Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thành phố tôi yêu

Thư viện, khu trải nghiệm "xanh" làm từ vật liệu tái chế

Thanh Phê: Thứ năm 08/06/2023, 09:51 (GMT+7)

Vài năm gần đây, phong trào tái chế rác thải nhựa thành các thư viện, khu trải nghiệm xanh đang được nhiều trường học triển khai và mang lại hiệu quả tích cực.

Cách làm này không chỉ giúp bảo vệ môi trường khỏi sự ô nhiễm, điều quan trọng tập cho các em ý thức bảo vệ môi trường sống ngay còn khi còn ngồi trên ghế nhà trường. PV VOV Giao thông đã có cuộc trò chuyện với ông Võ Minh Khánh, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Vĩnh Trung 3, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang, để hiểu thêm về mô hình độc đáo này.

PV: Từ đâu nhà trường có ý tưởng triển khai xây dựng một khu vườn trải nghiệm độc đáo và hoàn toàn từ những vật liệu tái chế như thế này?

Thầy Khánh: Trường của mình xa tỉnh lỵ, điều kiện tiếp cận với những cái nguồn văn hóa hiện đại hơi hạn chế đối với học sinh của mình.

Đặc biệt ở đây, mình có nhiều học sinh dân tộc Khmer. Từ chỗ đó, nhà trường nghĩ ra 1 cái mô hình để cho các em có được 1 cái khu vườn để trải nghiệm trong cái giờ học, lồng ghép dạy các bộ môn thích hợp.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

PV: Còn những vật dụng được dùng để tái chế này từ đâu?

Thầy Khánh: Vỏ xe này lúc đầu mình đi mua nhưng sau đó người ta biết nội dung, ý nghĩa mà mình làm, người ta cho mình. Các chai này được thu gom từ quá trình các em ăn uống hàng ngày ở tại trường cùng với việc là các em thu gom ở nhà.

PV: Điểm đặc biệt của mô hình còn có bảng mô tả về địa lý và có đặc sản của địa phương. Thầy có thể chia sẻ rõ hơn về điều này?

Thầy Khánh: Xuất phát từ môn học giáo dục lịch sử địa lý địa phương, muốn tạo điều kiện cho học sinh nhìn thấy hằng ngày để học sinh nhớ được những cái ý nghĩa về lịch sử, địa lý địa phương cho nên ở nhà trường đã tạo ra một cái bảng là những hình ảnh, là những tư liệu về lịch sử địa lý địa phương cho các em thường xuyên đến để tham quan, để xem. Cái bảng có 2 mặt. Một mặt là những cái sản phẩm, đặc sản ở toàn tỉnh và 1 số đặc sản ở riêng Vị Thủy, trồng lúa, nuôi vịt, thả lưới bắt cá, …đó là những hoạt động nông nghiệp ở Vị Thủy. 

PV: Trong không gian trải nghiệm này, nhà trường trang bị một thư viện xanh. Thầy có thể chia sẻ về nghĩa của mô hình?

Thầy Khánh: Thứ nhất đó là cập nhật sách mới cho học sinh đọc trong giờ ra chơi. Thứ hai là có 1 cái giá sách để thu gom sách cũ của học sinh đã học qua rồi. Cuối năm học, không còn em học ở lớp sau thì tự động các em sẽ mang lại góc thư viện đó và có 1 em học sinh tiếp nhận và ghi lại đóng góp của học sinh đó.

PV: Ngoài việc học gắn với thực tiễn các em học sinh còn tham gia bảo vệ môi trường từ việc dễ thực hiện nhất, đó là phân loại rác tại nguồn.

Thầy Khánh:  Rác thì rác thải nhựa có thể tái chế bỏ riêng ra, rác hữu cơ thì bỏ riêng ra để trồng cây xung quanh mô hình. Rác không tái chế được thì bỏ vào thùng ra để mang đi tiêu hủy. Giáo dục các em khi mà dùng các loại chai nhựa đựng nước uống, sau khi dùng xong không vứt bừa bãi mà bỏ vào đúng nơi quy định.

PV: Cảm ơn thầy với những chia sẻ vừa rồi!

Ý kiến của bạn