Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thành phố tôi yêu

Thông điệp "xanh" qua những chiếc túi tái chế

Huy Phong: Thứ năm 14/12/2023, 11:14 (GMT+7)

Rời khỏi công việc văn phòng ổn định tại TP.HCM. Chị Phạm Thị Hải Dương đã quay về Phú Yên và lựa chọn cho mình một lối đi mới bằng việc mở ra cửa hàng Cruella De Vil để tái chế những chiếc quần áo jean cũ thành những chiếc túi xách “ không đụng hàng”.

Cùng với sự đam mê, chị quyết định học và tìm tòi từ những khóa học ngắn hạn và internet chị Dương đã cho ra đời hàng ngàn chiếc túi với đủ mẫu mã và chủng loại với dấu ấn của riêng mình.

PV: Xin chào chị Dương, điều gì đã thôi thúc chị thành lập cửa hàng túi xách làm tử vải tái chế Cruella de Vil?

Chị Phạm Thị Hải Dương: Cruella De Vil Handbag của mình là một cừa hàng online nhỏ, tại đây mình muốn tiếp cận và đưa tới cho nhiều người các sản phẩm tái chế từ vải jean.

Hiện tại việc bán hàng qua thương mại điện tử rất phổ biến và dễ tiếp cận đến khách hàng điều này giúp mình không chỉ bán hàng mà còn truyền tải những thông điệp về môi trường, tiết kiệm và tái sử dụng những vật liệu về thời trang.

Điều này đã thôi thúc mình đưa những sản phẩm tái chế từ vải jean để bán tại cửa hàng nhỏ này của mình. 

Một sản phẩm đến từ Cruella De Vil Handbag

Một sản phẩm đến từ Cruella De Vil Handbag

PV: Những thông điệp về môi trường mà chị Dương muốn gửi gắm qua những sản phẩm của mình?

Chị Phạm Thị Hải Dương: Hiện tại mình cảm thấy, mọi người đã tiếp nhận những sản phẩm tái chế rất cởi mở. Không riêng gì ngành thời trang mà mình cảm nhận mỗi ngày thì lối sống của những người xung quanh mình cũng đang hướng đến những xu hướng rất tích cực. Ví dụ như trong dinh dưỡng, sức khỏe trong quan niệm con người trước những không gian sống.

Thậm chí là những biến chuyển trong tâm thức của con người cũng được thể hiện rât rõ nên là việc giảm nhu cầu vật chất, hướng đến một đời sống xanh để bảo vệ môi trường cũng không còn quá xa lạ điều này nó khiến cho câu chuyện tái chế của mình cũng trở nên bình thường.

Cái sự bình thường này giúp sản phẩm của mình dễ dàng len lỏi vào đời sống và trở thành nhu cầu thường thức. Mình chọn tái chế quần jean không chỉ muốn truyền tải đến người dùng một sản phẩm thú vị mà ở đó mình còn truyền tải một câu chuyện thú vị, giúp cho mọi người có thể tiếp cận những thông điệp về con người, môi trường, xã hội một cashc tốt hơn.          

PV: Trong thời gian tới, bên cạnh những việc mà chị vẫn đang làm và tiếp tục tiến hành, chị có những dự định gì để dự án có thể phát triển hơn và tiếp cận đến với nhiều người hơn nữa?

Chị Phạm Thị Hải Dương: Hiện tại mình cũng đang phát triển việc sản xuất, bán cho một số khách hàng lẻ ở nước ngoài ví dụ như ở Thái, ở Nhật, ở Sing, ở Đài Loan.

Nhưng nó cũng chỉ nằm ở những đơn hàng nhỏ lẻ thôi. Việc tái chế này cũng phổ biến nên mình cũng tiếp tục những lớp học liên quan đến việc sử dụng vật liệu, jean, denim để chúng ta tái chế không chỉ túi xách mà còn rèm cửa, thảm lót chân, thú nhồi bông chẳng hạn.

Hiện tại mình cũng đang tiếp tục những lớp học đó để mọi người tiếp cận tái chế dễ dàng và không quá xa lạ trong đời sống.

PV: Xin cảm ơn chị Dương về cuộc trò chuyện vừa rồi. 

Huy Phong/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn