TP.HCM: Cháy nhà 3 tầng, 1 người chết
Căn nhà 3 tầng ở quận Tân Phú bất ngờ bốc cháy khiến một người chết, 2 người bị thương. Các nạn nhân đều trẻ tuổi.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Theo kết quả khảo sát của Dự án Tăng cường thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, có đến 43% chủ thể sáng tạo đã từng bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Trong đó, vi phạm chủ yếu là sao chép, chiếm gần 65%, làm tác phẩm phái sinh, gần 38% và quyền nhân thân.
Tình trạng xâm phạm quyền tác giả không phải là vấn đề mới, xảy ra từ nhiều năm nay, tập trung chủ yếu ở lĩnh vực điện ảnh, âm nhạc nhiếp ảnh… và ngày càng trở nên phổ biến trên không gian mạng. Mặc dù, cơ quan quản lý Nhà nước cũng đã có nhiều biện pháp thanh tra, kiểm tra và xử phạt hành chính các trường hợp vi phạm, song số lượng các vụ bị xử lý chỉ khoảng 500 vụ trong suốt gần 10 năm thực thi Nghị định 13, chiếm một tỷ lệ quá nhỏ so với số trường hợp vi phạm.
Trong khi, đối tượng bị xử lý chủ yếu là các tổ chức, việc xử phạt đối với các cá nhân không đáng kể, chỉ có 3 trường hợp. Đối với các vụ việc được đưa ra Tòa án, thời gian xử lý kéo dài, trong khi chi phí được đền bù không quá nhiều. Điều này khiến cho tình trạng xâm phạm quyền tác giả ngày càng trở nên nhức nhối, làm nản lòng các chủ thể sáng tạo và không tạo được động lực, môi trường cho công nghiệp văn hóa phát triển trong đương lai.
Việt Nam có 12 ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo với một số thị trường sản phẩm, dịch vụ văn hóa như điện ảnh, biểu diễn nghệ thuật, sách, nhiếp ảnh, tranh, hàng thủ công mỹ nghệ… Theo số liệu thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, năm 2018, các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp gần 8,1 tỷ đô la mỹ cho nền kinh tế quốc gia, chiếm 3,61% tổng sản phẩm quốc nội, mang lại công ăn việc làm cho hơn 3 triệu lao động. Bởi vậy, cần có những giải pháp để hạn chế tình trạng xâm quyền tác giải, yếu tố quan trọng để thúc đẩy công nghiệp văn hóa phát triển.
Trước hết, cần hoàn thiện hành lang pháp lý đối với vấn đề bảo vệ bản quyền tác giả. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ số 07/2022 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2023, trong đó có nhiều quy định đã được cập nhật, nâng cao hơn về quyền tác giả, chủ sở hữu quyền hay các biện pháp bảo vệ quyền trên môi trường số.
Vì vậy, các cơ quan quản lý Nhà nước cần rà soát, điều chỉnh các văn bản dưới Luật cho đồng bộ, phù hợp và phủ rộng ở cả 12 ngành công nghiệp văn hóa đảm bảo tính khả thi khi triển khai thực hiện.
Việc hình thành thêm các Trung tâm bảo vệ quyền tác giả mới cho các lĩnh vực đang xảy ra tình trạng vi phạm bản quyền phức tạp là điều cần thiết. Bên cạnh các tổ chức Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam, Trung tâm quyền tác giả văn học Việt Nam, Hội bảo vệ quyền nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc Việt Nam…, Nhà nước tạo điều kiện hỗ trợ thành lập Trung tâm bản quyền tác giả đối với lĩnh vực nhiếp ảnh và một số lĩnh vực khác.
Tình trạng vi phạm bản quyền tác giả sẽ khó có thể được giải quyết nếu như bản thân chủ thể tác giả không nhận thức và nắm bắt được các quy định của pháp luật để bảo vệ tác phẩm của mình, mỗi người dân không ý thức được việc sử dụng những tác phẩm sao chép, vi phạm bản quyền là hành vi vi phạm pháp luật. Do vậy, cũng cần đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về vấn đề vi phạm quyền tác giả.
Bên cạnh đó, tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về bản quyền. Các cấp, các ngành cũng cần đầu tư nguồn lực, ứng dụng các công nghệ thông tin để bảo vệ, rà soát tình trạng vi phạm bản quyền để có những giải pháp xử lý kịp thời.
Thực thi bảo hộ bản quyền nói chung, bản quyền trong công nghiệp văn hóa nói riêng nghiêm túc, hiệu quả, không chỉ giúp ngành công nghiệp văn hóa đóng góp doanh thu vào ngân sách Nhà nước mà còn giúp khẳng định thương hiệu quốc gia, thể hiện cam kết mà Việt Nam đã ký với quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan.
Căn nhà 3 tầng ở quận Tân Phú bất ngờ bốc cháy khiến một người chết, 2 người bị thương. Các nạn nhân đều trẻ tuổi.
Mỗi ngày tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh, TP. Thủ Đức (TP.HCM) tấm lòng của của các thành viên nhóm thiện nguyện Nhất Tâm mang lại sự ấm áp cho những bệnh nhân, thân nhân, y bác sĩ và những người có hoàn cảnh khó khăn như anh xe ôm, chú bảo vệ, cô bán vé số....
Thông qua chương trình Kết nối yêu thương, Kênh VOV Giao thông đã huy động được số tiền từ các nhà hảo tâm để mua tặng một “cặp bò” cho gia đình thính giả Trần Văn Quý đang gặp khó khăn tại Yên Bái.
Đối với người vi phạm là cán bộ đảng viên, Chỉ thị 10 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm TTATGT đường bộ trong tình hình mới nhấn mạnh: “Mọi cán bộ đảng viên vi phạm pháp luật về giao thông phải bị xử lý nghiêm của Đảng, của từng ngành, của cơ quan đơn vị”.
Ngày 27/5, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM khánh thành thêm Trung tâm phẫu thuật nhi và Trung tâm sơ sinh. Hiện viện có 3 khối nhà hiện đại với 1.500 giường bệnh thay thế cho cảnh chật hẹp xuống cấp.
Lực lượng chức năng đã ngăn chặn nhiều trường hợp thanh thiếu niên không đội mũ bảo hiểm, tụ tập điều khiển xe với tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, nẹt pô, bấm còi gây náo loạn đường phố, cá biệt có trường hợp còn đem theo cả gậy rút 3 khúc.
Diễn tập chữa cháy và cứu nạn trong hầm sông Sài Gòn là hoạt động thường niên, nhằm chuẩn bị kịch bản giảm thiểu thấp nhất thiệt hại khi có sự cố; nâng cao trình độ nghiệp vụ chữa cháy, tìm kiếm cứu nạn và phối hợp giữa các đơn vị.