Thời trang tuần hoàn: Tái chế để tiếp nối tình yêu với môi trường
Vũ Loan - 21/03/2023 | 14:21 (GTM + 7)
Thời trang tuần hoàn là một trong những cách làm tăng vòng đời và giá trị sử dụng của thời trang, qua đó góp phần giảm lượng phát thải ra môi trường từ ngành công nghiệp phát triển này.
Tại Việt Nam, phần lớn các hoạt động tuần hoàn thời trang hiện nay mới chỉ đơn giản dừng lại ở việc trao đổi và tái sử dụng sản phẩm, còn việc tái chế thì chưa được phổ biến. Tuy nhiên, nhiều người yêu môi trường đánh giá, thời trang tái chế là một bước đi cần thiết được chú trọng trong thời gian tới, giúp thay đổi nhận thức của con người về giá trị sử dụng và vòng đời của sản phẩm thời trang.
Như Cửa hàng thời trang tuần hoàn UCS đã hoạt động ổn định trong lĩnh vực này cũng đặt ra mục tiêu hoạt động trong những năm tới của nhóm là tập trung tái sử dụng và tái chế các sản phẩm thời trang thương hiệu Việt Nam
Bạn Trần Thúy Nga, quản lý cửa hàng Thời trang tuần hoàn UCS chia sẻ: "Đồ không có giá trị sử dụng nữa thì UCS sẽ sử dụng để tái chế lại, để có thể tuần hoàn tiếp để tăng vòng đời sản phẩm. Mình sẽ ưu tiên lựa chọn sản phẩm của Việt Nam, hơn nữa mình giảm thiểu được nhu cầu mua sắm và tìm tòi cái mới và tận dụng những cái mình đã có hay sử dụng nguồn tài nguyên có sẵn ở trong nước thì nhu cầu nhập hàng second hand ở nước ngoài về sẽ giảm đi nhiều".
Bạn Vũ Ánh – người sáng lập không gian thủ công máy vá Lá Xanh cũng tin rằng, khi các sản phẩm tái chế từ quần áo cũ đảm bảo được giá trị, tiện ích sử dụng thì chắc chắn sẽ nhận được sự ủng hộ và góp phần thay đổi ý thức, thói quen tiêu dùng của mọi người. Đó mới chính là cách để chúng ta mang đến sự phát triển bền vững cho cuộc sống và môi trường.
"Cái ngách tái chế quần áo cũ mọi người làm lâu rồi nhưng ít người làm chứ không có nhiều, thứ 2 là người ta vẫn còn e ngại việc sử dụng quần áo cũ có đảm bảo an toàn không. VD bọn em xin quần áo đã khá là sạch sẽ rồi, khi về tụi em lại xử lý một lần nữa, rồi bọn em may đồ là những đồ tiện ích, dễ dàng sử dụng trong cuộc sống nên mọi người cũng khá là ủng hộ chứ không quá là dè dặt nữa", bạn Vũ Ánh chia sẻ.
Sau khi Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm Giấy phép lái xe chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2025 đã tạo ra chuyển biến đáng kể trong nhận thức của người tham gia giao thông.
Ngày 03/01, Công an TP.HCM đã ra quyết định khởi tố bị can đối với bà Giáp Thị Sông Hương - chủ cơ sở mái ấm Hoa Hồng về tội hành hạ người khác. Vậy đến nay số phận và cuộc sống của 86 em bé trong mái ấm Hoa Hồng ra sao?
Ẩu đả gây thương tích, hành hung người khác sau va chạm giao thông thậm chí tấn công cả những người can ngăn, vì sao vẫn xảy ra? Thực trạng đáng báo động, gây tâm lý bất an, tổn hại đến sức khỏe, thậm chí cướp đi mạng sống của người tham gia giao thông làm cách nào để chấm dứt?
Nhân tài không chỉ cần sự đãi ngộ bằng lương bổng. Họ cần một môi trường làm việc tốt, nghĩa là có cơ hội phát triển nghề nghiệp, có nguồn lực để phát huy tài năng, cần sự ghi nhận của cộng đồng, đồng nghiệp, lãnh đạo, và công chúng, cần thấy sự hữu ích của bản thân.
ĐBSCL có ưu thế khi nằm sát với đô thị đầu tàu của cả nước, là TP.HCM. Từ lâu, Vùng đã hoạch định những chiến lược, phải kết nối với TP.HCM để mở ra cơ hội giao thương, phát triển kinh tế - xã hội.
Tổng Cty Vận tải Hà Nội (Transerco) khẳng định, đến nay công tác đầu tư phương tiện và hạ tầng phục vụ xe buýt điện đã cơ bản hoàn thành, đảm bảo sẵn sàng cho việc khai trương dự kiến trong tháng 1/2025 và chính thức vận hành từ ngày 1/2/2025.
Nếu nhắc đến các làng hoa nổi tiếng, người ta thường nghĩ ngay đến Đà Lạt, Sa Đắc hay Mỹ Tho. Tuy nhiên, giữa lòng TP.HCM nhộn nhịp, có một làng hoa mang tên Thới An nằm ở quận 12, đã tồn tại và đẳm chất "hương đất tình người" trong nhiều thập kỷ.