Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Làm sạch sông Tô Lịch: Cần tính toán kỹ các yếu tố kinh tế - kỹ thuật

GS.TS Đào Xuân Học - Hải Hà: Thứ năm 13/02/2025, 08:23 (GMT+7)

Hà Nội đề xuất làm sạch sông Tô Lịch bằng nước sông Hồng, hoàn thành trước tháng 9/2025. Tuy nhiên, trong khi mực nước sông Hồng thấp và hệ thống tách nước thải dọc sông Tô Lịch chưa hoàn thành, cần xây dựng phương án, tính toán kỹ cả về hiệu quả kinh tế và kỹ thuật trước khi thực hiện.

 

Hà Nội đề xuất phương án làm sạch sông Tô Lịch bằng bổ cập nước sông Hồng thông qua máy bơm và hoàn thành trước tháng 9 năm 2025. Ảnh: Quang Hùng

Hà Nội đề xuất phương án làm sạch sông Tô Lịch bằng bổ cập nước sông Hồng thông qua máy bơm và hoàn thành trước tháng 9 năm 2025. Ảnh: Quang Hùng

Trước tình cảnh phải chịu đựng ô nhiễm của dòng sông Tô Lịch quá lâu, một số người dân khi nghe thông tin thành phố sẽ sớm có phương án cải tạo làm sạch vô cùng phấn khởi:

"Cá nhân em mong muốn điều đấy xảy ra càng sớm càng tốt, em mong muốn sông Tô Lịch sẽ trong sạch hơn, đỡ ô nhiễm hơn".

"Đầu tiên là sự quyết tâm của đội ngũ lãnh đạo có thấy thực sự cần thiết hay không. Sau đấy là phần chuyên môn họ sẽ đưa ra những giải pháp như thế nào để đạt được. Thứ hai nguồn lực thành phố chịu bỏ ra và người dân chung sức".

Chính phủ cũng đã có ý kiến chỉ đạo về chủ trương đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch của thành phố Hà Nội, coi đây là vấn đề cấp bách cần triển khai nhằm cải thiện môi trường, chất lượng sống của người dân thủ đô.

Ở góc độ chuyên gia, GS.TS Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho rằng, dự án cải thiện chất lượng sông Tô Lịch cần  xây dựng luận chứng kinh tế và kỹ thuật để lựa chọn phương án có chi phí rẻ, hiệu quả cao. Theo Giáo sư Hồng, phương án bơm nước từ chỗ thấp lên chỗ cao liên tục thời gian dài sẽ tốn kém và khó khả thi :

"Hiện nay, sông Hồng, mực nước rất thấp. Muốn đưa nước qua 2 đường ống đó chắc chắn phải bơm, nhưng dòng sông Tô Lịch không được phép tích lại mà phải chảy thì dòng sông mới sống được. Về mặt kỹ thuật, người ta chỉ cho chảy từ chỗ nước cao về chỗ nước thấp, chỗ nước từ chỗ thấp lên chỗ cao chỉ thực hiện cục bộ, một thời gian ngắn. Do vậy cần phải tính xem liệu thành phố có đủ khả năng luôn luôn bơm nước để sông Tô Lịch sống lại".

KTS Trần Huy Ánh, Hội viên Hội Kiến trúc sư Hà Nội cho rằng, sông Tô Lịch có dung tích chứa nước lên tới 23 triệu m3. Để làm sạch, rửa trôi ô nhiễm đòi hỏi phải bơm khối lượng nước rất lớn và bơm liên tục. Trong khi đó, vào mùa nước cạn, nước ở tất cả các sông Hồng, hồ Tây, sông Tô Lịch đều cạn, rất khó để bơm liên tục:

"Sông Hồng có lưu lượng hàng trăm tỷ mét khối, nhưng vào mùa cạn chỉ còn 3 %. Chúng tôi đã từng chứng kiến rất nhiều năm là sông Hồng nhiều đoạn sông bị  trơ đáy. Chính vì vậy là chiến lược thoát nước, trữ nước của chúng ta là rất chắp vá .Tôi cho rằng những việc làm này cần phải được bàn thảo rộng rãi và ai đưa đề xuất này thì phải đưa ra con số tính toán rất là công khai, minh bạch và chất vấn với những nhà chuyên môn một cách sòng phẳng".

Sông Tô Lịch những năm 1980

Sông Tô Lịch những năm 1980

Đồng tình với đề xuất cần phải cải thiện môi trường và cảnh quan sông Tô Lịch, song theo PGS.TS Vũ Thị Vinh, nguyên Tổng thư ký Hiệp hội các đô thị Việt Nam, quá trình triển khai cũng cần phải nghiên cứu kỹ 

"Nếu bây giờ lấy nước từ sông Hồng vào đấy cũng là một giải pháp. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện phải lưu ý vì dòng sông Hồng có nhiều phù sa, nên khi bổ cập nước vào cần suy nghĩ tới việc lắng đọng của phù sa".

TS. Triệu Đức Huy, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm quy hoạch và điều tra tài nguyên nước Quốc gia nhấn mạnh, Chính phủ cũng đã có chỉ đạo cụ thể đối với thành phố Hà Nội và đây là việc làm cấp bách. Do vậy, thành phố sẽ phải chủ động thực hiện và lựa chọn phương án hợp lý để cải thiện chất lượng nước của sông Tô Lịch:

"Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức xin ý kiến rộng rãi về phương án bơm nước xử lý và việc lấy nước sông Hồng lắng lọc nó như thế nào khi cấp nước cho các hệ thống sông nội đô của Hà Nội. Tôi cho là những vấn đề đó cần phải tính toán kỹ lưỡng. Tất nhiên, song song với nó như tinh thần của Chính phủ vừa làm vừa xếp hàng thì chúng ta phải hiểu rằng nó rất cấp bách và cần thiết phải làm".

TS.Triệu Đức Huy cho biết thêm, một số quốc gia trên thế giới như Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc cũng đã thực hiện giải pháp bổ cập nước để làm sạch sông. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tính chất đặc thù và nguồn nước, mà mỗi đô thị sử dụng giải pháp khác nhau: bổ cập nước ngầm, bơm nước hoặc dẫn nước để làm sao đảm bảo lưu thông dòng chảy, duy trì dòng chảy và đảm bảo hệ sinh thái dòng chảy môi trường nhằm tăng khả năng tự làm sạch của lòng sông. Điều quan trọng dù lựa chọn giải pháp nào thì vẫn cần tách và thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt hai bên sông, mới có thể hạn chế ô nhiễm.

9-1923

Làm sống lại các dòng sông của thành phố Hà Nội là vấn đề cấp bách được thành phố Hà Nội và Chính phủ đặc biệt quan tâm. Cải thiện chất lượng nước các dòng sông chính là cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân đô thị và cải thiện mỹ quan cho thủ đô. Tuy nhiên, lựa chọn giải pháp cũng cần có sự tính toán, nghiên cữu kỹ để đảm bảo hiệu quả về lâu dài.

VOV giao thông xin giới thiệu góc nhìn của GS.TS Đào Xuân Học, nguyên thứ trưởng Bộ NN&PTNT, Chủ tịch Hội thủy lợi Việt Nam, qua bài viết có nhan đề: "Hồi sinh các con sông: Khẩn trương nhưng không nên nóng vội".

 

Tác động từ quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá dẫn đến mực nước các sông hạ thấp, nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, việc cải tạo môi trường các dòng sông của Hà Nội là nhu cầu tất yếu và cấp bách. Tuy nhiên, từ bài học của Hàn Quốc về cải tạo sông Hàn lần 1 thất bại và lần 2 rất thành công, chúng ta rất cần có quy hoạch tổng hợp, đa mục tiêu – Cải tạo môi trường, tăng nguồn nước, tăng dòng chảy mùa kiệt, chống lũ lụt và gắn kết với quy hoạch chung của vùng và của thành phố - Giao thông, xây dựng, vui chơi giải trí và văn hoá, lịch sử của Thủ đô, nhằm tạo dựng hình ảnh hài hòa, gắn kết giữa thiên nhiên và con người.

Để phòng chống ngập lụt cho thành phố Hà Nội, trong Quyết định số 937 của Chính phủ và Quyết định số 4673 năm 2012 của UBND thành phố Hà Nội đều đề cập  dự án trạm bơm Yên Sở với công suất bơm tiêu 145m3/s. Đến thời điểm hiện tại, trạm bơm tiêu Yên Sở đã hoàn thành giai đoạn 2 với tổng công suất  90m3/s và bốn con sông của thành phố Hà Nội hiện đã tạm đáp ứng yêu cầu dẫn nước.

Tuy nhiên, khi nâng công suất của trạm bơm Yên Sở thêm 55m3/s vào giai đoạn 3, các sông cần phải được cải tạo để nâng thêm năng lực dẫn nước. Với đề xuất bổ cập thêm nước sông Hồng vào sông Tô Lịch, thành phố Hà Nội cần phải tính đến nội dung này để tránh tình trạng vừa làm xong đã bị phá đi làm lại.

345

Hiện nay, tổng lưu lượng nước dự kiến trong sông Tô Lịch đến trạm bơm là 0,81m3/s. Nếu theo phương án đề xuất bổ cập nước do Sở Xây dựng Hà Nội, mực nước trên sông Tô Lịch chỉ tăng thêm được khoảng 10 cm, chưa đáp ứng được nhu cầu tạo dòng chảy cho riêng sông Tô Lịch.

Trong khi đó, đối với phương án đề xuất của Sở Tài Nguyên và môi trường, lấy nước từ sông Hồng ở phía trên khu vực Bạch Đằng để cấp nguồn cho sông Kim Ngưu, sông Lừ và sông Sét về định tính tương đối khả thi. Tuy vậy, phương án tuyến dẫn nước, lưu lượng nước cần  được xem xét kỹ hơn.

Hiện nay, việc tách nước thải ở các sông đang được thực hiện và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2030 nên việc bổ cập vài mét khối nước vào sông Tô Lịch khi chưa tách được nước thải sẽ không giải quyết được tình trạng ô nhiễm hiện nay.

Với những lý do trên, Thành phố Hà Nội nên cho phép lùi thời gian làm sống lại các con sông tới năm 2030 (phù hợp với thời gian hoàn thành việc tách nước thải và xử lý), để có đủ thời gian nghiên cứu, làm quy hoạch tổng thể, tính toán kỹ lưỡng lưu lượng cần cấp cho mỗi sông để tạo dòng chảy, đảm bảo đa mục tiêu, rồi chuẩn bị dự án đầu tư và thi công hoàn thành dự án vào năm 2030. Đây cũng là thời điểm dự kiến dự án xây dựng hai đập dâng ở sông Hồng (sau cống Xuân Quang) và ở sông Đuống (sau cống Long Tửu) đang được xây dựng.

Khi đó, nếu phương án dâng mực nước sông Hồng lớn hơn 4,5m hoàn thành thì phương án lấy nước tự chảy vào các sông nội đô sẽ rất chủ động và thuận lợi về mọi khía cạnh. Tuy nhiên, tất cả các phương án đề xuất đều cần phải tính toán vốn đầu tư, chi phí giải phóng mặt bằng và chi phí quản lý vận hành thì mới có căn cứ để lựa chọn. 

Trong trường hợp, Thành phố vẫn quyết tâm phải làm gấp một phần nào đó, cần cân nhắc sao cho phù hợp với phương án về lâu dài – phương án lấy nước tự chảy sau khi đập dâng nước ở sông Hồng đi vào hoạt động. Trước mắt có thể dùng  máy bơm, nhưng đường dẫn nước nên chảy không áp, phù hợp về cao trình để sau này có thể lấy nước tự chảy từ sông Hồng mà không cần phải sửa chữa nhiều.

Ngoài ra, thành phố Hà Nội cũng cần giao trách nhiệm quản lý và làm sống lại các con sông cần quy về một đầu mối, tránh tình trạng mỗi Sở lại phụ trách một vài con sông, khó đảm bảo sự thống nhất trong triển khai thực hiện. Cùng với đó, các Sở ban ngành có liên quan, người dân cùng nhau phối hợp, triển khai thực hiện mới có thể cải thiện chất lượng các dòng sông góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và thúc đẩy du lịch, phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô Hà Nội.

GS.TS Đào Xuân Học - Hải Hà/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Khích lệ con gái 6 tuổi lái ô tô, bố bị phạt gần 30 triệu

Khích lệ con gái 6 tuổi lái ô tô, bố bị phạt gần 30 triệu

Hành vi nguy hiểm này không chỉ vi phạm quy định về an toàn giao thông mà còn tiềm ẩn rủi ro lớn cho chính cháu bé và những người xung quanh. Ngay sau khi xác minh, cơ quan chức năng đã mời người đàn ông lên làm việc và ra quyết định xử phạt lên đến 30 triệu đồng.

Sau vụ cột khói khổng lồ giữa Hà Nội: Bao giờ di dời các cơ sở gây ô nhiễm?

Sau vụ cột khói khổng lồ giữa Hà Nội: Bao giờ di dời các cơ sở gây ô nhiễm?

Người dân cũng rất băn khoăn về lộ trình di chuyển công ty Công ty Cổ phần Dệt Hà Nội và một số cơ sở công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm nằm giữa khu dân cư đông đúc của Hà Nội sẽ được thực hiện như thế nào?

Tự ý thay đổi màu xe ô tô: Bị phạt tới 12 triệu và phải khôi phục như cũ

Tự ý thay đổi màu xe ô tô: Bị phạt tới 12 triệu và phải khôi phục như cũ

Thính giả Tống Minh (Hà Nội) hỏi: "Tôi có người bạn thay đổi màu sơn ô tô nhưng không qua thủ tục đăng ký, kiểm tra. Vậy bạn tôi có thể bị xử phạt như thế nào?"

TP.HCM: Hơn 5.000 cơ sở kinh doanh có nguy cơ dừng hoạt động vì không đảm bảo PCCC

TP.HCM: Hơn 5.000 cơ sở kinh doanh có nguy cơ dừng hoạt động vì không đảm bảo PCCC

Qua rà soát, TP.HCM có hơn 60.400 cơ sở nhà trọ, chung cư mini, nhà ở kết hợp kinh doanh, trong đó hơn 15.700 cơ sở còn tồn tại vi phạm về phòng cháy, chữa cháy. Cụ thể, hơn 13.900 cơ sở là loại hình nhà trọ, nhà ngăn phòng cho thuê và 930 cơ sở là nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh.

Khó ngăn ngừa sai phạm khi chỗ có công nghệ, chỗ không

Khó ngăn ngừa sai phạm khi chỗ có công nghệ, chỗ không

Việc triển khai chưa đầy đủ, chưa đồng bộ công nghệ trông giữ xe không dùng tiền mặt, vẫn áp dụng song song thu tiền mặt, cùng với sự giám sát thiếu chặt chẽ, khiến tình trạng thu sai vẫn diễn ra.

Hệ thống KRX sắp vận hành: Cơ hội nào cho thị trường chứng khoán Việt Nam

Hệ thống KRX sắp vận hành: Cơ hội nào cho thị trường chứng khoán Việt Nam

Mới đây, đại diện Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM cho biết, Hệ thống công nghệ thông tin mới (Hệ thống KRX) dự kiến sẽ chính thức chuyển đổi hệ thống bắt đầu từ ngày 30/4-4/5 và đi vào hoạt động chính thức vào ngày 5/5 tới.

“Free Restroom” thân thiện cho du khách

“Free Restroom” thân thiện cho du khách

Mô hình này dựa trên tinh thần tự nguyện của các cơ sở kinh doanh dịch vụ ẩm thực, cơ sở lưu trú... tạo điều kiện cho người đi đường và khách du lịch có thể sử dụng nhà vệ sinh tiện lợi và hoàn toàn miễn phí.