Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

TP.HCM muốn giữ chỉ tiêu phát triển nhà ở và nhà ở xã hội: Có khả thi?

Huy Hoàng: Thứ tư 20/12/2023, 14:52 (GMT+7)

Thống kê của UBND TPHCM cho thấy dù chỉ còn hơn 1 năm nữa là hết giai đoạn 2021-2025 tuy nhiên tỷ lệ phát triển nhà ở nói chung, nhà ở xã hội nói riêng tại TPHCM vẫn là rất thấp so với mục tiêu đề ra lẫn nhu cầu của người dân.

Dù gặp không ít khó khăn trong công tác phát triển nhà ở, song lãnh đạo TP.HCM tại kỳ họp thứ 13 HĐND thành phố vừa qua đã khẳng định sẽ tiếp tục nỗ lực để đảm bảo mục tiêu đề ra. 

 

Khu nhà ở xã hội Lê Thành An Lạc, quận Bình Tân, TP HCM. Ảnh: Vnexpress

Khu nhà ở xã hội Lê Thành An Lạc, quận Bình Tân, TP HCM. Ảnh: Vnexpress

"Cuộc sống 2 vợ chồng tôi rất khó khăn, để tìm được 1 dự án nhà ở phù hợp với túi tiền gần như là không có, nó vượt quá khả năng tài chính của mình".

"Nguồn cung nhà ở xã hội không nhiều, nhiều bạn bè người thân của tôi rất cần, tôi thấy nhà ở xã hội là vấn đề rất nhiều người quan tâm là rất cấp thiết".

"Ở khu ổ chuột ẩm thấp, đâu mang lại sức khỏe cho người lao động. Hai vợ chồng, 2 đứa con ở trong căn phòng trọ 16m2 thì đâu có chỗ sinh hoạt nên sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe".

"Ước mơ lớn nhất của vợ chồng em là có căn nhà nhỏ để ổn định cuộc sống. Làm công nhân ở khu chế xuất gần chục năm nay nghe nói nhiều về nhà ở xã hội, nhưng chưa thể tiếp cận".

Đó là chia sẻ của một số công nhân, người có thu nhập thấp đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM, và không khó để nhận ra rằng một nơi an cư lạc nghiệp với mức giá phù hợp vẫn là mong muốn cháy bỏng của rất nhiều người.

Nỗi lo của của hàng triệu người lao động thu nhập thấp về nhà ở xã hội cũng đã được nhiều đại biểu dân cử đề cập, bàn luận sôi nổi trong kỳ họp thứ 13 HĐND TP.HCM khoá X trung tuần tháng 12 vừa qua.

Bà Nguyễn Thị Thanh Vân – Trưởng ban Đô thị HĐND TP.HCM cho rằng tỷ lệ hoàn thành các chỉ tiêu nhà ở nói chung, nhà ở xã hội nói riêng của TPHCM là rất thấp. Cụ thể trong giai đoạn 2016-2020 chỉ có 20/93 dự án hoàn thành (chiếm tỷ lệ 21,5%); còn tính đến hết quý 3/2023 toàn thành phố mới chỉ có 2/91 dự án hoàn thành (chiếm tỷ lệ 2,39% cả giai đoạn 2021-2025). Ở thời điểm hiện tại, toàn thành phố chỉ có 7 dự án nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân đang thi công với quy mô khoảng 5000 căn hộ, còn cách rất xa so với mục tiêu đặt ra:

"Giai đoạn 2021 – 2025 qua giám sát khả năng hoàn thành chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội tăng thêm khoảng 2,5 triệu m2 sàn xây dựng, tương đương khoảng 35.000 căn hộ trong giai đoạn này là rất thấp, khó khả thi. Thành phố cũng chưa xác đinh được dự án nào là khả thi, có khả năng thực hiện để tập trung chỉ đạo, điều hành hỗ trợ tháo gỡ khó khăn và đôn đốc chủ đầu tư thực hiện", bà  Thanh Vân cho biết.

Dự án nhà ở xã hội tai khu dân cư Nguyên Sơn (huyện Bình Chánh) vẫn chưa thành hình sau hơn 1 năm làm lễ động thổ.. Ảnh: Người lao động

Dự án nhà ở xã hội tai khu dân cư Nguyên Sơn (huyện Bình Chánh) vẫn chưa thành hình sau hơn 1 năm làm lễ động thổ.. Ảnh: Người lao động

Tỏ ra đồng tình với nhận định trên, bà Phạm Thị Thanh Hương cho rằng dù UBND TP.HCM có điều chỉnh hạ chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2025 từ 2,5 triệu m2 sàn xuống còn 1,15 triệu m2 sàn (giảm khoảng 46% so với mục tiêu ban đầu) nhưng với cách làm hiện nay thì không có gì đảm bảo có thể hoàn thành chỉ tiêu đề ra:

"Tôi chưa thể yên tâm về việc thành phố có thể hoàn thành chỉ tiêu này bởi vì hiện tại chỉ có 7 dự án đang thực hiện, các dự án khác không rõ khả năng, tiến độ ra sao. Tôi cũng băn khoăn là nếu cố gắng hoàn thành mục tiêu 1,15 triệu m2 sàn thì có đảm bảo hoàn thành Nghị quyết 30 của HĐND Thành phố hay Đề án phát triển ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội của Thủ tướng, trong đó có chỉ tiêu cụ thể của TP.HCM", bà Hương cho biết.

Không chỉ khó khăn trong đầu tư xây dựng, việc quản lý và đưa vào khai thác hiệu qủa các dự án nhà ở nói chung, nhà ở nói riêng cũng là vấn đề mà bà Nguyễn Thị Hồng Nhung (Đại biểu HĐND TP.Thủ Đức) đặc biệt quan tâm: "Thực tế trên địa bàn thành phố cũng có những khu nhà ở cao tầng nhưng chưa khai thác sử dụng như khu 12000 căn ở Thủ Đức đã bỏ hoang nhiều năm. Vậy thành phố có cách gì để chuyển đổi thành nhà ở xã hội sau khi điều chỉnh các tiêu chí để đưa khu nhà này vào sử dụng, tránh lãng phí".

Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp cho rằng vẫn gặp không ít khó khăn từ pháp lý, nguồn vốn và các thủ tục hành chính khiến doanh nghiệp gần như muốn bỏ cuộc.

Tuy nhiên theo ông Lê Hữu Nghĩa – Giám đốc công ty Lê Thành dự báo thì vấn đề nhà ở xã hội tại TP.HCM tới đây sẽ có khởi sắc khi Nghị quyết 98 được thực thi hiệu quả: "Nghị quyết 98 nêu rõ là đất hợp pháp dù là đất nông nghiệp, phi nông nghiệp hay đất ở đều được thực hiện nhà ở xã hội. Đây là một cải cách lớn trong Nghị quyết 98 sẽ mở ra không gian quỹ đất lớn hơn, nhiều hơn để các doanh nghiệp đầu tư phát triển nhà ở xã hội, từ đó hi vọng sẽ có nhiều dự án nhà ở xã hội ở TP.HCM hơn".

Ông Trần Hoàng Quân – giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM cho biết ngay sau khi Nghị quyết 98 có hiệu lực, từ đầu tháng 11/2023 đến nay lãnh đạo UBND TPHCM đã có 11 cuộc họp với các sở ngành, địa phương về chuyên đề nhà ở xã hội và phân định 5 nhóm vướng mắc trọng tâm cần giải quyết:

"Thứ nhất là tháo gỡ khó khăn vướng mắc, thứ hai là trình tự thủ tục để thực hiện đầu tư nhà ở xã hội, thứ ba là quy trình xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nhà ở xã hội đối với dự án nhà ở thương mại có quy mô sử dụng đất dưới 10ha. Thứ tư là thúc đẩy đầu tư công để thực hiện các dự án nhà ở xã hội bằng vốn ngân sách và cuối cùng là phân công trách nhiệm theo dõi, giải quyết thủ tục đầu tư các dự án nhà ở xã hội cho các đơn vị liên quan".

Theo lãnh đạo UBND TP.HCM, dù có điều chỉnh 1 phần chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội cho cả giai đoạn 2021-2025 song để hoàn thành được nhiệm vụ còn lại (tương đương 1,15 triệu m2 sàn) là thách thức không nhỏ, tuy vậy TP.HCM hoàn toàn có cơ sở để phấn đấu trong hơn 1 năm còn lại với việc dồn lực trong điều chỉnh quy hoạch chung cũng như các cơ chế đặc thù của Nghị quyết 98.

Ông Phan Văn Mãi – Chủ tịch UBND TPHCM bày tỏ: "Vấn đề nhà ở xã hội là vấn đề rất quan trọng với Thành phố chúng ta. Thành phố chúng ta không phải đo bằng những ngôi nhà cao mà là chúng ta phải tính tỷ lệ chúng ta đã xóa những nhà ổ chuột, những khu không đảm bảo tiêu chuẩn, chúng ta cần phải tập trung giải quyết".

Nhà ở xã hội ở thành phố Thủ Đức, TP.HCM - Ảnh: Tuổi trẻ

Nhà ở xã hội ở thành phố Thủ Đức, TP.HCM - Ảnh: Tuổi trẻ

TP.HCM muốn giữ chỉ tiêu phát triển nhà ở và nhà ở xã hội - động lực hay thách thức?

Nếu nhìn vào báo cáo đánh giá về công tác phát triển nhà ở của TP.HCM trong gần 10 năm qua, tôi tin rằng không ít người sẽ cảm thấy thất vọng bởi những gì diễn ra thực tế còn cách quá xa so với mục tiêu đề ra.

Đáng chú ý trong 3 năm gần nhất, TP.HCM chỉ có 2 dự án nhà ở với 623 căn hộ được đưa vào sử dụng (tương đương 2,39% mục tiêu đề ra). Những con số đã không biết nói dối và nó phản ánh chân thực những gì đang diễn ra trong công tác an sinh cơ bản nhất của đô thị.

Quan sát thời gian qua cho thấy, lãnh đạo chính quyền TP.HCM đã rất cầu thị và chủ động nhận trách nhiệm về mình khi chưa thể đáp ứng “giấc mơ an cư” cho người dân nơi đây. Không chỉ vậy, họ cũng cho thấy được tư duy “biết mình biết người” bằng việc hạ chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội (giai đoạn 2021-2025) từ 2,5 triệu m2 sàn xuống còn 1,15 triệu m2. Đồng thời thể hiện quyết tâm sẽ hoàn thành bẳng được mục tiêu này dù vấp phải không ít ý kiến ngại ngần thậm chí ngờ vực.

Không khó để lý giải cho sự ái ngại của các đại biểu dân cử vì với 7 dự án tương đương 5000 căn hộ đang thi công cùng hàng chục dự án chưa rõ ngày khởi động thì việc TP.HCM muốn hoàn thành mục tiêu 12.500 căn trong chưa đầy 2 năm nữa không khác gì “bài toán nan giải”.

Bên cạnh những âu lo thì nhiều tia sáng tích cực cũng bắt đầu ló dạng. Đề án phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội đang được Chính Phủ triển khai rốt ráo, các cơ chế chính sách đang được tập trung rà soát, dòng vốn tín dụng cũng đang tiệm cận với doanh nghiệp…

Không chỉ vậy, TP.HCM cũng từng bước hiện thực hoá Nghị quyết 98 của Quốc hội với các cơ chế đặc thù được kỳ vọng sẽ tháo gỡ nút thắt mang tên nhà ở cho người thu nhập thấp.

Nhiều nhận định chuyên môn cho rằng nếu tập trung toàn lực thì không khó để TP.HCM đưa ra thị trường 12.500 căn hộ thậm chí nhiều hơn. Tuy nhiên, việc điều hành và thực thi chủ trương đối với các cơ quan chính quyền khác rất nhiều so với một doanh nghiệp xây dựng đơn thuần.

Do đó, để chạm tới mục tiêu chắc chắn TP.HCM phải làm khác, nếu không muốn nói là rất khác so với trước đây, bởi nếu duy trì cách làm cũ thì muốn hoàn thành 5.000 căn đang xây còn khó chứ đừng nói gì đến việc làm mới 7.500 thêm căn nữa.

Huy Hoàng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Đã có thể 'đổ xăng trước - trả tiền sau'

Đã có thể 'đổ xăng trước - trả tiền sau'

Mới đây, Pvoil – 1 doanh nghiệp kinh doanh xăng đầu lớn tại Việt Nam đã tiên phong đưa vào triển khai tiện ích Mua xăng dầu trước - Trả tiền sau.

Sẵn sàng thông xe 2 công trình giao thông trọng điểm ở cửa ngõ phía Đông và phía Nam TP.HCM

Sẵn sàng thông xe 2 công trình giao thông trọng điểm ở cửa ngõ phía Đông và phía Nam TP.HCM

Hai công trình giao thông trọng điểm ở cửa ngõ phía Đông và phía Nam TP.HCM là dự án cầu Nam Lý, TP.Thủ Đức và dự án hầm chui Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ, quận 7, TP.HCM đang trong những ngày nước rút hoàn tất để bắt đầu thông xe trong tuần này.

Giá vàng tăng quý thứ 3 liên tiếp

Giá vàng tăng quý thứ 3 liên tiếp

Dù giảm xuống còn 2.652 USD/ounce, nhưng giá vàng đã tăng gần 15% chỉ tính riêng trong quý III.

Hàng loạt phụ huynh, học sinh bị CSGT xử lý trong ngày đầu cao điểm

Hàng loạt phụ huynh, học sinh bị CSGT xử lý trong ngày đầu cao điểm

Chỉ trong vòng 1 giờ đồng hồ buổi sáng 01/10 đã có 31 trường hợp học sinh vi phạm luật giao thông đường bộ, tạm giữ hàng chục phương tiên, trong đó có cả phụ huynh chở con ko đội MBH...

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, vì sao chọn tốc độ 350km/h?

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, vì sao chọn tốc độ 350km/h?

Đầu tư tàu đường sắt tốc độ cao 250km/h chi phí sẽ thấp hơn vận tốc 350km/h, nhưng nếu muốn nâng cấp lên 350km/h là khó khả thi và không hiệu quả. Hơn nữa, đường sắt tốc độ 350km/h sẽ hấp dẫn và dễ thu hút hành khách sử dụng phương tiện này.

Hà Nội: Kiên quyết xử lý phụ huynh và học sinh vi phạm TT ATGT

Hà Nội: Kiên quyết xử lý phụ huynh và học sinh vi phạm TT ATGT

Tình trạng học sinh vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông có nhiều diễn biến phức tạp, gây nên nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng trong thời gian qua.

Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024: Nhiều sự kiện đặc sắc đón chờ du khách

Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024: Nhiều sự kiện đặc sắc đón chờ du khách

Trong 3 ngày từ 04 - 06/10/2024, Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 sẽ diễn ra tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội, số 19C phố Hoàng Diệu, quận Ba Đình, Hà Nội.