Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Dân sinh

Thi xong vài tuần vẫn chưa được nghỉ hè, thầy trò đều… oải

Quách Đồng: Thứ sáu 24/05/2024, 07:39 (GMT+7)

Khối tiểu học công lập đã thi học kỳ xong và biết kết quả từ lâu, nhưng do kế hoạch của ngành giáo dục nên hầu hết các trường đều tổng kết và kết thúc năm học vào tuần sau.

Do vậy, tuần sau các cháu vẫn phải đến trường, trong khi khối ngoài công lập đã bắt đầu được nghỉ. Việc kéo dài năm học một cách không cần thiết với học sinh tiểu học công lập có thể khiến cả thầy và trò mệt mỏi.

Dù đã chuẩn bị kế hoạch cho 2 con về Hải Phòng 2 tuần đầu kỳ nghỉ hè, song chị Nguyễn Thị Liên (ở Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) – phụ huynh có con học lớp 4, Trường tiểu học Xuân Đỉnh lại phải thay đổi kế hoạch vì con phải học thêm một tuần. Dù con khá uể oải, nhưng chị Liên vẫn phải động viên con đến lớp: "Con em cũng nói rồi, là học xong rồi, có kết quả rồi, giờ chỉ chơi thôi nên nó cũng chả muốn học nữa, tự dưng anh nó nghỉ rồi, nó phải đi học nên nó thấy chán. Nó chả học gì nữa, gọi là ra lớp cho hết thời gian, các cô cũng phải ra lớp theo lịch chứ các cô cũng chả còn gì để dạy nữa rồi. Còn kế hoạch của nhà em thì thằng lớn chắc vật vờ chờ em chứ còn làm sao".

Một số phụ huynh cũng bày tỏ, việc cho trẻ học thêm 1 tuần sau khi đã thi, đã có kết quả học tập là không cần thiết:

"Bọn cấp 1 là phải thứ 5 tuần sau. Nó cũng hậm hực đấy, nhưng cũng không biết thế nào. Em cũng định cho bọn trẻ con đi nghỉ ở đâu đó, nhưng vẫn phải chờ xem lịch của bọn nó thế nào"

"Lịch vẫn đi học thì phải cho đi học thôi, xong mới cho về quê nghỉ hè được. Thấy nhiều phụ huynh cũng xin nghỉ mà".

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Tuy vậy, cũng không ít phụ huynh còn bắt đầu tìm lớp năng khiếu để gửi con trong cả dịp hè, nên việc kéo dài năm học thêm một tuần sau khi các con đã thi xong càng khiến phụ huynh đỡ phải bố trí người trông nom. Chị Bùi Thị Trang, một phụ huynh học sinh lớp 3, Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (Trần Hưng Đạo, Hà Nội) chia sẻ: "Em thấy kéo dài thời gian đến trường thì thuận lợi hơn cho bố mẹ, khi mà các con nghỉ hè thì bố mẹ vẫn phải đi làm. Còn các con đến trường vẫn được chơi, được giao lưu với các bạn và thời điểm này cũng không bị áp lực kiến thức, bài tập nữa"

Cô Nguyễn Thúy Phương, một giáo viên tiểu học, đồng thời cũng là phụ huynh có con học tiểu học thừa nhận, cũng muốn cho con nghỉ ngơi sau một năm học vất vả. Tuy vậy, với tư cách là một giáo viên, cô Phương vẫn phải dạy nốt theo kế hoạch: "Có rất nhiều phụ huynh đồng ý với việc con thi xong rồi, không phải đi học nữa. Nhưng trên phương diện giáo dục thì họ không thể nào mà nói các con xong rồi, thôi tất cả mọi thứ lại. Vấn đề là các con đã hoàn thành hết tất cả các kiến thức trong cuốn sách chưa, bởi vì nhiều khi có một số bài ôn tập thì chưa hoàn thành xong, thì các con phải học để kết thúc năm học đúng lịch trình của Bộ Giáo dục".

Lý giải về việc các trường khối tiểu học vẫn phải kéo dài thời gian học thêm một tuần, PGS.TS Phạm Mạnh Hà, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cho hay, việc bắt đầu năm học và kết thúc năm học đã nằm trong kế hoạch của nhà trường, được các Phòng Giáo dục quận, huyện báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo và được Thành phố ra quyết định.

Theo kế hoạch này, các trường sẽ tính toán thời gian để học sinh học đủ kiến thức, trong đó bao gồm cả thời gian dự phòng. Nhiều trường hợp, dù không sử dụng đến thời gian dự phòng, nhưng các trường cũng không thể kết thúc năm học sớm hơn so với kế hoạch.

"Chả ai muốn cả, nhưng đã là kế hoạch thì chỉ có UBND Thành phố mới có quyền quyết định kết thúc năm học vào lúc nào, chứ không phải Sở Giáo dục. Nó là quy định quản lý nhà nước về giáo dục. Cho nên nhiều khi phụ huynh bức xúc, nhưng nó là kế hoạch rồi, đố ông Hiệu trưởng nào dám cho học sinh nghỉ sớm. Trường ngoài công lập lại khác, trường ngoài công lập do Hiệu trưởng ra quyết định", PGS.TS Phạm Mạnh Hà nói.

Ảnh minh họa: Baochinhphu

Ảnh minh họa: Baochinhphu

Theo ông Nguyễn Đình Sơn, Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, nhiều trường, nhiều giáo viên cũng thừa nhận, việc kéo dài thời gian học với khối tiểu học sau khi đã hoàn thành việc thi cử, không đem lại hiệu quả về mặt kiến thức. Nhưng vì kế hoạch giảng dạy được ấn định từ đầu năm, nên không trường nào dám cho học sinh nghỉ sớm. Thêm vào đó, việc cho học sinh nghỉ sớm đồng nghĩa với việc phải tính toán, trả lại tiền học phí, tiền ăn bán trú, tiền xe đưa đón.

"Cái này đang nằm ở chỗ phân bố chương trình và phân bố thi cử. Nếu nhìn theo góc tích cực thì thấy rằng các em được học hết các phần đó. Nhưng câu chuyện của chúng ta nó đang nằm ở chỗ chống chế, chính vì câu chuyện chống chế nên học thêm như thế cũng không vào đầu đâu", ông Nguyễn Đình Sơn nói.

Từ góc độ cơ quan bảo vệ trẻ em, ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục trẻ em, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phân tích, các địa phương, các trường phải tuân thủ các quy định pháp lý của ngành giáo dục. Nếu thấy việc kéo dài thời gian học với bậc tiểu học là không cần thiết, chúng ta phải kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo để thay đổi cho phù hợp:

"Nếu chúng ta thấy bất cập, chúng ta phải điều chỉnh. Và chúng tôi nhấn mạnh nguyên tắc ở đây là phải lợi ích tốt nhất cho trẻ em. Nếu chúng ta cảm thấy việc thu gọn thời gian, giảm bớt thời gian hay tăng thêm thời gian học mang lại lợi ích tốt nhất cho trẻ hoàn toàn chúng ta có thể ngồi lại với nhau. Thậm chí nếu thu gọn thời gian mà chúng ta phải trả lại tiền cho phụ huynh thì chúng ta hoàn toàn có cách để hoàn trả"

Một số ý kiến cho rằng, kiểm tra học kỳ đã xong, đã tổng kết điểm, nhưng hàng ngày giáo viên, học sinh vẫn tiếp tục phải lên lớp, không chỉ khiến thầy mệt mỏi, mà học trò ngán ngẩm.

Bởi vậy việc học và kiểm tra đúng với khung phân phối chương trình năm học nhằm đảm bảo nội dung học tập cho học trò cần được tính toán và áp dụng linh hoạt, đảm bảo sự hứng khởi của việc học tập./.

 

Quách Đồng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Phân luồng giao thông phục vụ Quốc tang

Hà Nội: Phân luồng giao thông phục vụ Quốc tang

Trong các ngày 25 và 26/7/2024, trên địa bàn TP.Hà Nội diễn ra các hoạt động phục vụ Lễ Quốc tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Công an thành phố Hà Nội phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện.

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng nay (25/7), Lễ viếng chính thức đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu tổ chức đồng thời ở Hà Nội, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội).

Mạnh tay xử lý các vi phạm tại dự án QL21B đoạn qua Thị trấn Vân Đình (Hà Nội)

Mạnh tay xử lý các vi phạm tại dự án QL21B đoạn qua Thị trấn Vân Đình (Hà Nội)

Người dân Thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội phản ánh về tình trạng bụi bặm, đường xá ngổn ngang do công trình cải tạo, chỉnh trang lại vỉa hè, hệ thống thoát nước và chiếu sáng trên QL21B đoạn qua thị trấn Vân Đình đang triển khai thi công, ảnh hưởng đến đi lại và đời sống.

Đường nội khốn khổ cạnh tranh với đường nhập lậu

Đường nội khốn khổ cạnh tranh với đường nhập lậu

Năm 2023, lượng đường nhập lậu vào Việt Nam vào khoảng 600 nghìn tấn, bằng 63% lượng đường của các doanh nghiệp sản xuất mía đường trong nước, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Cờ vỉa

Cờ vỉa

Với cánh mày râu, có một món ăn tinh thần vẫn tồn tại lâu nay trong cuộc sống, đó là thú chơi cờ tướng vỉa hè. Nếu bộ hàng ngang qua những vỉa hè trên phố, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh từng nhóm người tụ tập xung quanh bàn cờ tướng kèm theo những âm thanh nhộn nhịp cả một góc phố.

Làm đường dành cho người đi bộ nhưng lại cho đỗ ô tô?

Làm đường dành cho người đi bộ nhưng lại cho đỗ ô tô?

Tại Hà Nội, nhiều tuyến đường đã được đầu tư từ lâu để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, thế nhưng các tuyến đường này vẫn chưa cho thấy hiệu quả hoạt động của nó. Đơn cử như tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng, phần đường đáng ra được dành riêng cho người đi bộ, thì nay đã trở thành bãi đỗ xe…

Phân vai cụ thể để quản lý, bảo trì đường bộ

Phân vai cụ thể để quản lý, bảo trì đường bộ

Sau giai đoạn ủy thác ban đầu, việc phân cấp, phân quyền cho các địa phương quản lý quốc lộ là một bước tiến quan trọng trong quá trình cải cách hành chính, không chỉ giúp giảm tải gánh nặng cho trung ương mà còn phát huy tính chủ động, sáng tạo của các địa phương trong việc quản lý và bảo trì quốc lộ.