Khi yêu thương được sẻ chia
Nhận thấy quê hương Kiên Giang còn hiều hoàn cảnh khó khăn, từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường anh Lý Thiện đã nhen nhóm ý định sẽ làm những việc có sức ảnh hưởng lớn nhằm giúp đỡ người nghèo khổ.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Xã Long Thới, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre có hơn 600 hộ trồng cúc mâm xôi phục vụ Tết Nguyên đán, với số lượng trên dưới 1 triệu sản phẩm. Hiện trà cúc đang sinh trưởng và phát triển tốt hứa hẹn 1 mùa hoa tết bội thu. Thế nhưng, có khoảng 70 hộ trồng cúc mâm xôi ở ấp An Hòa, xã Long Thới và một số hộ dân ở ấp Thiện Mỹ, xã Tân Thiềng có biểu hiện cây phát triển chậm hơn bình thường, cây chậm phân nhánh, chậm lên bông so với thời vụ.
Anh Huỳnh Văn Anh, ngụ tại ấp An Hòa, xã Long Thới cho biết, thấy giống cúc này mới, hoa to, nở đều, kháng sâu bệnh tốt, nhẹ phân thuốc nên vào cuối vụ của tháng 12 năm 2023, anh bắt đầu nhân giống bằng cách giâm cành. Từ 100 cây giống ban đầu, anh Huỳnh Văn Anh đã nhân ra hàng ngàn cây con giống vừa để nhà trồng, vừa bán lại cho bà con trong ấp: So với cây cúc mâm xôi truyền thống với cây cúc mình đang trồng thì tiến độ ra bông của nó rất châm.
Không riêng gì anh Huỳnh Văn Anh, anh Phan Nhật Linh, người dân trồng hoa lâu năm ở ấp An Hòa, xã Long Thới, huyện Chợ Lách cho biết, năm nay anh thử nghiệm trồng cúc mâm xôi giống mới vì thấy bông đẹp, cây kháng sâu bệnh tốt. Theo thông lệ hàng năm vào thời điểm này, cúc mâm xôi đã phát triển cơi đọt thứ tư, thứ năm và đã ôm nụ.
Tuy nhiên, giàn cúc của anh năm nay mặc dù vẫn phát triển bình thường nhưng đến thời điểm này vẫn chưa tạo mầm hoa: Năm nay em cũng làm giống mới năm đầu tiên, hiệu quả là sạch bệnh, tốt cây, nhẹ tiền phân thuốc. nhưng nó lại tạo mầm hoa chậm hơn so với cúc truyền thống.
Theo phòng nông nghiệp huyện Chợ Lạch, thống kê sơ bộ cho thấy có khoảng 149.000 chậu cúc mâm xôi của 70 hộ dân ở ấp An Hòa, xã Long Thới, chiếm khoảng 10% trên tổng số cúc mâm xôi của toàn huyện bị chậm phân nhánh, chậm tạo mầm, ôm nụ.
Ông Trần Hữu Nghị - Phó Trưởng phòng Phòng nông nghiệp huyện Chợ Lách cho biết: Huyện Chợ Lách chuyên sản xuất hoa nở trong đó cúc mâm xôi chiến tỷ trọng lớn của huyện bên cạnh vạn thọ, màu gà và một số loại cây hoa khác. Hiện tại đối với cúc mâm xôi tập trung nhiều ở xã Long Thới. Sản lượng cúc mâm xôi của huyện năm nay khoảng 1 triệu rưỡi sản phẩm. Theo thống kê sơ bộ thì hiện có khoảng 149.000 chậu đang có hiện tượng chậm phân nhánh, chậm tạo mầm hoa. Thay vì theo truyền thống thì tới thời điểm này nó phải ôm nụ, chiếm khoảng 10% toàn huyện bị ảnh hưởng chậm mầm hoa.
Ông Nghị cho biết thêm, qua phân tích mẫu cây, khai thác thông tin từ người dân và kết hợp với nghiên cứu thực tế tại các ruộng hoa, bước đầu các nhà khoa học đã tìm ra nguyên nhân khiến cho cúc mâm xôi của người dân ấp An Hòa chậm ra hoa, trong đó có các ảnh hưởng của thời tiết và đặc tính giống:
Qua khảo sát nhận thấy rằng, nói chung có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc chậm tạo nụ hoa ví dụ như thời tiết cũng có, giống cũng có, biện pháp kỹ thuật cũng có. Nhưng trong đó nguyên nhân chính chắc có lẽ là do giống bà con mua chưa rõ nguồn gốc, chưa hiểu đặc tính của nó. Vì nó đi theo 1 luồng, 1 khu vực khoảng 7 8 chục hộ, mua giống cùng 1 chỗ, tình trạng các cây đều giống nhau. Sinh trường rất là tốt nhưng chỉ có điều là không ra bông thôi.
Sau khi tìm ra được nguyên nhân sơ bộ, ngày 17/11 vừa qua, các ngành chức năng huyện Chợ Lách cùng các nhà khoa học tổ chức cuộc hội thảo tìm giải pháp khắc phục tình trạng cúc mâm xôi chậm phân cành và chậm phân hóa mầm hoa. Sau khi bàn bạc, các nhà khoa học thống nhất áp dụng biện pháp can thiệp ức chế sự sinh trưởng của cây.
Nói về kế hoạch này, ông Trần Hữu Nghị - Phó Trưởng phòng Phòng nông nghiệp huyện Chợ Lách cho biết thêm: Huyện cũng đưa ra nhiều giải pháp, giờ đến tết thời gian vẫn còn dài, huyện cũng nhờ các nhà khoa học của trường Đại học Cần Thơ cùng một số nhà khoa học khác tiến hành xử lý, xịt thuốc ức chế sinh trưởng của cây. Xịt chất điều hòa sinh trưởng để éo nó ra bông. Nếu trong vòng từ 7 đến 10 ngày mà không thành công thì buộc phải dừng.
Dù chưa qua thời gian 10 ngày theo khuyến cáo của các nhà khoa học để chờ kết quả xử lý ép cây ra hoa, một số người dân không còn đủ kiên nhẫn đã nhổ bỏ phần cúc bị chậm ra hoa để trồng lại các loại giống khác cho kịp mùa hoa tết Ất Tỵ sắp đến. Theo thống kê, đến thời điểm hiện tại chỉ tính riêng 2 xã Long Thới và Tân Thiềng đã có hơn 20.000 chậu cúc mâm xôi bị nhổ bỏ, thiệt hại hàng trăm triệu đồng.
Ông Nghị thông tin thêm: Khuyến cáo bà con khoản nhổ bỏ những cây cút này, vì mình đang thí nghiệm. Trong vòng từ 7 đến 10 ngày nữa nếu thành công thì chúng ta tiếp tục sản xuất, còn không thì chúng ta dừng lại. Thứ 2 thì khi mua giống cúc chúng ta phải tìm hiểu rõ nguồn gốc của nó. Còn những người dân đang sản xuất thành công khoảng 90% cúc hiện tại đang trổ đúng thời vụ cũng đề nghị bà con tiếp tục theo dõi vì từ đây đến tết vẫn còn dài, dịch bệnh cũng thường xảy ra, bà con cũng thường xuyên thông tin với cơ quan chức năng để kịp thời hỗ trợ.
Đối với những cây cúc bị ảnh hưởng, đề nghị xã rà soát lại để sau này mình có chính sách giống cho năm tiếp theo hoặc mình sẽ có những giải pháp hỗ trợ cho những người bị thiệt hại này.
“Phập phồng” cúc Tết của các nhà vườn Chợ Lách là bài học sâu sắc trong việc chọn lựa, sử dụng các giống cây chưa rõ nguồn gốc, đặc tính vốn thường xuyên xảy ra trong sản xuất nông nghiệp. Mong rằng, với sự hỗ trợ từ ngành chức năng, sự kiên nhẫn của nhà vườn hy vọng rằng, số hoa bị trễ này sẽ nhanh chóng được phục hồi và ra hoa đúng dịp tết, giúp nhà vườn "gỡ gạc” phần nào kinh phí đã đầu tư.
Nhận thấy quê hương Kiên Giang còn hiều hoàn cảnh khó khăn, từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường anh Lý Thiện đã nhen nhóm ý định sẽ làm những việc có sức ảnh hưởng lớn nhằm giúp đỡ người nghèo khổ.
Bằng các công tác hóa trang mật phục, kiểm tra đột xuất lực lượng CSGT TP. Hà Nội đã xử lý nhiều trường hợp xe vận tải hành khách dừng đỗ, đón trả khách sai quy định.
Hà Nội sẽ hạn chế phương tiện cơ giới đường bộ sử dụng nhiêu liệu diesel vào một số khu phố cổ, phố cũ, góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí. Vậy hệ thống vận tải hành khách công cộng tại những khu vực này đã làm gì để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân?
Dự kiến đầu tháng 12/2024 sẽ khởi công Dự án xây dựng tuyến đường nối từ Khu đô thị Đồng Tàu đến đường Giải Phóng, thuộc địa bàn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
Trong 9 tháng đầu năm 2024, TP.HCM ghi nhận 401 cây ngã và 635 cây gãy nhánh, trong đó có 4 sự cố làm 5 người tử vong. Hình ảnh những nhánh cây bất chợt đè lên mái nhà, xe cộ; gây thương vong cho những người đi đường, hoặc bật gốc nằm ngổn ngang, vẫn còn là nỗi ám ảnh với người dân.
Thống kê từ Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, 7 tháng đầu năm, số vụ tai nạn giao thông liên quan đến thanh thiếu niên tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Điều hòa nhiệt độ là một tiện nghi dường như đã không thể thiếu được ở đô thị hiện nay. Một phần là do chúng ta đã trở nên lệ thuộc vào nó. Đặc biệt là trẻ em.