Để cha mẹ không phải bất đắc dĩ giao xe cho con
Đằng sau những vụ tai nạn gần đây do người chưa đủ tuổi điều khiển xe máy gây ra là vi phạm của các phụ huynh khi để con em mình có cơ hội điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
PHẠT TỚI 52 TRIỆU ĐỒNG
Bộ Công an đang dự thảo nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe. Đáng chú ý, có đề xuất tăng mức xử phạt đối với hành vi che, dán biển số ô tô...
Dự thảo Nghị định định quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe (gọi tắt là Dự thảo nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ), do Bộ Công an soạn thảo, có 4 chương, 54 Điều, gồm: những quy định chung; Hành vi vi phạm, hình thức, mức phạt và biện pháp khắc phục hậu quả; Thẩm quyền, thủ tục xử phạt, trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe và Điều khoản thi hành.
Cụ thể, trong dự thảo mới nhất đang được hoàn thiện, Cục CSGT, Bộ Công an đề xuất tăng mức xử phạt vi phạm hành chính đối với một số nhóm hành vi vi phạm liên quan đến vi phạm quy tắc giao thông trên đường cao tốc, nhóm hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông.
Chẳng hạn, đối với ô tô, hành vi lùi xe trên đường một chiều, đường có biển cấm đi ngược chiều: mức phạt cũ từ 800 nghìn đến 1 triệu đồng; dự kiến mức phạt mới từ 9 đến 11 triệu đồng. Hành vi đi vào khu vực cấm, đường cấm, mức phạt cũ từ 2 đến 3 triệu đồng; dự kiến mức phạt mới 4 đến 6 triệu đồng.
Đối với hành vi dừng, đỗ, quay đầu xe gây ùn tắc giao thông; quay đầu xe trong hầm đường bộ; vượt không đúng quy định, Bộ Công an đề xuất tăng mức phạt từ 2 - 3 triệu đồng tăng lên từ 8 -12 triệu đồng.
Đặc biệt, với những hành vi gây bức xúc dư luận, trốn tránh hình thức phạt nguội như mua bán biển số trái quy định, che, dán biển số; sử dụng biển số giả... đều được đề xuất tăng mạnh mức phạt tiền. Chẳng hạn, hành vi mua bán biển số trái quy định: mức phạt cũ từ 10 - 12 triệu đồng; dự kiến mức phạt mới 48 - 52 triệu đồng. Điều khiển ô tô không gắn đủ biển số, che hay dán biển số, gắn biển số giả: Mức phạt cũ 4 - 6 triệu đồng; dự kiến mức phạt mới 48 - 52 triệu đồng.
Như vậy, mức phạt cao nhất đối với hành vi che, dán biển số, sử dụng biển số giả còn cao hơn cả hành vi vi phạm nồng độ cồn ở mức cao nhất, khi mức phạt cao nhất đối với hành vi này vẫn được giữ nguyên, ở mức từ 30 - 40 triệu đồng.
Về thẩm quyền xử phạt, Dự thảo nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ đề xuất Giám đốc Công an tỉnh có quyền phạt tiền đến 37,5 triệu đồng; Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Tư lệnh Cảnh sát cơ động có quyền phạt tiền đến 75 triệu đồng.
Dự thảo nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ đang được Bộ Công an hoàn thiện, chuẩn bị lấy ý kiến các Bộ, ngành địa phưng liên quan và lấy ý kiến rộng rãi nhân dân. Dự kiến, dự thảo nghị định sẽ được gửi Bộ Tư pháp thẩm định, trước khi trình Chính phủ ban hành vào cuối năm nay.
NÂNG CHẾ TÀI PHẠT ĐỀ RĂN ĐE
Vì sao Bộ Công an đề xuất tặng nặng mức phạt tiền với hành vi dán, che mờ biển số, sử dụng biển số giả? PV VOVGT đã có cuộc trao đổi với Đại tá Phạm Quang Huy, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Giao thông (Bộ Công an) đơn vị chủ trì soạn thảo nghị định.
PV: Được biết, tại dự thảo nghị định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ thì Bộ Công an đã nâng mức phạt đáng kể đối với một số hành vi là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới ùn tắc và tai nạn giao thông. Xin ông cho biết cụ thể những đề xuất này?
Đại tá Phạm Quang Huy: Căn cứ vào tình hình thực tiễn hiện nay đã có rất nhiều những nỗ lực của Đảng, của Chính phủ và của các ban, ngành thì việc kiềm chế các tai nạn giao thông đã được đưa ra thành mình những nghị quyết thực hiện và triển khai đồng bộ có hiệu quả.
Tuy nhiên, hiện nay trong xã hội vẫn còn có những cái bức xúc liên quan đến các nguyên nhân là hành vi gây ra tai nạn giao thông. Chẳng hạn như vượt đèn đỏ, vận chuyển hàng trên xe không chằng buộc chắc chắn, che dán biển số, giao xe cho người không đủ điều kiện hoặc lạng lách đánh võng...
Đó là những hành vi mà chúng tôi tập trung trong đợt mà xây dựng dự thảo nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ tới, để giáo dục, răn đe, cần phải triệt tiêu những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông, để xử lý nghiêm, giải quyết những bức xúc của xã hội.
PV: Vì sao vì sao Ban soạn thảo lại đề xuất tăng đáng kể mức phạt từ 4-6 triệu đồng lên mức từ 48-52 triệu đồng đối với hành vi che dán biển số phương tiện?
Đại tá Phạm Quang Huy: Hành vi che dán biển số, gắn biển số giả, biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp là hành vi cố tình để liên quan đến các hoạt động vi phạm pháp luật, để trốn tránh việc xử phạt của các cơ quan chức năng, cũng như là để sử dụng phương tiện và các hoạt động phạm pháp khác.
Do đó cơ quan chức năng cần phải có những xử lý những đối tượng che dán biển số, gắn biển số giả cảm thấy rằng đó là một cái vi phạm rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông cũng như là gây bức xúc trong dư luận.
Do đó, chúng tôi thấy rằng cần phải nâng chế tài đối với những hành vi, kể cả những hành vi sản xuất, mua bán và sử dụng những biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp và che, dán biển số.
PV: Ban soạn thảo kỳ vọng gì vào dự thảo nghị định này, đặc biệt là việc nâng mức phạt đối với hành vi che giá biển số?
Đại tá Phạm Quang Huy: Đây là những hành vi làm méo mó hình ảnh, mà không chỉ là một số cá thể mà làm cho bức xúc cả cái văn hóa giao thông.
Do đó, chúng tôi đề xuất cần phải áp dụng các biện pháp đủ mạnh để triệt tiêu những hành vi này.
PV: Xin cảm ơn ông.
KHE HỞ NẢY SINH TIÊU CỰC
Việc tăng nặng mức xử phạt đối với hành vi dán, che mờ biển số, nếu trở thành hiện thực sẽ có những tác động xã hội như thế nào? PV VOVGT đã có cuộc phỏng vấn Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hồng, nguyên Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng – An ninh của Quốc hội xung quanh nội dung này:
PV: Thưa ông, một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ là việc đề xuất tăng nặng mức phạt đối với hành vi sử dụng biển số giả, che mờ biển số, hoặc làm sai lệch biển số khi tham gia giao thông. Ông có ý kiến như thế nào về đề xuất này?
Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hồng: Trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông nói riêng và trong một số lĩnh vực khác trong quản lý nhà nước thì chúng ta đang có xu hướng nâng cao mức phạt tiền với mục đích là ngăn chặn các hành vi vi phạm xảy ra; đồng thời cũng có tác dụng phòng ngừa. Tôi cho rằng việc tăng mức phạt lên là cần thiết.
Tuy nhiên thì phải hết sức thận trọng, cân nhắc khi đề ra quyết định các mức phạt. Thực tế cho thấy là trong một số lĩnh vực, kể cả trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông thì chúng ta đã nhiều lần nâng mức phạt đối với hành vi vi phạm, tuy nhiên, nó không đạt như mong muốn khi chúng ta đề ra các quy định này.
Chính vì thế, tôi đề nghị phải cân nhắc rất kỹ việc này. Một là chúng ta phải có căn cứ khoa học và căn cứ thực tiễn trong việc nâng cao mức phạt.
Thứ hai là tính khả thi của các quy định này. Nếu không thì nó sẽ xảy ra một số hệ lụy, thứ nhất, người vi phạm có thể bỏ phương tiện, không đến chấp hành các quyết định xử phạt. Thứ hai là cái khả năng của người vi phạm để thực hiện các quyết định xử lý vi phạm này.
Cho nên tôi đề nghị với dự thảo nghị định này thì chúng ta nên cân nhắc, thận trọng trong việc đưa ra quyết định xử lý vi phạm, đồng thời phát huy tác dụng của các biện pháp, ví dụ như các hình phạt bổ sung, rồi các quy định về khắc phục hậu quả xảy ra thì nó sẽ có hiệu quả hơn là chúng ta chỉ nâng cao mức phạt.
PV: Theo ông để có thể ngăn ngừa tình trạng xe mờ biển số để trốn tránh phạt nguội thì cần những biện pháp như thế nào?
Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hồng: Để ngăn ngừa tình trạng dùng biển số giả, che biển số, thì trước tiên chúng ta phải làm tốt công tác tuyên truyền. Đấy là điều tiên quyết. Thứ hai nữa là tăng cường áp dụng công nghệ.
Hiện nay chúng ta áp dụng định danh biển số, chúng ta nên kết nối các thông tin này vào cơ sở dữ liệu về đảm bảo trật tự an toàn giao thông; kết nối với hệ thống của các doanh nghiệp quản lý và kinh doanh khai thác đường bộ để làm cơ sở cho việc xác minh và xử lý các hành vi vi phạm.
PV: Nếu dự thảo nghị định với những quy định tăng nặng mức xử phạt mà được ban hành thì theo ông sẽ có những tác động xã hội như thế nào?
Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hồng: Việc quy định mức phạt tăng nhiều lần nó sẽ tác động tích cực đến một số loại hành vi nhất định. Tuy nhiên, nó sẽ phát sinh những cái tác dụng không tốt đến việc áp dụng mức phạt này.
Chẳng hạn như người chấp hành sẽ tìm mọi cách để trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát, thực hiện các quyết định xử lý vi phạm.
Thứ hai, nó sẽ là khe hở trong việc nảy sinh các tiêu cực trong hoạt động tuần tra, kiểm soát phát hiện và xử lý vi phạm.
Thứ ba, nó làm phát sinh trong khi chi phí trong việc thực thi các quy định này. Cho nên đây là điều mà chúng ta phải cân nhắc.
PV: Xin cảm ơn ông.
Theo Bộ Công an, hiện nay, nhiều lái xe cố tình che, dán biển số xe, làm sai lệch biển số, không chỉ né tránh trách nhiệm pháp luật giao thông, mà nguy hiểm hơn là để che đậy, trốn tránh các vị phạm pháp luật khác, đe dọa an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Bởi vậy, dự thảo nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ đã đề xuất tăng nặng mức xử phạt đối với hành vi này.
Bạn kỳ vọng gì vào dự thảo nghị định này? Nếu được ban hành, các quy định mới của dự thảo nghị định sẽ có những tác động xã hội như thế nào?
Mời các bạn cùng chia sẻ ý kiến, đóng góp cho Dự thảo qua hotline 02437.91.91.91, qua fanpage VOV Giao thông, hoặc có thể góp ý trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công an.
----
Đừng quên đón nghe và tương tác với “Dự thảo trên tay” khung giờ FM91 chiều thứ Hai, thứ Từ và thứ Bảy hằng tuần trên FM 91MHz, vovgiaothong.vn, hoặc trên các nền tảng podcast dành cho di động: Spotify, Apple Podcast.
Đằng sau những vụ tai nạn gần đây do người chưa đủ tuổi điều khiển xe máy gây ra là vi phạm của các phụ huynh khi để con em mình có cơ hội điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Bất cứ điều gì trong cuộc sống hàng ngày, từ những vấn đề lớn lao đến những câu chuyện vụn vặt đều ẩn chứa những triết lý của sự tồn tại và phát triển. Chẳng hạn như, món Phở của người Nam Định, tại sao lại trở thành món ăn quốc dân, và dễ dàng phổ biến, dù không hẳn là món ăn ngon nhất?
Từ những trang sách khô khan, các em học sinh trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1, TP.HCM) đã bước ra thế giới thực, khám phá vườn thú ở Thảo Cầm Viên. Một buổi học đầy màu sắc, nơi kiến thức được truyền tải qua những trải nghiệm sống động.
Chúng ta phải hành động nhất quán quyết liệt đấu tranh không khoan nhượng với các hành vi vi phạm an toàn giao thông; hướng tới chiến lược giao thông an toàn, thông suốt, không có người tử vong vì tai nạn giao thông…
Để tăng nguồn cung cho thị trường, Chính phủ vừa đề xuất thí điểm cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng với đất nông nghiệp, phi nông nghiệp làm nhà ở thương mại trong 5 năm.
Vừa qua, TP.HCM đã tổ chức lấy ý kiến tham vấn về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với 5 dự án đầu tư xây dựng nâng cấp, mở rộng, hiện đại hoá công trình đường bộ hiện hữu bằng hình thức BOT theo Nghị quyết 98 của Quốc hội.
Trái ngược với sự ồn ào náo nhiệt của những ngõ phố xung quanh, ngõ Hàng Chỉ gần như lúc nào cũng yên tĩnh và gần như không thay đổi nhiều qua thời gian, khiến người ta có cảm giác thời gian nơi đây như ngưng đọng...