Ngược dòng thế giới, giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn cao chót vót
Giá vàng thế giới bất ngờ đảo chiều hạ nhiệt nhưng giá vàng miếng SJC vẫn rất cao, bán ra 86 triệu đồng/lượng, còn vàng nhẫn là 85,8 triệu đồng/lượng.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Nhưng, còn chỗ ở của hàng vạn người thu nhập thấp thì sao? Không ở "chung cư mini", họ sẽ ở đâu, khi mà các dự án nhà xã hội vẫn đang chờ, khi mà chung cư bình dân đã rất nhiều năm không có thêm dự án, còn các dãy nhà trọ vài ba tầng cho thuê như trước kia thì cực kỳ khan hiếm.
Người thu nhập thấp sẽ ở đâu, trong một đô thị có sức nén gần 2.400 người trên mỗi km2, gấp hơn 8 lần mức trung bình cả nước?
TỌA ĐÀM trên VOV Giao thông FM 91Mhz, 12h30', thứ Sáu (15/09/2023): “Không chọn "chung cư mini", người thu nhập thấp sẽ ở đâu?"
Với sự tham gia của các khách mời: TS. Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện An toàn vệ sinh lao động và KTS. Trần Huy Ánh - Ủy viên Thường vụ Hội Kiến trúc sư Hà Nội
Bất an tại các "chung cư mini"
Lo lắng, bất an đến mất ngủ là tâm trạng của nhiều người dân sống tại các ""chung cư mini", từ sau vụ cháy "chung cư mini" thảm khốc đêm 12/9.
Anh Tomy Nghiêm, sống tại "chung cư mini" Ngõ 33 Nhân Hoà, quận Thanh Xuân, Hà Nội cho biết anh và hầu hết mọi người tại đây đều đang ám ảnh về những thiệt hại nặng nề của vụ cháy cách đây 3 hôm:
"Không chỉ mình tôi mà tất cả mọi người đều đau lòng và lo lắng. Không chỉ mạng người đã mất như thế mà chính bản thân chúng tôi đây cũng đang sống trong "chung cư mini" gần như vậy. Cửa sổ họ xây để trộm không thể từ bên ngoài vào nhưng đương nhiên người cũng không thể từ trong ra được".
Sau vụ cháy, hầu hết người dân đang sinh sống tại các "chung cư mini" đều lo lắng nhất về nguy cơ xảy ra hỏa hoạn và việc chưa đảm bảo, đáp ứng tiêu chuẩn PCCC tại các khu nhà này.
Ngay trong tối ngày 14/9, ông Nguyễn Xuân Tú, sinh sống và bảo vệ một tòa "chung cư mini" trong ngõ 296 Lĩnh Nam đã tới phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai để được tập huấn, trang bị thêm những kiến thức về PCCC; nhưng ông vẫn chưa thể yên tâm:
"Tôi lo là làm sao chủ từng căn hộ phải có ý thức trách nhiệm, quan tâm đến việc PCCC. Đa số người ở "chung cư mini" là các gia đình nhỏ nhưng không lo lắng vấn đề PCCC. Thứ 2 là cái lo ở đây "chung cư mini" ở ngõ ngách, khi xảy ra cháy nổ, hỏa hoạn thì rất nan giải".
Bên cạnh đó, nhiều người bày tỏ lo lắng về thực trạng ở các "chung cư mini", nơi họ đang sống có hàng chục hộ gia đình nhưng diện tích chật hẹp, hành lang và lối đi lại rất nhỏ, không có lối thoát hiểm nên gần như bế tắc khi có sự cố xảy ra:
"Diện tích của khu "chung cư mini" nó rất nhỏ, rất chật chội và lối đi lại nhỏ lắm, nếu có vấn đề gì muốn thoát rất là khó. Như gặp hỏa hoạn thì muốn thoát rất khó bởi lối thoát rất bé".
Còn lo lắng hơn bởi cả tòa nhà 10 tầng chỉ có 1 cửa ra vào sử dụng cửa cuốn điện, chị Minh, sống tại một "chung cư mini" ở phố Hoàng Đạo Thành, phường Kim Giang, quận Thanh Xuân rất bất an bởi cửa cuốn bằng điện, khi gặp sự cố mất điện thì người bên trong không có cách thoát ra bên ngoài được.
Thậm chí, nếu hỏa hoạn xảy ra, hệ thống điện bị mất, cửa cuốn có thể trở thành một bức tường sắt kiên cố cản trở công tác cứu hộ cứu nạn từ bên ngoài:
"Hệ thống cửa chính ra vào cứ đến tối đêm 11-12h là sập xuống mà cửa đó chạy bằng điện, lo lắng nhất là khi xảy cháy thì điện sẽ ngắt thì cửa đó có mở được không để mà thoát hiểm được bằng cửa đó".
Hầu hết "chung cư mini" trên địa bàn Hà Nội hiện đều có lượng dân cư lên tới hàng trăm người sinh sống. Dù lo lắng, bất an nhưng họ chưa có giải pháp nào thay thế, bởi ở thì sợ hỏa hoạn, đi lại chưa biết đi đâu?
Anh Nguyễn Minh Đức, đang ở "chung cư mini" tại quận Cầu Giấy cũng lo có thể gặp nguy hiểm nhưng không có đủ khả năng để chuyển đến nơi ở khác: "Chung cư mini" này nó như con dao hai lưỡi, vừa giải quyết được nhà ở nhưng rất nguy hiểm trong vấn đề PCCC vì trong ngõ ngách thì PCCC vào rất khó mà ở Hà Nội rất nhiều "chung cư mini" nên để kiếm soát vấn đề PCCC là rất khó".
Chỗ ở của người dân, không thể để mặc thị trường lo liệu
Đề án Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn 2021 – 2030, ông Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cho rằng, đây là một cố gắng rất lớn của Chính phủ nhằm chăm lo đời sống cho người có thu nhập thấp.
Tuy vậy, ông Chính cũng thừa nhận, thời gian qua, người có thu nhập thấp không dễ tiếp cận nhà ở xã hội, nên giai đoạn tới cần có biện pháp giám sát chặt chẽ hơn:
“Lần này người ta sẽ rút kinh nghiệm thực hiện bán nhà ở xã hội của các lần trước, thì bây giờ người ta sẽ có cách, sẽ quản lý, những ai được mua, mua như thế nào, bình chọn đã đành, nhưng quản lý rất cụ thể, nhưng tiêu chí nào, ai được mua. Đạt được 1 triệu căn hộ là cố gắng rất lớn của nhà nước, rồi trong chuyện được mua, được vay ngân hàng đây cũng là tạo điều kiện cho người dân tiếp cận”.
Tuy vậy, TS Nguyễn Văn Đáng, Học viện Chính trị Quốc gia HCM phân tích, tại các quận trung tâm, dân cư đông đúc, rất khó có quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội và nếu có cũng khó đến tay đúng đối tượng được thụ hưởng, còn nếu ở xa khu trung tâm, lại không thu hút được người dân đến ở.
Bởi vậy, kinh nghiệm nhiều nước thường áp dụng bằng việc xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê. Điều này sẽ đặc biệt phát huy tác dụng tại những địa bàn dân cư đông đúc, để người có thu nhập thấp có chỗ ở đảm bảo an toàn:
“Chúng ta đang hiểu Nhà nước phải bảo đảm người dân có nhà ở xã hội, tức là phải họ mua được. Đấy là hiểu sai. Vai trò của Nhà nước là bảo đảm mọi người dân có chỗ ở, chứ nhà nước không thể đáp ứng mọi người dân sở hữu nhà ở được.
Với các địa bàn trung tâm, cư dân đông đúc và người dân có nhu cầu thì phải hình thành quỹ nhà ở xã hội cho thuê mà nhà nước quản lý. Thuê, đến lúc không có nhu cầu nữa thì trả lại, thì nó mới tạo ra một quỹ lưu động thường xuyên có thể đáp ứng nhu cầu cho người dân được”.
Ở góc độ khác, PGS.TS.Nguyễn Đức Lộc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu đời sống xã hội cho rằng, để giải quyết nhu cầu thì vai trò điều tiết của chính quyền đô thị trong việc đưa ra các quy định khung về tiêu chuẩn nhà ở phù hợp và có sự kiểm tra, giám sát các tiêu chuẩn đó. Trong trường hợp quỹ đất đai đô thị không nhiều thì phải có những giải pháp kỹ thuật để đảm bảo người ở được an toàn:
“Hiện nay dường như chúng ta đang để trôi cho thị trường và có nhu cầu thì người ta đáp ứng dịch vụ thôi, dẫn đến những hệ lụy như thế này nó sẽ xảy ra và khi nó xảy ra rồi thì chúng ta mới bàng hoàng, mới nhận ra là chúng ta đã không thực hiện đúng các quy hoạch tốt để chúng ta có cái đô thị có nơi ở an toàn cho người dân”.
Theo TS Ngô Vĩnh Bạch Dương, Viện Nhà nước và Pháp luật, để phòng tránh các trường hợp tương tự, cơ quan quản lý phải đặt ra các quy định diện tích tối thiểu mới được ở, kể cả nhà ở xã hội và nhà cho thuê. Thậm chí, không được xây nhà cho thuê chật quá, bởi điều này liên quan mật thiết đến các giải pháp đảm bảo an toàn phòng cháy:
“Phải đặt ra quy định tối thiểu và chúng ta phải làm quen với chuyện phải đạt diện tích tối thiểu mới được ở. Tôi chỉ đủ tiền thuê nhà này cho 10 người thôi, nhưng ở Thành phố này không cho phép cư trú nhu vậy. Nghe thì rất ngược đời nhưng vấn đề là đảm bảo quyền con người là không được phép như thế thôi”.
Giá vàng thế giới bất ngờ đảo chiều hạ nhiệt nhưng giá vàng miếng SJC vẫn rất cao, bán ra 86 triệu đồng/lượng, còn vàng nhẫn là 85,8 triệu đồng/lượng.
Bình quân mỗi người dân Hà Nội có 3 m2 diện tích không gian công cộng. Riêng quận Hoàn Kiếm, mỗi người dân chỉ có khoảng 0,1 m2. Không chỉ thiếu không gian công cộng, mà các công viên, vườn hoa trong thành phố rất khó cho người khuyết tật tiếp cận.
Vào trung tuần tháng 9/2024, VOV Giao thông phát sóng loạt phóng sự “Dấu hiệu một siêu lừa và những giấc mơ bị đánh cắp của người già”, đề cập những hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của các công ty An toàn thực phẩm, AT Bank trụ sở ở Cầu Giấy do ông giám đốc Nguyễn Đức Toản đại diện.
Sự việc hàng vạn người đổ về tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự mới khai trương phần nào cho thấy tình trạng thiếu điểm vui chơi công cộng tại thủ đô chưa có nhiều cải thiện. Trong khi đó, nhiều bảo tàng cũ hay một số tuyến phố đi bộ mới… lại rơi vào tình trạng đìu hiu, vắng khách.
Suốt nhiều năm qua, khu vực ngõ 381 Nguyễn Khang nối từ phố Nguyễn Khang đến Khu đô thị mới Dịch Vọng (Cầu Giấy, Hà Nội) thường xuyên trong cảnh ùn tắc, đặc biệt vào khung giờ cao điểm. Mặt đường hư hỏng, không khí thì bụi gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân quanh đây.
Hội An là một thành phố du lịch có nghề “may nóng” nổi tiếng trong và ngoài nước. Cũng vì thế mà mỗi ngày phố cổ Hội An có lượng vải thừa thải ra rất nhiều.
Thỉnh thoảng, truyền thông lại phản ánh ý thức của một nhóm người trong cộng đồng, khi ở nơi công cộng… tất nhiên là những việc làm tiêu cực, và gây phẫn nộ với những người còn lại.