Hạn chế tốc độ trong đô thị: Kinh nghiệm nào cho Việt Nam?
Chạy quá tốc độ là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai nạn giao thông, gia tăng nguy cơ tử vong và chấn thương tai nạn giao thông.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Len lỏi trong ngõ nhỏ tại phố Chùa Láng (Đống Đa, Hà Nội), qua 2 hàng xe máy đang chen chúc nhau, Hải Đăng (quê Yên Bái) mới có thể đến căn chung cư mini nơi anh thuê trọ.
Căn nhà 7 tầng rộng khoảng 100 m2 là nơi ở của hơn 50 người, chủ yếu là sinh viên và nhân viên văn phòng từ các tỉnh lên Hà Nội học tập và làm việc. Đăng cho biết, trong phố Chùa Láng, không thiếu những ngôi nhà được xây lên rồi chia phòng và cho thuê lại dưới dạng chung cư mini.
Gọi là "chung cư mini" cho sang, nhưng thực ra toàn bộ sinh hoạt của Đăng và 2 người bạn nữa đều gói gọn trong căn phòng rộng 25m2, còn nấu nướng sẽ phải đi ra ban công đua ra bên ngoài được gia cố bằng những thanh sắt và lưới mắt cáo để chống trộm.
Hải Đăng chia sẻ:“Sau vụ cháy ở Thanh Xuân mình cũng rất lo ngại bởi vì chưa chắc khu mình đang sống sẽ đảm bảo PCCC. Nếu có sự cố xảy ra thì khó mà thoát nạn vì quá chật chội.
Hiện tại khu mình sống khoảng 25 phòng, mỗi phòng trung bình 2 người nhưng chỉ có 1 thang máy và cửa ra vào thôi, sảnh ở tầng 1 thì để xe cho cư dân ở nếu xảy ra cháy nổ thì các xe đấy sẽ là vật liệu dễ cháy nổ. Mà từ đường to vào cách ngõ khoảng 500m nếu cháy thì cứu hỏa cũng không thể vào trong đây được”.
Chỉ vào các tòa nhà chung cư mini san sát nhau, Hải Đăng cho biết phố Chùa Láng gần nhiều trường đại học nên người dân thường xây lại nhà rồi chia nhỏ phòng để cho thuê, giá thuê sẽ sẽ dao động từ 3-5 triệu đồng/ tháng nên thu hút được nhiều sinh viên đến thuê trọ.
“Nếu như được chọn thì ai cũng muốn mua nhà đất, nhà chung cư hay nhà có quy hoạch đàng hoàng. Vì thu nhập hạn chế thì phải cố chấp nhận thôi vì các căn nhà như nhà tôi chỉ khoảng 700tr thôi, đây là mức phí rẻ với người thu nhập thấp như tôi”, Hải Đăng nói.
Theo ghi nhận của phóng viên, những năm gần đây, loại hình chung cư mini xuất hiện tại nhiều quận, huyện trên địa bàn thủ đô, nhất là các khu vực tập trung nhiều trường đại học lớn như Thanh Xuân, Hoàng Mai, Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm…
Chỉ cần search cụm từ "thuê chung cư mini" trên google đã cho ra hàng nghìn kết quả cùng các thông tin liên quan đến từng "căn hộ". Các chung cư mini cho thuê có diện tích 20-30m2, chi phí thấp có thể đáp ứng được yêu cầu của nhiều người dân có mức thu nhập trung bình tại Hà Nội.
Chị Hồng Hạnh (quê Thanh Hóa) thuê một căn chung cư mini trên địa bàn quận Cầu Giấy cho biết: Mỗi tầng tại tòa chung cư mini chị sống đều có một hộp cứu hỏa được trang bị sẵn phòng ngừa hỏa hoạn. Tuy nhiên, cư dân tại đây chưa từng được tập huấn về cách sử dụng chúng ra sao. Điều đáng nói, tòa nhà lại nằm ở trong ngõ nhỏ, vô cùng chật chội, nếu sự cố xảy ra thì việc ứng cứu là vô cùng khó khăn.
Chị Hạnh cho biết thêm: “Mình đã ở đây được 4 năm rồi, căn mình ở là tầng 3 của tòa chung cư mini 5 tầng. Nếu bây giờ không may có hỏa hoạn thì không biết việc cứu hỏa thế nào vì lối đi vào quá xa và chật hẹp. Biết là nguy hiểm nhưng giá tiền vừa phải nên bắt buộc mình phải chọn các căn chung cư mini ở sâu trong ngõ như thế này.
Sau vụ hỏa hoạn vừa qua thì mình đang phải tìm chỗ ở khác chấp nhận xa trung tâm 1 chút nhưng thoáng đãng, rộng rãi và an toàn hơn”.
Hoàng Hà, sinh viên năm 2 của 1 trường đại học trên địa bàn Hà Nội chia sẻ: “Bọn em cũng là sinh viên mới lên học nên kinh tế còn eo hẹp, không phải ai cũng đủ khả năng để thuê nhà to hay mặt đường lớn. 2-3 người bọn em ở trong 1 căn rộng 15-20m2 là đủ, như căn của bọn em có phòng ngủ và nhà vệ sinh khép kín. Còn nấu ăn thì phải ra chuồng cọp ở ban công. Sau vụ việc vừa rồi thì thấy cháy nổ rất sợ, nhưng cũng không biết làm thế nào chỉ biết tự trang bị cho mình thang dây, bình cứu hỏa phòng chống trường hợp xấu nhất thôi”.
Theo chị Nguyễn Minh Ánh trú tại một căn hộ chung cư mini tại đường Nguyễn Văn Trỗi (Mỗ Lao, Hà Đông), tại một số khu chung cư, vấn đề về lối thoát hiểm và hướng dẫn kỹ năng PCCC cho người dân vẫn chưa được coi trọng: “Sau khi quan sát rất nhiều vụ cháy diễn ra thì mình thấy mình thực sự đang trong không gian nguy hiểm vì lối thoát hiểm duy nhất có cầu thang nhưng thực tế lối thoát hiểm ở tầng 1 lúc nào cũng trong trạng thái đóng kín, chìa khóa hay thiết bị để mở các cánh cửa này hầu như không có.
Chính bản thân mình thực tế cũng rất ít kinh nghiệm PCCC chỉ đến khi xảy ra vài vụ cháy gần đây mình mới ý thức được việc để ý hơn đến PCCC và kỹ năng thoát nạn trong khi gặp đám cháy”.
Vụ cháy lớn xảy ra tại chung cư mini số 37 ngách 29/70 phố Khương Hạ, quận Thanh Xuân, Hà Nội, vào đêm 12/9 đã dấy lên hồi chuông cảnh báo về hiểm họa liên quan đến cháy nổ tại những chung cư mini trong các khu dân cư.
Người dân cho rằng, trong một con ngách nhỏ mà “mọc” lên chung cư mini dạng khủng, lại xây vượt tầng và có thêm hàng trăm con người sinh sống, cư trú thì các vấn đề an ninh trật tự, an toàn xã hội, môi trường, giao thông… sẽ là hệ lụy xấu không thể tránh khỏi.
Những tồn tại và trách nhiệm tháo gỡ vấn đề chung cư mini trên địa bàn Hà Nội đã đến lúc không thể xem nhẹ, không thể chỉ “nóng” khi xảy ra sự cố. Việc để chung cư mini xây dựng tràn lan, tự phát đang tạo ra những rủi ro lớn cho người dân./.
Chạy quá tốc độ là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai nạn giao thông, gia tăng nguy cơ tử vong và chấn thương tai nạn giao thông.
"Tháng Chín đôi mươi, tháng Mười mùng năm" - Đây là câu nói để nhắc về những ngày có rươi, một món ăn rất đặc biệt của mùa đông miền Bắc. Tháng 10 Âm lịch, hương thơm của rươi đã bay đầy những mảnh vỉa hè khuất nẻo của phố cổ.
Đã hơn 10 ngày kể từ khi Hà Nội điều chỉnh tổ chức giao thông trên đường Trần Phú (quận Hà Đông) để phục vụ thi công Gói thầu số 04 dự án Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá TP Hà Nội.
Nếu bài Dạ Cổ Hoài Lang, ở Bạc Liêu đặt nền móng cho sự phát triển của âm nhạc tài tử, cải lương Nam Bộ thì “Dây Rạch Giá” là sự sáng tạo mới của trường phái diễn tấu hài vọng cổ theo phong cách độc nhất vô nhị, tạo đà cho sự phát triển của nhiều loại dây đờn cổ nhạc sau này.
Năm nay, nhiều nhà vườn ở xã Long Thới rơi vào cảnh “đứng ngồi không yên” vì cúc mâm xôi đang gặp tình trạng chậm phân nhánh, chậm ra hoa so với thời vụ. Thậm chí có một số nhà vườn đành phải bấm bụng nhổ bỏ để chuyển sang trồng các loại hoa kiểng khác cho kịp bán tết.
Mặc dù là một trong những tuyến đường chính của địa phương và có đông phương tiện qua lại, thế nhưng, tuyến đường 13.000, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang hiện xuống cấp nghiêm trọng với chi chít ổ gà, ổ voi. Tình trạng này xuất hiện đã lâu nhưng chậm được khắc phục khiến người dân bất an.
Với bản sắc được tạo dựng hơn 4000 năm lịch sử, di sản văn hóa được xem là tài sản vô giá và là nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước, hội nhập toàn cầu.