Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Định danh người bán hàng online thế nào?

Minh Hiếu: Thứ hai 10/02/2025, 06:15 (GMT+7)

Chính phủ vừa yêu cầu Bộ Công Thương nghiên cứu, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật để định danh người bán trên các sàn thương mại điện tử thông qua VNeID.

Đây là yêu cầu cấp thiết trước tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, trốn thuế ngày càng tinh vi, phức tạp. Tuy nhiên, hạ tầng kỹ thuật hiện có liệu đã sẵn sàng hay chưa? Cách thức, lộ trình thực hiện thế nào? 

KHI NGƯỜI BÁN ẨN DANH TRỞ THÀNH NỖI LO

Anh Nguyễn Nhật Minh, ở Long Biên (Hà Nội) từng có trải nghiệm khá tệ khi mua giấy vệ sinh trên một sàn thương mại điện tử. Trả hàng do sản phẩm kém chất lượng, anh Minh nhận lại những tin nhắn thiếu văn hóa từ người bán hàng:

"Chủ hàng có những tin nhắn khiến mình khá sốc. Bạn ý sử dụng những từ như nguyền rủa mình ra đường ô tô đâm thế này thế kia. Mình có tố cáo đến sàn và họ cũng đã khóa gian hàng này. Nhưng mình không chắc nó thực sự hiệu quả, bởi họ có thể sử dụng một email mới, số điện thoại mới, vẫn có thể tiếp tục buôn bán lộng hành".

Điều đáng buồn là trải nghiệm giống như anh Minh không phải là điều hiếm gặp. Theo thống kê, Việt Nam hiện có hơn 61 triệu người dùng thương mại điện tử, tức là cứ 5 người thì có 3 người từng mua bán hàng online. Trung bình mỗi tháng người Việt chi gần 1 tỷ USD (khoảng 25.000 tỷ đồng) để mua sắm trên các sàn thương mại điện tử.

Hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và thái độ thiếu chuyên nghiệp của chủ hàng có lẽ là trải nghiệm mà hầu hết người mua hàng online đã từng gặp (Ảnh do thính giả cung cấp)

Hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và thái độ thiếu chuyên nghiệp của chủ hàng có lẽ là trải nghiệm mà hầu hết người mua hàng online đã từng gặp (Ảnh do thính giả cung cấp)

Hiện Nghị định 85 năm 2021 của Chính phủ mới chỉ yêu cầu các sàn phải cung cấp thông tin về người bán cho cơ quan thuế, chứ chưa có quy định định danh người bán. Do đó, hầu hết người tiêu dùng đều ủng hộ việc xác thực danh tính để nâng cao trách nhiệm của cá nhân, đơn vị bán hàng:

"Em ủng hộ quan điểm đấy, như vậy hàng giả, hàng nhái sẽ ít dần đi. Chỉ khoảng 50 - 60% sản phẩm giống ảnh thật. Một số shop sẽ trả lời nhanh cho mình, một số shop sẽ “bơ” luôn, không nhắn lại mình".

"Em nghĩ là việc định danh khiến người bán hàng phải tiết lộ danh tính thì họ phải có trách nhiệm cao hơn và trung thực hơn trong việc bán hàng".

"Có những trường hợp mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng nhưng không có video quay hàng hay hình ảnh chứng minh nên cũng bị mất tiền. Việc định danh có thể giúp giảm thiệt hại cho khách hàng".

Không chỉ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, theo chuyên gia kinh tế, PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh, việc định danh người bán hàng thương mại điện tử thông qua VNeID còn đảm bảo sự bình đẳng trong hoạt động kinh doanh, bảo vệ các doanh nghiệp làm ăn chân chính; xây dựng lòng tin cho một phương thức kinh doanh hiện đại và tiện lợi; đồng thời tạo thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước, đặc biệt là quản lý thuế kinh doanh:

"Hàng đó xuất xứ từ đâu, do ai bán, đã nộp thuế hay chưa, có đảm bảo chất lượng hay không? Một người có thể kinh doanh trên nhiều sàn khác nhau, họ có thêm một dấu chấm, dấu phẩy thôi thì nó đã được xếp vào một mặt hàng khác.

VNeID là một trong những phương thức quản lý kinh tế - xã hội tốt hiện nay. Một người bán hàng có thể có nhiều tên nhưng quy về một mã VNeID thì sẽ chỉ đúng một người. Như vậy, việc quản lý sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Thời gian nên nhanh chóng từ 1 - 3 tháng để người bán hàng phải tích cực chuẩn bị, để hoạt động quản lý dần dần đi vào nền nếp".

Việc định danh người bán hàng thương mại điện tử thông qua VNeID đảm bảo sự bình đẳng trong hoạt động kinh doanh, bảo vệ các doanh nghiệp làm ăn chân chính (Ảnh minh họa: Gemini Google)

Việc định danh người bán hàng thương mại điện tử thông qua VNeID đảm bảo sự bình đẳng trong hoạt động kinh doanh, bảo vệ các doanh nghiệp làm ăn chân chính (Ảnh minh họa: Gemini Google)

Về phía sàn thương mại điện tử, trao đổi với phóng viên, đại diện Shopee cho biết, không chỉ định danh người mua hàng, đơn vị hiện đã triển khai định danh người bán hàng bằng căn cước:

"Chúng tôi đã áp dụng từ ngày 3/1/2024, hiện tất cả người bán được yêu cầu phải định danh, nếu không sẽ khóa tài khoản cho đến khi người bán định danh mới được mở. Tài khoản người bán sử dụng từ ngữ không phù hợp với khách hàng thì Shopee sẽ xem xét chặn tài khoản người dùng và người đó sẽ không thể kinh doanh được trên Shopee nữa".

Đề cập hạ tầng kỹ thuật hiện nay để triển khai định danh người bán hàng thương mại điện tử, ông Vũ Ngọc Sơn, Trưởng Ban Nghiên cứu, tư vấn, phát triển công nghệ và Hợp tác quốc tế, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia cho rằng, lựa chọn VNeID là hợp lý bởi VNeID đang trở thành công cụ định danh cho rất nhiều dịch vụ khác:

"Chúng ta đã có kinh nghiệm trong việc kết nối VNeID với các dịch vụ khác như tài chính - ngân hàng. Có thể nói hạ tầng đã sẵn sàng, tuy nhiên, yêu cầu với các sàn thương mại điện tử một là phải chuẩn hóa, hai là đầu tư về mặt hạ tầng, kỹ thuật. Có một số sàn đã yêu cầu cung cấp số định danh cá nhân, căn cước, nhưng một số sàn lại có thể đăng ký thông qua email hay SĐT.

Đầu tiên, cần có hướng dẫn để các sàn đầu tư về công nghệ để kết nối VNeID. Việc xác thực này phải yêu cầu được kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó, yêu cầu quan trọng nhất là xác thực sinh trắc học. Thứ hai, chúng ta đưa ra một lộ trình cụ thể, đánh giá tính ổn định, tránh gián đoạn cho hoạt động của người bán và người mua. Chúng ta cũng phải rà soát lại về mặt pháp lý để đảm bảo quyền riêng tư và tự do cá nhân".

Cũng theo ông Vũ Ngọc Sơn, sau khi hoàn thiện khung pháp lý, việc triển khai định danh người bán hàng có thể thực hiện theo 3 giai đoạn: một là thử nghiệm và hoàn thiện quy trình, hai là mở rộng áp dụng, ba là thực hiện giám sát và xử lý vi phạm.

Việc định danh sẽ giúp các cơ quan quản lý dễ dàng kiểm soát và xử lý các vi phạm (Ảnh minh họa: Gemini Google)

Việc định danh sẽ giúp các cơ quan quản lý dễ dàng kiểm soát và xử lý các vi phạm (Ảnh minh họa: Gemini Google)

Hiện Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới. Năm 2024, quy mô thị trường thương mại điện tử vượt mốc 25 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2023.

Tuy nhiên, số vụ vi phạm bị xử lý về hàng giả, hàng nhái, cạnh tranh không lành mạnh cũng tăng 2,4 lần, số tiền xử phạt tăng gần 3 lần, trong đó, khoảng 30.000 cá nhân kinh doanh online vi phạm về thuế.

Do vậy, cần nhanh chóng triển khai định danh người bán để quản lý tốt hoạt động mua bán online đang phát triển rất nhanh.

SỚM ĐỊNH DANH ĐỂ HÀNG THẬT, TRÁCH NHIỆM THẬT

Hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và thái độ thiếu chuyên nghiệp của chủ hàng có lẽ là trải nghiệm mà hầu hết người mua hàng online đã từng gặp phải khi mua sắm trực tuyến dần trở nên quen thuộc hàng ngày. Một trong những nguyên nhân là sự thiếu minh bạch trong thông tin của người bán.

Trên các sàn thương mại điện tử hiện nay, thông tin về người bán chủ yếu được họ tự cung cấp, từ số điện thoại, email đến các giấy tờ cá nhân như căn cước. Mức độ tin cậy của những thông tin này rất thấp, bởi người bán có thể tạo các tài khoản ảo, mượn giấy tờ của người thân để né tránh biện pháp xử lý của nền tảng hoặc cơ quan chức năng khi có sự cố xảy ra. Thực tế này đã tạo ra một môi trường giao dịch thiếu an toàn và dễ bị lợi dụng.

Vấn đề không dừng lại ở đó. Ngay cả khi người tiêu dùng gặp phải sản phẩm kém chất lượng, việc khiếu nại và yêu cầu giải quyết từ các sàn thương mại điện tử cũng thường chậm trễ. Các nền tảng này thường thiếu cơ chế để xử lý tranh chấp, đặc biệt khi người bán cố tình gian lận hoặc lừa đảo.

Luật Giao dịch điện tử và Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, và nhiều luật có liên quan đã được ban hành, tuy nhiên cần cụ thể hóa bằng các nghị định hướng dẫn để tạo dựng một môi trường thương mại điện tử lành mạnh và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Do vậy, việc Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương nghiên cứu, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật để định danh người bán trên các sàn thương mại điện tử thông qua VNeID đã đáp ứng được đòi hỏi từ thực tế.

VNeID không phải là một giải pháp mới, mà đã được ứng dụng thành công trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, nơi yêu cầu bảo mật và tính chính xác của thông tin là tối quan trọng. Khi thông tin người bán được xác thực thông qua VNeID, mức độ bảo mật và độ tin cậy của dữ liệu sẽ cao hơn rất nhiều so với việc tự cung cấp như hiện nay. Hệ thống này mang đến một cơ chế định danh an toàn, giúp cơ quan chức năng dễ dàng truy xuất thông tin người bán khi cần thiết.

Ngoài ra, việc định danh cũng sẽ giúp các cơ quan quản lý dễ dàng kiểm soát và xử lý các vi phạm. Mô hình này cũng đã được áp dụng thành công tại các quốc gia có nền thương mại điện tử phát triển, như đất nước tỷ dân Trung Quốc, nơi người bán phải chính chủ và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Hệ thống chấm điểm và các quy định nghiêm ngặt với người bán hàng cũng đã giúp giảm thiểu tình trạng lừa đảo và gian lận trên các nền tảng thương mại điện tử.

Chỉ khi các sàn thực sự chú trọng việc bảo vệ quyền lợi người mua và cải thiện chất lượng dịch vụ thì họ mới có thể tạo dựng niềm tin và phát triển bền vững (Ảnh minh họa: Gemini Google)

Chỉ khi các sàn thực sự chú trọng việc bảo vệ quyền lợi người mua và cải thiện chất lượng dịch vụ thì họ mới có thể tạo dựng niềm tin và phát triển bền vững (Ảnh minh họa: Gemini Google)

Việc áp dụng VNeID không chỉ có lợi cho người tiêu dùng mà còn cho chính các sàn thương mại điện tử và doanh nghiệp. Khi người bán được định danh rõ ràng, các sàn sẽ dễ dàng xử lý các khiếu nại, bảo vệ quyền lợi khách hàng và cải thiện chất lượng dịch vụ. Doanh nghiệp sẽ không phải lo lắng về việc bị ảnh hưởng bởi hàng giả hay hàng nhái, từ đó tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh hơn.

Việc định danh người bán hàng không chỉ giúp giảm thiểu gian lận mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan quản lý thu thuế và chống thất thu ngân sách. Điều này có thể giúp Việt Nam phát triển một hệ thống thương mại điện tử minh bạch, công bằng, từ đó góp phần thúc đẩy nền kinh tế số bền vững.

Tuy nhiên, để triển khai một cách hiệu quả, các cơ quan chức năng và các sàn thương mại điện tử cần có sự phối hợp chặt chẽ. Việc này đòi hỏi phải có một lộ trình rõ ràng, từ việc thử nghiệm quy trình đến việc áp dụng rộng rãi. Các sàn cũng cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật để có thể đáp ứng yêu cầu. Đặc biệt, sự phối hợp giữa các bộ, ngành như Bộ Công thương và Bộ Công An - đơn vị cung cấp dịch vụ đăng nhập bằng VNeID - là rất quan trọng để hệ thống vận hành trơn tru.

Bên cạnh việc áp dụng trên các sàn thương mại điện tử, việc mở rộng định danh qua VNeID cần được thực hiện trên các mạng xã hội như Facebook, Instagram,… - nơi hoạt động mua bán cũng diễn ra phổ biến. Đây là một bước đi quan trọng để giảm thiểu tình trạng hàng giả, hàng nhái và nâng cao trách nhiệm của người bán hàng.

Về phía các sàn thương mại điện tử, họ cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu, nâng cao trách nhiệm trong việc xử lý khiếu nại của người tiêu dùng. Chỉ khi các sàn thực sự chú trọng việc bảo vệ quyền lợi người mua và cải thiện chất lượng dịch vụ thì họ mới có thể tạo dựng niềm tin và phát triển bền vững.

Việc xây dựng hành lang pháp lý và triển khai thực hiện định danh cần nhiều thời gian, nên cơ quan quản lý cần bắt tay thực hiện ngay để đáp ứng đòi hòi cấp thiết của xã hội. Đó là bước đi không thể thiếu để xây dựng một môi trường kinh doanh điện tử lành mạnh và bền vững, nơi người bán an tâm đầu tư, kinh doanh, người mua được đảm bảo quyền lợi và cơ quan chức năng dễ dàng quản lý.

Minh Hiếu/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Khích lệ con gái 6 tuổi lái ô tô, bố bị phạt gần 30 triệu

Khích lệ con gái 6 tuổi lái ô tô, bố bị phạt gần 30 triệu

Hành vi nguy hiểm này không chỉ vi phạm quy định về an toàn giao thông mà còn tiềm ẩn rủi ro lớn cho chính cháu bé và những người xung quanh. Ngay sau khi xác minh, cơ quan chức năng đã mời người đàn ông lên làm việc và ra quyết định xử phạt lên đến 30 triệu đồng.

Sau vụ cột khói khổng lồ giữa Hà Nội: Bao giờ di dời các cơ sở gây ô nhiễm?

Sau vụ cột khói khổng lồ giữa Hà Nội: Bao giờ di dời các cơ sở gây ô nhiễm?

Người dân cũng rất băn khoăn về lộ trình di chuyển công ty Công ty Cổ phần Dệt Hà Nội và một số cơ sở công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm nằm giữa khu dân cư đông đúc của Hà Nội sẽ được thực hiện như thế nào?

Tự ý thay đổi màu xe ô tô: Bị phạt tới 12 triệu và phải khôi phục như cũ

Tự ý thay đổi màu xe ô tô: Bị phạt tới 12 triệu và phải khôi phục như cũ

Thính giả Tống Minh (Hà Nội) hỏi: "Tôi có người bạn thay đổi màu sơn ô tô nhưng không qua thủ tục đăng ký, kiểm tra. Vậy bạn tôi có thể bị xử phạt như thế nào?"

TP.HCM: Hơn 5.000 cơ sở kinh doanh có nguy cơ dừng hoạt động vì không đảm bảo PCCC

TP.HCM: Hơn 5.000 cơ sở kinh doanh có nguy cơ dừng hoạt động vì không đảm bảo PCCC

Qua rà soát, TP.HCM có hơn 60.400 cơ sở nhà trọ, chung cư mini, nhà ở kết hợp kinh doanh, trong đó hơn 15.700 cơ sở còn tồn tại vi phạm về phòng cháy, chữa cháy. Cụ thể, hơn 13.900 cơ sở là loại hình nhà trọ, nhà ngăn phòng cho thuê và 930 cơ sở là nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh.

Khó ngăn ngừa sai phạm khi chỗ có công nghệ, chỗ không

Khó ngăn ngừa sai phạm khi chỗ có công nghệ, chỗ không

Việc triển khai chưa đầy đủ, chưa đồng bộ công nghệ trông giữ xe không dùng tiền mặt, vẫn áp dụng song song thu tiền mặt, cùng với sự giám sát thiếu chặt chẽ, khiến tình trạng thu sai vẫn diễn ra.

Hệ thống KRX sắp vận hành: Cơ hội nào cho thị trường chứng khoán Việt Nam

Hệ thống KRX sắp vận hành: Cơ hội nào cho thị trường chứng khoán Việt Nam

Mới đây, đại diện Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM cho biết, Hệ thống công nghệ thông tin mới (Hệ thống KRX) dự kiến sẽ chính thức chuyển đổi hệ thống bắt đầu từ ngày 30/4-4/5 và đi vào hoạt động chính thức vào ngày 5/5 tới.

“Free Restroom” thân thiện cho du khách

“Free Restroom” thân thiện cho du khách

Mô hình này dựa trên tinh thần tự nguyện của các cơ sở kinh doanh dịch vụ ẩm thực, cơ sở lưu trú... tạo điều kiện cho người đi đường và khách du lịch có thể sử dụng nhà vệ sinh tiện lợi và hoàn toàn miễn phí.