Người già cần gì?
Việt Nam hiện đang là một quốc gia có tốc độ già hóa dân số rất nhanh. Số người trên 60 tuổi hiện đã đạt gần 17 triệu người. Dù vậy, câu hỏi: Người già cần gì? Vẫn khiến không ít người trong chúng ta bối rối.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Tham gia nhiều sự kiện, Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Trần Văn Minh, công tác tại Chi hội Hà Nội sở hữu nhiều tác phẩm nhiếp ảnh đẹp và thường xuyên chia sẻ với bạn bè trên trang facebook cá nhân. Tuy nhiên, nhiều tác phẩm của ông bị mọi người công khai sử dụng mà không xin phép, trong đó có cả một số cơ quan báo chí:
"Nhiều lúc tôi đưa ảnh lên mạng, nhiều lúc sơ suất không đánh tên mình vào, có những người họ lấy trực tiếp. Nhiều người họ xin lỗi, nhưng không giải quyết được gì vì họ đưa lên trang facebook cá nhân", Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Trần Văn Minh cho biết.
Tình trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm nhiếp ảnh xảy ra khá phổ biến với nhiều cách thức khác nhau như sử dụng tác phẩm nhiếp ảnh không nêu tên tác giả, hoặc sử dụng các thiết bị hiện đại để chỉnh sửa, thay đổi nội dung hoặc sao chép tác phẩm một cách dễ dàng, nhanh chóng.
Thậm chí, nhiều trường hợp tác phẩm được chỉnh sửa nội dung, biến đổi tạo ra nhiều tác phẩm nhiếp ảnh khác nhau khiến công chúng khó phân biệt đâu là tác phẩm gốc.
Đặc thù của tác phẩm nhiếp ảnh rất dễ sao chép, nhân bản và truyền dẫn thuận tiện trên môi trường internet nên với sự phát triển của Cách mạng công nghệ 4.0, tình trạng xâm phạm quyền tác giả đối với âm nhạc, phim truyện và hình ảnh ngày càng gia tăng trên không gian mạng, diễn ra phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn cầu.
Bà Phạm Thị Kim Oanh, Phó Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, khi công nghệ số phát triển, không gian ảo ngày càng được khai thác nhiều hơn, một mặt hỗ trợ rất lớn cho việc sáng tạo, nhưng mặt khác cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc xâm phạm quyền tác giả:
"Sự phát triển công nghệ kỹ thuật số sẽ tạo điều kiện cho các tác giả có điều kiện hơn trong việc sáng tạo cũng như là quảng bá phổ biến truyền đạt tác phẩm của mình đến với công chúng nhanh hơn nhưng đồng thời như thế nó cũng sẽ đặt thêm gánh nặng vấn đề thực thi bản quyền.
Bởi vì môi trường số, một mặt rất hữu ích cho việc sáng tạo khai thác, sử dụng nhưng một mặt khác nếu như bị lợi dụng thì việc vi phạm cũng dễ dàng hơn và cũng khó khăn hơn cho bản thân từng tác giả trong việc phát hiện xử lý vấn đề xâm phạm này", bà Phạm Thị Kim Oanh cho biết.
Phân tích về lí do tình trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm nhiếp ảnh ngày càng tăng, bà Trần Thị Thu Đông, Phó Chủ tịch Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Phó Cục trưởng Cục Mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm cho rằng, hiện nay khung pháp lý đối với lĩnh vực sở hữu trí tuệ chung đã có, nhưng đối với tác phẩm nhiếp ảnh hiện chưa rõ ràng:
"Hiện nay, khung pháp lý đối với tác phẩm nhiếp ảnh nhưng chưa riêng biệt cho nên khi mà áp dụng sẽ có những cái vướng, những hạn chế. Ngày càng nhiều người tham gia sáng tạo các tác phẩm nhiếp ảnh nhưng khi vi phạm bản quyền, tác giả ngại đòi bồi thường, thời gian bỏ ra nhiều nhưng giá trị mang lại không cao. Đó cũng là lí do vi phạm ngày càng nhiều và tác giả không đầu tư lắm cho tác phẩm nhiếp ảnh", bà Trần Thị Thu Đông cho biết.
Không chỉ đối với tác phẩm nhiếp ảnh, các tác phẩm điện ảnh, âm nhạc, bản ghi âm, ghi hình cũng đối mặt với tình trạng xâm phạm bản quyền nghiêm trọng, đặc biệt trên không gian mạng Hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trên không gian mạng ngày càng phức tạp, đối tượng xâm phạm có nhiều thủ đoạn và tìm mọi cách nhằm trốn tránh sự kiểm soát của cơ quan chức năng.
Việc xác định chủ thể có hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trên lãnh thổ Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong trường hợp cá nhân, tổ chức cung cấp nội dung xuyên biên giới vào Việt Nam hoặc các website, ứng dụng trên không gian mạng như sử dụng tên miền quốc tế, che dấu tên, địa chỉ của người chịu trách nhiệm, sử dụng tên, địa chỉ giả, thuê đặt máy chủ ở nước ngoài,…
Việc tìm kiếm các vi phạm trên không gian mạng cũng gặp nhiều khó khăn, ông Nguyễn Sỹ Đôn, Phó giám đốc Trung tâm bản quyền số của Trung tâm truyền thông số Việt Nam cho biết: "Khó khăn ở đây là các hệ thống giám sát đều đang có những giới hạn nhất định trong vấn đề truy quét phát hiện. Hiện nay chưa có một công cụ nào được coi là tiêu chuẩn trong vấn đề truy quét, phát hiện một cách chủ động các hoạt động vi phạm trên không gian mạng liên quan đến hình ảnh hay liên quan đến cả các lĩnh vực khác nói chung. Điều này dẫn đến khó khăn cho việc phát hiện. Tiếp theo nữa là khó khăn trong vấn đề xử lý sau khi phát hiện vi phạm".
Ông Đôn cho biết thêm, hiện nay chưa có một cơ chế phối hợp chung, giữa các đơn vị cung cấp dịch vụ lưu trữ, các nhà mạng với các đơn vị mà sở hữu hay các đơn vị đại diện xử lý các vấn đề vi phạm bản quyền nên ngay cả sau khi phát hiện vi phạm, việc xử lý cũng gặp nhiều khó khăn.
Năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 13 quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan. Nghị định đã góp phần tích cực trong việc đấu tranh, phòng chống vi phạm hành chính, phòng ngừa vi phạm về quyền tác giả.
Tuy nhiên, trong quá trình thực thi Nghị định cũng bộc lộ một số bất cập, ông Phạm Quốc Hoà - Chánh thanh tra Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương cho biết: "Hiện nay việc thực hiện quyền tác giả, quyền liên quan tại địa phương có nhiều khó khăn. Cụ thể, quy định pháp luật còn hạn chế, chưa rõ ràng trong việc phân định trong việc xử lý vi phạm hành chính; nhận thức của nhân dân, doanh nghiệp, pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan, theo các quy định về sở hữu trí tuệ hiện nay vẫn còn thiếu; các lực lượng thực thi ở các địa phương còn mỏng, yếu do Nghị định mới của Thanh tra Chính phủ thu hẹp không còn thanh tra văn hoá".
Tại Hội nghị Tổng kết thực hiện Nghị định 13 được tổ chức mới đây, đại diện Thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cho biết, từ năm 2014 đến năm 2022 đã tiến hành thanh tra, kiểm tra 534 tổ chức, cá nhân; xử phạt vi phạm hành chính 447 tổ chức và 3 cá nhân với số tiền xử phạt gần 12,9 tỷ đồng với các vi phạm chủ yếu quyền phân phối tác phẩm, Hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm, Hành vi xâm phạm quyền đứng tên tác phẩm.
Thực tế quá trình triển khai Nghị định cũng bộc lộ những khó khăn phát sinh từ việc chưa thống nhất được về giá mua bản quyền/ mức tiền bản quyền giữa tổ chức đại diện tập thể đại diện cho chủ sở hữu quyền và tổ chức, cá nhân kinh doanh; khó khăn trong việc liên hệ với tác giả, chủ sở hữu quyền để trả tiền bản quyền nên quá trình, kiểm tra xử lý hành chính còn nhiều bất cập, không phù hợp.
Do vậy, nhiều ý kiến đề xuất cần xem xét, sửa đổi, bổ sung Nghị định số 13 cho phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay.
Tình trạng xâm phạm quyền tác giả nếu không được xử lý nghiêm có thể gây nản lòng chủ thể sáng tạo, không khuyến khích các tác phẩm sáng tạo, độc đáo mà còn gây thiệt hại lớn cho ngân sách Nhà nước. Điều này sẽ không tạo được động lực và môi trường cho công nghiệp văn hóa phát triển trong tương lai.
Đây cũng là góc nhìn của Kênh VOVGT qua bài bình luận: "Thúc đẩy công nghiệp văn hóa phát triển, bắt đầu từ bảo vệ bản quyền tác giả".
Theo kết quả khảo sát của Dự án Tăng cường thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, có đến 43% chủ thể sáng tạo đã từng bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Trong đó, vi phạm chủ yếu là sao chép, chiếm gần 65%, làm tác phẩm phái sinh, gần 38% và quyền nhân thân.
Tình trạng xâm phạm quyền tác giả không phải là vấn đề mới, xảy ra từ nhiều năm nay, tập trung chủ yếu ở lĩnh vực điện ảnh, âm nhạc nhiếp ảnh… và ngày càng trở nên phổ biến trên không gian mạng. Mặc dù, cơ quan quản lý Nhà nước cũng đã có nhiều biện pháp thanh tra, kiểm tra và xử phạt hành chính các trường hợp vi phạm, song số lượng các vụ bị xử lý chỉ khoảng 500 vụ trong suốt gần 10 năm thực thi Nghị định 13, chiếm một tỷ lệ quá nhỏ so với số trường hợp vi phạm.
Trong khi, đối tượng bị xử lý chủ yếu là các tổ chức, việc xử phạt đối với các cá nhân không đáng kể, chỉ có 3 trường hợp. Đối với các vụ việc được đưa ra Tòa án, thời gian xử lý kéo dài, trong khi chi phí được đền bù không quá nhiều. Điều này khiến cho tình trạng xâm phạm quyền tác giả ngày càng trở nên nhức nhối, làm nản lòng các chủ thể sáng tạo và không tạo được động lực, môi trường cho công nghiệp văn hóa phát triển trong đương lai.
Việt Nam có 12 ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo với một số thị trường sản phẩm, dịch vụ văn hóa như điện ảnh, biểu diễn nghệ thuật, sách, nhiếp ảnh, tranh, hàng thủ công mỹ nghệ… Theo số liệu thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, năm 2018, các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp gần 8,1 tỷ đô la mỹ cho nền kinh tế quốc gia, chiếm 3,61% tổng sản phẩm quốc nội, mang lại công ăn việc làm cho hơn 3 triệu lao động. Bởi vậy, cần có những giải pháp để hạn chế tình trạng xâm quyền tác giải, yếu tố quan trọng để thúc đẩy công nghiệp văn hóa phát triển.
Trước hết, cần hoàn thiện hành lang pháp lý đối với vấn đề bảo vệ bản quyền tác giả. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ số 07/2022 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2023, trong đó có nhiều quy định đã được cập nhật, nâng cao hơn về quyền tác giả, chủ sở hữu quyền hay các biện pháp bảo vệ quyền trên môi trường số. Vì vậy, các cơ quan quản lý Nhà nước cần rà soát, điều chỉnh các văn bản dưới Luật cho đồng bộ, phù hợp và phủ rộng ở cả 12 ngành công nghiệp văn hóa đảm bảo tính khả thi khi triển khai thực hiện.
Việc hình thành thêm các Trung tâm bảo vệ quyền tác giả mới cho các lĩnh vực đang xảy ra tình trạng vi phạm bản quyền phức tạp là điều cần thiết. Bên cạnh các tổ chức Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam, Trung tâm quyền tác giả văn học Việt Nam, Hội bảo vệ quyền nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc Việt Nam…, Nhà nước tạo điều kiện hỗ trợ thành lập Trung tâm bản quyền tác giả đối với lĩnh vực nhiếp ảnh và một số lĩnh vực khác.
Tình trạng vi phạm bản quyền tác giả sẽ khó có thể được giải quyết nếu như bản thân chủ thể tác giả không nhận thức và nắm bắt được các quy định của pháp luật để bảo vệ tác phẩm của mình, mỗi người dân không ý thức được việc sử dụng những tác phẩm sao chép, vi phạm bản quyền là hành vi vi phạm pháp luật. Do vậy, cũng cần đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về vấn đề vi phạm quyền tác giả.
Bên cạnh đó, tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về bản quyền. Các cấp, các ngành cũng cần đầu tư nguồn lực, ứng dụng các công nghệ thông tin để bảo vệ, rà soát tình trạng vi phạm bản quyền để có những giải pháp xử lý kịp thời.
Thực thi bảo hộ bản quyền nói chung, bản quyền trong công nghiệp văn hóa nói riêng nghiêm túc, hiệu quả, không chỉ giúp ngành công nghiệp văn hóa đóng góp doanh thu vào ngân sách Nhà nước mà còn giúp khẳng định thương hiệu quốc gia, thể hiện cam kết mà Việt Nam đã ký với quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan.
Việt Nam hiện đang là một quốc gia có tốc độ già hóa dân số rất nhanh. Số người trên 60 tuổi hiện đã đạt gần 17 triệu người. Dù vậy, câu hỏi: Người già cần gì? Vẫn khiến không ít người trong chúng ta bối rối.
Từ ngày 11 đến 17/11, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) vận hành thử nghiệm 100% công suất thiết kế với 14 đoàn tàu (thêm 3 đoàn tàu dự phòng). Đây là tín hiệu mừng chuẩn bị việc chạy chính thức vào đầu tháng 12/2024 và vận hành thương mại vào đầu năm 2023.
Tình trạng nhiều tài xế xe ôm công nghệ vi phạm giao thông đang diễn ra khá phổ biến ở Hà Nội, trong đó nhiều người điều khiển phương tiện phóng nhanh, vượt ẩu, vượt đèn đỏ, thậm chí là bất chấp nguy hiểm đi ngược chiều và đón trả khách tại các lối lên xuống vành đai, nguy cơ gây TNGT rất rao.
Hơn 1 tỷ trẻ em, thường xuyên phải đối mặt với các hình thức bạo lực. Cứ 4 phút, trên thế giới có 1 trẻ em tử vong vì bạo lực. Mỗi năm có khoảng 130.000 thanh thiếu niên dưới 20 tuổi bị cướp đi sinh mạng vì bạo lực.
1 tuần qua, người mua vàng miếng ở đỉnh một tuần trước nếu bán ra lúc này đã lỗ 9,5 triệu đồng/lượng, trong khi nếu mua vàng nhẫn 9999 lỗ 9,1 triệu đồng/lượng.
Hơn 17 triệu trẻ em nước ta hiện đang tham gia giao thông từ nhà đến trường 2 – 4 lượt mỗi ngày. Các em đi chung đường với các phương tiện khác, các em thiếu vỉa hè và không có hạ tầng dành riêng để đảm bảo an toàn.
Mức giá cho thuê nhà ở xã hội dự kiến dao động từ 5-10 triệu đồng/ tháng, mức giá này được đánh giá là cao so với khả năng chi trả của người thu nhập thấp – nhóm đối tượng chính mà nhà ở xã hội hướng tới.