Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Tham vấn tâm lý học đường, không thể tiếp tục chần chừ

Minh Hiếu: Thứ năm 11/05/2023, 08:43 (GMT+7)

Trong bối cảnh bạo lực học đường vẫn nhức nhối, tỷ lệ học sinh trầm cảm, tự tử ở mức báo động thì ngành giáo dục, nhà trường và các địa phương cần có những “bước đi” cụ thể, ngay lập tức, thay vì nói mãi về những khó khăn hay nuối tiếc về sự chậm trễ.

Khoảng 14-18% học sinh từng có ý định tự tử, 10-16% học sinh thường cảm thấy cô đơn, 16% học sinh nam và 28% học sinh nữ rối loạn lo âu.

Đó là những con số “biết nói” về sự cấp thiết triển khai hoạt động tham vấn tâm lý học đường, trong bối cảnh học sinh ngày nay không chỉ chịu áp lực, căng thẳng về học tập, định hướng tương lai, mà còn bị bủa vây bởi các vấn nạn bạo lực học đường cũ và tệ nạn xã hội mới, những nội dung xấu, độc gần như không được kiểm soát trên Internet, hay thông tin cá nhân, hình ảnh riêng tư bị lộ, lọt tràn lan,…

Những áp lực ấy đè nặng lên lứa tuổi chưa phát triển hoàn thiện về tâm sinh lý và chưa được trang bị đầy đủ kỹ năng xử lý. Vậy khi bế tắc, các em sẽ tìm đến ai để nhờ cậy? Thầy cô và cha mẹ ít khi là sự lựa chọn, bởi những mối quan hệ, tình bạn, tình yêu,… không dễ dàng chia sẻ với người thường đưa ra lời khuyên, yêu cầu mang tính áp đặt.

Các phòng tham vấn tâm lý ở trường học cũng không nhiều, khi nhiều học sinh chưa từng nghe tới khái niệm, không biết trường mình có hay không, hoặc nếu có thì vẫn chỉ là các giáo viên kiêm nghiệm, chưa đem lại cho các em niềm tin về khả năng giải quyết vấn đề.

Tư vấn học đường tại Trường tiểu học Trần Nhật Duật (Hà Nội). Ảnh: langsontv

Tư vấn học đường tại Trường tiểu học Trần Nhật Duật (Hà Nội). Ảnh: langsontv

 Khó khăn, rào cản trong việc triển khai hoạt động tham vấn tâm lý học đường đã được đề cập từ lâu, đó là sự thiếu thốn về điều kiện vật chất, cơ chế tuyển dụng và lương chi trả cho cán bộ chuyên trách.

Nhưng có lẽ rào cản lớn nhất là sự lúng túng, ngại thay đổi mô hình, ngại học tập, ngại thích nghi… của chính đội ngũ quản lý.

Bởi với nhiều trường coi trọng hoạt động tư vấn tâm lý, hiệu trưởng và các giáo viên đủ tâm huyết (dù chỉ làm công việc kiêm nghiệm), thì việc nắm bắt diễn biến tâm lý học sinh vẫn được thực hiện tốt, kịp thời phát hiện, ngăn chặn bạo lực học đường hay các trường hợp rối loạn lo âu.

Do vậy, để hoạt động tham vấn tâm lý học đường đạt hiệu quả thực chất, trước hết cần thay đổi tư duy nhà quản lý. Muốn vậy, ngành giáo dục các cấp cần thường xuyên kiểm tra hoạt động của từng nhà trường, coi tham vấn tâm lý như một tiêu chí đánh giá khen thưởng - kỷ luật quan trọng như các kết quả chuyên môn khác.

Những báo cáo, tổng kết cần được cụ thể hóa bằng số liệu cụ thể thay vì những cụm từ chung chung theo kiểu “đã đạt những kết quả tích cực”, không thể nhìn nhận đúng thực tế để có giải pháp phù hợp.

Khi tư duy của người đứng đầu thay đổi thì các trường hoàn toàn có thể tạm khắc phục những khó khăn trước mắt. Như vấn đề nhân sự là việc lựa chọn những giáo viên có năng lực và tâm huyết tham gia hoạt động tham vấn tâm lý, đi kèm những chính sách đãi ngộ phù hợp để họ gắn bó, có trách nhiệm với công việc. Mô hình cũng sẽ được điều chỉnh phù hợp với từng trường khi có hoạt động trên thực tế, để từ đó thực sự thu hút học sinh, dỡ bỏ tâm lý e ngại và cởi mở chia sẻ các vấn đề bản thân gặp phải.

Về lâu dài, ngành giáo dục cần có cơ sở pháp lý liên quan, trong đó, các nội dung cấp bách gồm: cơ chế định biên cho nhân sự thực hiện, mô hình hoạt động, quy chuẩn nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp cùng với mã ngành nghề - những yêu cầu mang tính định hướng và thực thi trong thực tiễn. Ngoài ra, việc nâng cao và phát triển hơn nữa lĩnh vực tâm lý học đường cần bắt đầu từ công tác đào tạo. Chỉ khi đào tạo được nguồn nhân lực mạnh thì mới đảm bảo chuyên sâu về nghề nghiệp và thực hành hiệu quả hơn.

Bạo lực, rối loạn lo âu là điều khó tránh khỏi trong môi trường học đường, nhưng những hậu quả đau lòng sẽ không xảy ra với các em nếu có sự quan tâm, phát hiện và xử lý kịp thời của người lớn. Trong đó, tham vấn tâm lý học đường là việc không thể tiếp tục chậm trễ, cần đẩy mạnh để sẽ giúp học sinh có thêm “người bạn” thông thái, đủ khả năng giải quyết nhiều vấn đề, người đồng hành dẫn đường đi đúng đắn thay vì mắc kẹt trong “ngọ cụt” không tìm được lối thoát./.

Minh Hiếu/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
TP.HCM nên mạnh dạn thành lập Sở chuyên trách lo chuyện cây xanh

TP.HCM nên mạnh dạn thành lập Sở chuyên trách lo chuyện cây xanh

Cây xanh là tài sản quý giá của mỗi thành phố, đặc biệt trong bối cảnh đô thị hoá và biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, việc quản lý, bảo vệ và phát triển hệ thống cây xanh đô thị hiện nay vẫn còn nhiều bất cập do thiếu tư duy quy hoạch tổng thể.

Lòng nhân ái nên được gửi đúng chỗ

Lòng nhân ái nên được gửi đúng chỗ

Bão số 3 gây ra những thiệt hại nặng nề, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc. Lúc này đây những tấm lòng nhân ái, của cộng đồng được thể hiện qua hoạt động quyên góp, ủng hộ. Tuy nhiên, đáng buồn thay, có những kẻ lợi dụng tình hình này để lừa đảo, nhằm chiếm đoạt tài sản của người hảo tâm.

Cứu trợ bão lũ: Ứng dụng công nghệ để tránh tình trạng mạnh ai nấy làm

Cứu trợ bão lũ: Ứng dụng công nghệ để tránh tình trạng mạnh ai nấy làm

Hàng trăm đoàn cứu trợ tự phát từ các địa phương với hàng tấn hàng cứu trợ đã và đang lên đường. Tuy nhiên, nhiều đoàn cứu trợ tập trung ở một điểm, hàng hóa dư thừa, hư hỏng, trong khi nhiều vùng khác lại rất thiếu thốn.

Đằng sau những mùa mía đắng

Đằng sau những mùa mía đắng

Trong khi cả nước ghi nhận giá đường tăng cao và diện tích vùng nguyên liệu được mở rộng thì tại miền Tây, “cục diện” ngành đường khá u ám. Toàn vùng hiện nay chỉ còn 2 nhà máy đường hoạt động. Trong khi nông dân chọn chuyển đổi giống cây trồng cho kinh tế cao....

Để đảm bảo an toàn khi đi lại trong điều kiện mưa lũ, úng ngập

Để đảm bảo an toàn khi đi lại trong điều kiện mưa lũ, úng ngập

Mưa lũ, úng ngập là bối cảnh người tham gia giao thông phải đối diện với nhiều nguy cơ mất an toàn. Lái xe trong điều kiện này là việc không đơn giản, ngay cả với những người cầm lái nhiều năm và có thể gây nguy hiểm nếu không chuẩn bị kỹ lưỡng.

800 em nhỏ ở các Mái ấm tham gia chương trình “Nụ cười đêm trăng”

800 em nhỏ ở các Mái ấm tham gia chương trình “Nụ cười đêm trăng”

Chiều 14/9, tại Công viên Văn hoá Đầm Sen, gần 800 trẻ em từ 20 Mái ấm, Cô nhi viện, Lớp học tình thương.... cùng tham gia những hoạt động ý nghĩa trong chương trình “Nụ cười đêm trăng”. Chương trình do CLB Những người bạn tổ chức cùng sự đồng hành của Hội Phụ nữ Từ thiện TP.HCM.

Cứu trợ thiên tai, nên làm gì và làm thế nào?

Cứu trợ thiên tai, nên làm gì và làm thế nào?

Những ngày này, nhiều tổ chức, cá nhân đã và đang tổ chức các hoạt động cứu trợ người dân bị ảnh hưởng từ cơn bão số 3. Những nghĩa cử cao đẹp này đã giúp người dân và chính quyền ở các địa phương bị ảnh hưởng bởi thiên tai vượt qua những khó khăn ban đầu.