Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Thu phí hạ tầng cảng biển: Nguồn lực giúp hoàn thiện cơ sở hạ tầng

Huy Hoàng: Thứ sáu 05/01/2024, 10:30 (GMT+7)

Sau khoảng 20 tháng triển khai thu phí thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển trên địa bàn (gọi tắt là phí hạ tầng cảng biển), TP.HCM đã thu về hơn 3800 tỷ đồng hoà vào ngân sách thành phố.

Đây là nguồn lực đáng kể giúp TP.HCM có thêm điều kiện để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông kết nối với các khu vực cảng biển, qua đó giúp cải thiện năng lực vận chuyển và giảm chi phí logistics cho doanh nghiệp. 

 

Cảng Cát Lái (Q.2, TP.HCM) hiện là cảng container có lợi nhuận và quy mô hàng đầu Việt Nam, đồng thời lọt vào top 21 Cảng hàng đầu thế giới. Ảnh: Vneconomy

Cảng Cát Lái (Q.2, TP.HCM) hiện là cảng container có lợi nhuận và quy mô hàng đầu Việt Nam, đồng thời lọt vào top 21 Cảng hàng đầu thế giới. Ảnh: Vneconomy

10h sáng ngày 3/1/2024 tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực 1 (nằm trong khuôn viên Tân Cảng Cát Lái, TP.Thủ Đức, TP.HCM) có khá đông người làm các thủ tục kê khai hàng hoá xuất khẩu thông qua cảng. Qua quan sát, việc thực hiện các thủ tục trong đó có thủ tục kê khai và thanh toán phí hạ tầng cảng biển diễn ra tương đối thuận lợi, nhanh chóng.

Đại diện các đơn vị vận tải mà chương trình ghi nhận được tại khu vực thực hiện các thủ tục thông quan hàng hoá tại Cảng Cát Lái cho biết:

"Lúc đầu có khó một chút nhưng tôi nghĩ là dùng số tiền đó để làm đường thì sẽ thuận tiện, hạ tầng sẽ mở rộng thêm".

"Tôi mong muốn thành phố sẽ niêm yết, thông báo rõ ràng trên các phương tiện truyền thông để doanh nghiệp chúng tôi được biết là nguồn tiền mình đóng sẽ được sử dụng đúng vào cơ sở hạ tầng".

Có thể thấy sau hơn 20 tháng triển khai chủ trương thu phí thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển trên địa bàn TP.HCM, các doanh nghiệp vận tải logistics đã dần hình thành thói quen và thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ đóng phí trong quá trình hoạt động của mình.

Là đơn vị được giao phụ trách chính trong công tác vận hành hệ thống thu phí hạ tầng cảng biển, Cảng vụ đường thuỷ nội địa TP.HCM cho biết chủ trương này đã nhận được sự quan tâm lớn của các doanh nghiệp, bình quân mỗi ngày đơn vị tiếp nhận khoảng 180 cuộc gọi và hàng chục email, tin nhắn qua zalo để được yêu cầu hỗ trợ.

Ông Đặng Ngọc Thành – Phó giám đốc Cảng vụ đường thuỷ nội địa TP.HCM thông tin thêm: "Đối với công tác vận hành thì chúng tôi cho rằng hệ thống đã đảm bảo hoạt động ổn định, liên tục phục vụ tốt cho nhu cầu giao dịch của tất cả doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu thực hiện nghĩa vụ đóng phí hạ tầng cảng biển theo quyết định của HĐND TP.HCM".

Tổ vận hành hệ thống thử nghiệm thực hiện TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: TTXVN

Tổ vận hành hệ thống thử nghiệm thực hiện TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: TTXVN

Qua thống kê của Sở GTVT TP.HCM, kể từ khi hệ thống vận hành thu phí hạ tầng cảng biển chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 1/4/2022, đến nay trên hệ thống thu phí đã có trên 68.800 doanh nghiệp đăng ký.

Bình quân hàng ngày khoảng từ 2.000 đến 3.000 doanh nghiệp khai báo và nộp phí, số lượng tờ khai phát sinh đến nay là hơn 4 triệu tờ khai. Tổng số tiền phí hạ tầng cảng biển mà TP.HCM đã thu được tính đến hết ngày 15/12/2023 là gần 3800 tỷ đồng, trong đó giai đoạn từ ngày 1/4/2022 đến hết ngày 31/12/2022 là hơn 1860 tỷ đồng, giai đoạn từ ngày 1/1/2023 đến hết ngày 15/12/2023 hơn 1930 tỷ đồng. Số tiền còn phải tiếp tục thu bổ sung là hơn 68 tỷ đồng.

Ông Trần Quang Lâm – Giám đốc Sở GTVT TP.HCM cho biết thêm: "Quá trình thu phí nổi lên nhiều bài học lớn là phối hợp, đoàn kết tốt, thứ hai là dám nghĩ dám làm, thứ ba là ứng dụng công nghệ thông tin và đảm bảo công tác truyền thông. Chúng ta đang thực hiện tốt và không vướng mắc gì lớn, chỉ có hai việc là quy trình vận hành để thực hiện cần cụ thể hoá hơn, thứ hai là một số đối tượng và mức thu cần được điều chỉnh cho phù hợp".

Theo Sở GTVT TP.HCM, toàn bộ nguồn thu từ chủ trương thu phí hạ tầng cảng biển sau khi trừ 1,3% chi phí vận hành sẽ được nộp vào ngân sách thành phố. Đơn vị cũng đã tham mưu và trình UBND, HĐND thành phố  thông qua danh mục 27 công trình trọng điểm, các dự án giao thông kết nối cảng được sử dụng nguồn này. Trong đó đáng chú ý là các dự án Vành đai 2, hoàn thành nút giao Mỹ Thủy; mở rộng đường Nguyễn Thị Định, nghiên cứu một đường nối liên cảng  (khoảng 8.000 tỷ đồng)…

Ông Trần Quang Lâm thông tin: "Cuối năm 2026 chúng ta thông đường Vành đai 2 ra nút giao Bình Thái ra đường Võ Nguyên Giáp, đường Nguyễn Thị Định nữa thì toàn bộ khu vực cửa ngõ phía Đông này chúng ta thông thoáng, cơ bản. Và tiếp theo đến 2027 đường nối liên cảng từ cảng Cát Lái – Phú Hữu nối vào Vành đai 3 và cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây nữa thì toàn bộ khu vực chúng ta gần như là căn cơ và giải quyết được, phát huy được luân chuyển hàng hóa và đặc biệt chi phí logistics, tôi nghĩ nó sẽ giảm rất nhiều thời gian quay vòng hàng hóa. Quan trọng nhất là chúng ta giảm ùn tắc và giảm tai nạn giao thông".

Chia sẻ về quá trình hiện thực hoá chủ trương thu phí hạ tầng cảng biển, ông Đinh Ngọc Thắng – Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM cho rằng cái khó khăn nhất chính là giai đoạn bắt đầu triển khai với nhiều sự hoài nghi đến từ người dân, doanh nghiệp cũng như các Hiệp hội ngành nghề vận tải, logistics. Tuy nhiên, với tư duy minh bạch và ứng dụng chuyển đổi số triệt để trong quá trình thu phí, bước đầu đã tạo nên 1 số kết quả tích cực.

Ông Đinh Ngọc Thắng cho rằng bên cạnh việc rút kinh nghiệm cũng như chuẩn hóa công tác thu phí, điều chỉnh mức phí lẫn các đối tượng phải thu thì TP.HCM cần sớm hiện thực hoá nguồn thu bằng những dự án cụ thể: "Tôi đề xuất cần tiếp tục kiên trì với mục tiêu làm sao trên cơ sở nguồn tiền thu được phải nhanh chóng triển khai các dự án để doanh nghiệp không phải đi vòng ra ngoài, các dự án phải liên kết với các tuyến vành đai 2 3 4 thì mới phát triển toàn diện được".

Đại diện lãnh đạo TP.HCM, ông Nguyễn Văn Dũng – Phó chủ tịch UBND TP.HCM cho rằng quá trình thực hiện chủ trương thu phí hạ tầng cảng biển thời gian qua là phù hợp với các quy định hiện hành và cơ bản đáp ứng được xu thế phát triển hiện nay. Nguồn thu phí hạ tầng cảng biển đã và đang đóng góp đáng kể cho ngân sách, tạo cơ sở quan trọng để thành phố sớm hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng kết nối, công tác thu phí đã công khai minh bạch thì cũng cần minh bạch công khai trong công tác sử dụng nguồn thu này:

"Chúng ta đã làm hết sức rõ ràng minh bạch ,thời gian tới đề nghị các đơn vị quan tâm và thực hiện cho tốt từ đó triển khai các dự án hạ tầng liên quan để kết nối với cảng biển, qua đó phục vụ cho quá trình thu phí tốt hơn, doanh nghiệp cũng giảm được chi phí lưu thông, chi phí logistic", ông Dũng cho biết.

Bốc dỡ hàng hóa ở Cảng Cát Lái, thành phố Thủ Đức. Ảnh: Nhân dân

Bốc dỡ hàng hóa ở Cảng Cát Lái, thành phố Thủ Đức. Ảnh: Nhân dân

Cần sớm hiện thực hoá các dự án kết nối từ nguồn thu phí hạ tầng cảng biển

Khách quan mà nói thì dù đi sau nhưng TP.HCM đã về trước trong việc nghiên cứu, xây dựng đề án thu phí hạ tầng cảng biển. Việc áp dụng triệt để số hoá, tự động hoá đã giải toả đáng kể được những ngờ vực về tính minh bạch, công khai trong quá trình thu phí.

Tuy nhiên, điều mà người dân, doanh nghiệp và cả lãnh đạo chính quyền TP.HCM mong muốn lúc này là làm sao để công khai, minh bạch, và cụ thể hoá được nguồn thu không nhỏ này.

Có thể con số 2000 tỷ đồng phí hạ tầng cảng biển thu được mỗi năm là chưa đủ để đáp ứng với nhu cầu hàng chục, hàng trăm ngàn tỷ đồng mà TP.HCM cần để đầu tư xây dựng các dự án giao thông kết nối khu vực cửa ngõ cảng biển. Tuy nhiên, trong bối cảnh còn nhiều khó khăn như hiện nay thì mức đóng góp này là hết sức quý giá.

Điều mà dư luận quan tâm lúc này có thể không phải là nguồn thu phí hạ tầng cảng biển ít hay nhiều mà là nguồn thu này sẽ được phân bổ ra sao, dự án nào sẽ được đầu tư từ nguồn phí này và quan trọng hơn là đâu là mốc thời gian cụ thể để các dự án này đi vào hoạt động.

Rõ ràng, đây là những đòi hỏi chính đáng không chỉ của người dân hay các doanh nghiệp vận tải mà còn của cả nền kinh tế trong bối cảnh Việt Nam là quốc gia có chi phí logistics vào dạng cao của khu vực và thế giới.

Việc sớm hoàn thiện mạng lưới giao thông kết nối với các cảng biển không chỉ giúp doanh nghiệp giảm chi phí lưu thông, tăng tính cạnh tranh cho nền kinh tế mà còn giúp Việt Nam gia tăng cơ hội đón đầu xu hướng chuyển dịch toàn cầu.

Để hiện thực hoá mục tiêu trở thành 1 đô thị hướng biển trong tương lai, hơn lúc nào hết, TP.HCM giờ đây cần phải khẩn trương hơn, tích cực hơn trong việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng nói chung, hạ tầng kết nối cảng biển nói riêng bắt đầu từ việc minh bạch, công khai kế hoạch sử dụng nguồn thu phí hạ tầng cảng biển gắn với từng dự án chi tiết, công trình cụ thể.

Huy Hoàng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Phân luồng giao thông phục vụ Quốc tang

Hà Nội: Phân luồng giao thông phục vụ Quốc tang

Trong các ngày 25 và 26/7/2024, trên địa bàn TP.Hà Nội diễn ra các hoạt động phục vụ Lễ Quốc tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Công an thành phố Hà Nội phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện.

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng nay (25/7), Lễ viếng chính thức đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu tổ chức đồng thời ở Hà Nội, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội).

Mạnh tay xử lý các vi phạm tại dự án QL21B đoạn qua Thị trấn Vân Đình (Hà Nội)

Mạnh tay xử lý các vi phạm tại dự án QL21B đoạn qua Thị trấn Vân Đình (Hà Nội)

Người dân Thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội phản ánh về tình trạng bụi bặm, đường xá ngổn ngang do công trình cải tạo, chỉnh trang lại vỉa hè, hệ thống thoát nước và chiếu sáng trên QL21B đoạn qua thị trấn Vân Đình đang triển khai thi công, ảnh hưởng đến đi lại và đời sống.

Đường nội khốn khổ cạnh tranh với đường nhập lậu

Đường nội khốn khổ cạnh tranh với đường nhập lậu

Năm 2023, lượng đường nhập lậu vào Việt Nam vào khoảng 600 nghìn tấn, bằng 63% lượng đường của các doanh nghiệp sản xuất mía đường trong nước, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Cờ vỉa

Cờ vỉa

Với cánh mày râu, có một món ăn tinh thần vẫn tồn tại lâu nay trong cuộc sống, đó là thú chơi cờ tướng vỉa hè. Nếu bộ hàng ngang qua những vỉa hè trên phố, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh từng nhóm người tụ tập xung quanh bàn cờ tướng kèm theo những âm thanh nhộn nhịp cả một góc phố.

Làm đường dành cho người đi bộ nhưng lại cho đỗ ô tô?

Làm đường dành cho người đi bộ nhưng lại cho đỗ ô tô?

Tại Hà Nội, nhiều tuyến đường đã được đầu tư từ lâu để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, thế nhưng các tuyến đường này vẫn chưa cho thấy hiệu quả hoạt động của nó. Đơn cử như tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng, phần đường đáng ra được dành riêng cho người đi bộ, thì nay đã trở thành bãi đỗ xe…

Phân vai cụ thể để quản lý, bảo trì đường bộ

Phân vai cụ thể để quản lý, bảo trì đường bộ

Sau giai đoạn ủy thác ban đầu, việc phân cấp, phân quyền cho các địa phương quản lý quốc lộ là một bước tiến quan trọng trong quá trình cải cách hành chính, không chỉ giúp giảm tải gánh nặng cho trung ương mà còn phát huy tính chủ động, sáng tạo của các địa phương trong việc quản lý và bảo trì quốc lộ.