Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thứ Năm, 24/4/2025
Cung đường thống nhất

Thuyền trưởng Tàu không số: Không hoàn thành nhiệm vụ là nỗi sợ lớn nhất trong 12 hải trình sinh tử

Hồng Lĩnh: Thứ tư 09/04/2025, 06:12 (GMT+7)

14 năm với hành trình hàng vạn hải lý, Đường Hồ Chí Minh trên biển đã kịp thời chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam. Cuối năm 1964, Vũng Rô (Phú Yên) là một trong những bến được chọn để tiếp nhận vũ khí cho chiến trường Nam Trung Bộ và Quân khu 5.

Vị thuyền trưởng chỉ huy chuyến Tàu Không số đầu tiên mang mật danh 41 cập bến Vũng Rô an toàn là Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân (AHLLVTND) Hồ Đắc Thạnh. Ông là chỉ huy Tàu Không số trẻ nhất thời điểm ấy, được Quân uỷ Trung ương, Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân tin tưởng giao trọng trách. 

Tại bến Vũng Rô lịch sử, PV VOV Giao thông có cuộc phỏng vấn Trung tá Hồ Đắc Thạnh để lắng nghe những câu chuyện huyền thoại về đoàn Tàu Không số và vị thuyền trưởng dũng cảm, thao lược, mưu trí.

 

PV: Cảm ơn ông đã dành thời gian cho chúng tôi trong một dịp rất đặc biệt.

Trung tá, AHLLVTND Hồ Đắc Thạnh: Xin chào các khán thính giả!

Trung tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Hồ Đắc Thạnh - nguyên thuyền trưởng Tàu 41

Trung tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Hồ Đắc Thạnh - nguyên thuyền trưởng Tàu 41

PV: Cuộc đời ông, gắn liền với những hải trình của đoàn Tàu Không số. Chuyến tàu đầu tiên đã cập bến Vũng Rô thành công như thế nào để mở đường cho những chuyến tiếp theo, thưa ông?

Trung tá, AHLLVTND Hồ Đắc Thạnh: Sau 7 lần làm thuyền trưởng chỉ huy tàu vận chuyển chi viện cho chiến trường miền Tây Nam Bộ, vào các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu và Cà Mau. Mỗi khi đi qua vùng biển miền Trung, tôi đều hướng lòng mình về phía mặt trời. Nơi đó, là quê hương tôi.

Tôi ao ước có một ngày nào đó được cấp trên giao nhiệm vụ chi viện vũ khí về cho bà con quê hương mình đánh giặc. Tháng 11/1964, tôi được giao nhiệm vụ chuẩn bị chỉ huy tàu chở vũ khí chi viện cho chiến trường Quân khu 5. Nỗi vui mừng vô cùng là vì được trở về quê hương mình, được đưa vũ khí trở về quê hương mình để đồng bào mình đánh giặc. Chúng tôi chuẩn bị rất chu đáo, không để một sơ suất nào.

Ngày 16/11/1964, tàu chúng tôi bắt đầu rời miền Bắc lên đường đi về miền Nam. Đây là một bến mới, nên thời gian cho phép tàu vào bến khoảng từ 23 giờ đến 24 giờ và nhất thiết phải rời bến trước 3 giờ sáng.

Sau 3 ngày vượt trùng dương, tại vùng biển Đà Nẵng, chúng tôi bị máy bay địch theo dõi, bám sát. Hai tàu chiến của địch từ trong đất liền, tốc độ rất cao, chạy ướng vào tàu của tôi. Pháo trên tàu của địch mở hết. Chỉ cần một sơ suất, thì sẽ bị bại lộ.

Để đảm bảo an toàn, bí mật, tôi cho anh em trên tàu đưa những xâu cá chuẩn bị sẵn ra phơi, rồi đưa lưới đánh cá ra giả dạng ngư dân, treo cờ Nguỵ quyền Sài Gòn lên để che mắt địch.

Ngày 26/11/1964, tàu vượt qua “giới tuyến tạm thời” trên biển. 12 giờ trưa 28/11/1964, cách bờ 120 hải lý, thuyền chúng tôi bắt đầu đi thẳng vào Vũng Rô. 23 giờ 50 phút, tàu của tôi đã có mặt tại Vũng Rô. Nhưng bến tĩnh lặng. Chúng tôi dùng đèn pin phát tín hiệu nhận nhau, nhưng không thấy tín hiệu trả lời.

Một lúc sau, có một chiếc ghe máy kéo theo chiếc xuồng ba lá cập mạn. Các anh lên tàu. Phút gặp gỡ đầu tiên vui mừng, xúc động. Chúng tôi ôm chầm lấy nhau, hai hàng nước mắt chảy ròng nghẹn ngào không nói nên lời.

Đồng chí Trần Suyền, khi đó là Uỷ viên Ban Chấp hành Khu uỷ Liên khu 5, Bí thư Tỉnh uỷ Phú Yên trực tiếp làm bến trưởng. 

Tàu không số của Đoàn 125 Hải quân trên đường làm nhiệm vụ chi viện cho chiến trường miền Nam

Tàu không số của Đoàn 125 Hải quân trên đường làm nhiệm vụ chi viện cho chiến trường miền Nam

PV: Ông có thể chia sẻ cụ thể hơn về những khó khăn, vất vả và thử thách mà bản thân và đồng đội đã trải qua trong 12 chuyến hải trình sinh tử? 

Trung tá, AHLLVTND Hồ Đắc Thạnh: 12 chuyến. Mỗi chuyến đều là những ký ức không thể nào quên. Mỗi chuyến đi đối với đoàn tàu không số phải chấp nhận hai lần chết. Một là, chấp nhận chết do bão tố. Thứ hai, là trên trời máy bay, ở dưới các loại tàu. Tôi nhớ mãi buổi tiễn biệt đầu tiên, đó là chiều tháng 9/1963. Chỉ huy tổ chức một “mâm cơm” tiễn đưa tàu. Chúng tôi vinh dự được đón Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Hùng. 

Khác với những bữa cơm thông thường, trong phòng ăn có treo lá cờ đỏ sao vàng và dòng chữ: “Lễ tiễn đưa tàu 54 lên đường chở vũ khí chi viện cho chiến trường miền Nam”. “Mâm cơm” được chế biến bằng những loại thực phẩm phải mua bằng một loại tem phiếu đặc biệt dành cho các chuyên gia nước ngoài. 

Trong giờ phút trang nghiêm đó, Phó Thủ tướng Phạm Hùng nói với chúng tôi rằng: “Các đồng chí ra đi trong điều kiện thời tiết không thuận lợi. Chuyến đi của các đồng chí phải vượt qua muôn trùng khó khăn, đưa hàng vào đến bến và trở về miền Bắc an toàn. Nhưng, cũng có thể tàu các đồng chí vĩnh viễn không bao giờ về... Chúng tôi luôn mong đợi chiến thắng của các đồng chí. Mong đón tàu các đồng chí về lại bến. Nhưng nếu tàu các đồng chí không về được thì “mâm cơm” hôm nay như một “Lễ truy điệu sống”. Đồng thời là sự ghi nhận của Đảng, Chính phủ và Bộ Quốc phòng với các đồng chí...”

Những giọt nước mắt chúng tôi bắt đầu rơi. Xúc động lắm. Đồng chí Phạm Hùng bắt đầu tới ôm hôn từng người một. Cảm tưởng như đó là nguồn năng lượng của Đảng và và Nhà nước truyền vào cho tôi để tăng thêm sức mạnh, vượt qua tất cả sóng gió biển khơi, hoàn thành nhiệm vụ. 

Thủ tướng và các đại biểu tưởng nhớ các liệt sĩ Đoàn tàu Không số Vũng Rô

Thủ tướng và các đại biểu tưởng nhớ các liệt sĩ Đoàn tàu Không số Vũng Rô

PV: Là thuyền trưởng, vừa là trái tim, vừa là chỉ huy con tàu để đảm bảo yếu tố bí mật, thần tốc, bất ngờ của đoàn Tàu Không số, nỗi sợ lớn nhất trong ông là gì? 

Trung tá, AHLLVTND Hồ Đắc Thạnh: Khi chỉ huy tàu, nỗi sợ nhất không phải là địch, cũng không phải là thời tiết sóng to, gió lớn, mà chính là nỗi sợ mình không hoàn thành được nhiệm vụ. 

Trong suốt thời gian 14 năm (1961-1975), cán bộ chiến sĩ của Đoàn 125 Hải quân chưa bao giờ thoái thác nhiệm vụ, chưa bao giờ bị địch bắt, tù đày mà xin khai. Lòng quyết tâm, dũng cảm, hy sinh vì Tổ quốc đã có trong tim ngay từ lúc ban đầu. 

PV: Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhìn lại những hải trình đặc biệt với bao mất mát, hy sinh và cả những chiến công hiển hách, điều gì là tâm huyết mà ông muốn nhắn gửi đến thế hệ trẻ ngày nay? 

Trung tá, AHLLVTND Hồ Đắc Thạnh: Cuộc chiến đấu đầy gian khổ của chúng ta đã dài ngày lắm rồi. Sự hy sinh, mất mát của nhân dân chúng ta, cũng nhiều lắm rồi. 

Bây giờ giành được hoà bình, độc lập, thống nhất nước nhà, đời sống chúng ta quá tốt đẹp. Chúng ta không thể quên được, để có được ngày hôm nay, nhân dân và quân đội chúng ta đã đổ biết bao xương máu.

Nên chúng ta phải trân trọng ngày hoà bình, càng biết ơn thế hệ ông cha đã ngã xuống để có được ngày hôm nay.

Và cũng không quên, nếu như các thế hệ tiền thân chiến đấu giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, thì trách nhiệm lớn lao của thế hệ hôm nay là làm sao để đưa đất nước bước vào giai đoạn mới, giai đoạn phát triển, vươn mình của dân tộc; sánh vai cùng các nước, hoà bình, thịnh vượng, giàu mạnh như chúng ta hằng mong ước. 

PV: Trân trọng cảm ơn ông! 

Hồng Lĩnh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
vovgiaothong.vn
Đỉnh mới của giá vàng và khuyến nghị từ chuyên gia

Đỉnh mới của giá vàng và khuyến nghị từ chuyên gia

Giá vàng trong nước tiếp tục bứt phá mạnh mẽ, chính thức chạm mốc kỷ lục 108 triệu đồng/lượng – mức cao nhất từ trước đến nay. Sau khi đi ngang đầu phiên sáng, thị trường vàng đã nhanh chóng tăng tốc, nối dài chuỗi ngày lập đỉnh trong tuần qua.

Thu nhập khủng, cá nhân kinh doanh xe điện trẻ em bất chấp lệnh cấm

Thu nhập khủng, cá nhân kinh doanh xe điện trẻ em bất chấp lệnh cấm

Như VOV Giao thông quốc gia đã từng đề cập về thực trạng kinh doanh xe điện trẻ em ở không gian đi bộ Hồ Gươm không chỉ gây nhếch nhác, ảnh hưởng tới bộ mặt của Thủ đô mà còn khiến người dân và du khách lo lắng.

Check-in ảnh đẹp nhưng đừng để lại rác bẩn

Check-in ảnh đẹp nhưng đừng để lại rác bẩn

Thời gian gần đây, khu vực Hàm Cá Mập (Hà Nội) đang “gây sốt” trên mạng xã hội, sau khi có thông tin sẽ bị phá dỡ. Việc người dân và du khách chen lấn, tụ tập đông người, thậm chí trèo rào, đứng lên đài phun nước để chụp ảnh có lúc khiến giao thông hỗn loạn, mất ANTT và vệ sinh môi trường.

Lộ trình di chuyển vào Nhà ga T3, sân bay Tân Sơn Nhất

Lộ trình di chuyển vào Nhà ga T3, sân bay Tân Sơn Nhất

Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) vừa có hướng dẫn về lộ trình giao thông kết nối đến nhà ga hành khách quốc nội T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất).

Từ tinh thần của “Tàu Không số” đến nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới

Từ tinh thần của “Tàu Không số” đến nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới

Trong kháng chiến chống Mỹ, đường Hồ Chí Minh trên biển là hiện thân của lòng quả cảm, ý chí sắt đá; một huyền thoại có thật, một kỳ tích của dân tộc Việt Nam anh hùng; góp phần to lớn làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975.

Nâng trách nhiệm để bảo vệ “tài sản” thông tin cá nhân

Nâng trách nhiệm để bảo vệ “tài sản” thông tin cá nhân

Theo Công ty An ninh mạng Viettel, trong năm 2024, số lượng thông tin cá nhân bị đánh cắp đã tăng 50%, với hàng chục triệu bản ghi bị rò rỉ. Trong đó, dữ liệu khách hàng bị lộ lọt nhiều nhất, thậm chí có cả thông tin nhận diện khuôn mặt.

Người đàn ông gánh phở

Người đàn ông gánh phở

Ở phố Tống Duy Tân, có một người đàn ông vẫn ngày ngày gánh phở – không phải bằng đôi chân di chuyển, mà bằng ký ức được đúc lại trong một dáng hình.