã độc

Từ khi Telegram bị chặn, vô số hội nhóm chia sẻ cách truy cập, hướng dẫn thay đổi proxy qua các đường link chưa được kiểm chứng. Tội phạm có thể lợi dụng, hướng dẫn thay đổi proxy nhưng thực chất gửi link chứa mã độc để chiếm quyền điều khiển thiết bị, đánh cắp thông tin và tài sản của nạn nhân.

Đoàn Hội Nhà báo Việt Nam kết thúc chuyến công tác đặc biệt thăm Trường Sa

Đoàn Hội Nhà báo Việt Nam kết thúc chuyến công tác đặc biệt thăm Trường Sa

Ngày 29/5, Đoàn công tác Hội Nhà báo Việt Nam đã kết thúc chuyến công tác đặc biệt thăm quân, dân Trường Sa và Nhà giàn DK1.

Gọi tên màu tím

Gọi tên màu tím

Tháng 5 hè về, muôn loài hoa đua nhau khoe sắc. Giữa những tia nắng chói chang và những tán cây vươn mình, một sắc tím gây bao nhớ thương đã xuất hiện trên phố, mà không rõ tự khi nào, người ta vẫn gọi tên sắc tím ấy là màu bằng lăng.

Mở lối thoát nạn thứ 2 là mở thêm đường sống

Mở lối thoát nạn thứ 2 là mở thêm đường sống

Nhờ những biện pháp tuyên truyền tích cực, hiện trên 80% nhà ở nhiều tầng, chung cư mi-ni, nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất kinh doanh, nhà cho thuê trọ trên địa bàn phường Đại Mỗ (Q. Nam Từ Liêm) đã mở lối thoát nạn thứ 2.

Thu gom rác theo ký: Cần cân, đo công bằng và minh bạch

Thu gom rác theo ký: Cần cân, đo công bằng và minh bạch

Từ ngày 1/6, người dân TPHCM sẽ phải chi trả mức giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt (tiền rác sinh hoạt) tăng hơn so với hiện nay.

Va chạm liên hoàn trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Va chạm liên hoàn trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

2 xe container và 2 ô tô đã va chạm liên hoàn nhau khiến các xe hư hỏng, giao thông kẹt cứng vào sáng nay (30/5/2025).