Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Tự hào hàng Việt Nam - Tinh hoa hàng Việt Nam

Tận dụng lợi thế sàn thương mại điện tử để tiêu thụ hàng hóa miền núi

Thái Sơn: Thứ ba 17/10/2023, 10:03 (GMT+7)

Dù các kênh thương mại điện tử được gia tăng và có hoạt động hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ, nhưng còn nhiều sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi chưa tiếp cận được các nền tảng kinh doanh hiện đại này.

Bên cạnh đó, việc kết nối, tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số và miền núi qua các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) mới chỉ dừng ở việc quảng bá, giá trị bán hàng còn thấp.

Ông Nguyễn An Sơn - Cục TMĐT & KTS, BCT

Chia sẻ tại Toạ đàm Gia tăng kênh thương mại điện tử, tiêu thụ sản phẩm đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ngày 16/10, ông Nguyễn An Sơn, Trưởng phòng Phát triển dự án, Trung tâm Tin học và Công nghệ số, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương cho biết, theo báo cáo chỉ số thương mại điện tử năm 2022, lượng trung bình tổng giao dịch của TMĐT tập trung ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Có thể thấy giữa các thành phố lớn và địa phương có sự chênh lệch rõ rệt, từ nhiều yếu tố trong TMĐT.

"Ví dụ như trình độ ứng dụng công nghệ thông tin, rồi hạ tầng liên quan đến logistics, rõ ràng việc vận chuyển một đơn hàng từ các thành phố xung quanh Hà Nội về Hà Nội sẽ dễ hơn so với việc từ khu vực miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số xuống các thành phố lớn. Đây là những khó khăn và trong các khó khăn sẽ liên quan nhiều đến cả hạ tầng thanh toán và các quy mô về dân số", ông Sơn nhận định.

Ông Nguyễn An Sơn thông tin, thời gian qua, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số liên tục tổ chức các lớp đào tạo về ứng dụng TMĐT cũng như công nghệ số cho các tỉnh, thành, địa phương. Qua đó giúp nâng cao nhận thức, cũng như kỹ năng ứng dụng TMĐT tại các địa phương. 

"Đối với khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa thì việc phát triển hạ tầng logistics là rất cần thiết và quan trọng, thời gian tới chúng tôi cũng sẽ phối hợp với cả các đơn vị như VNPost và các đơn vị cung cấp, cung ứng dịch vụ chuyển phát khác trên thị trường để có thể hình thành được mạng lưới và hỗ trợ chuyên biệt cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh cũng như người nông dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi", ông Sơn chia sẻ.

Bên cạnh phương thức bán hàng truyền thống hiện nhiều doanh doanh đang bắt đầu tìm hiểu để đưa sản phẩm lên các sàn TMĐT

Bên cạnh phương thức bán hàng truyền thống hiện nhiều doanh doanh đang bắt đầu tìm hiểu để đưa sản phẩm lên các sàn TMĐT

Nhìn nhận ở góc độ địa phương, ông Phạm Thành Nam, Phó Giám đốc Trung tâm khuyến công & Xúc tiến thương mại, Sở Công Thương tỉnh Trà Vinh cho biết, thời gian qua, Sở Công Thương Trà Vinh đã tham mưu cho Ủy ban tỉnh, định hướng công tác phát triển TMĐT. Trà Vinh cũng ban hành kế hoạch phát triển TMĐT giai đoạn 2021-2025, tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm.

Trong đó, đặt mục tiêu xây dựng hạ tầng cơ bản và triển khai các giải pháp cũng như hoạt động hỗ trợ phát triển TMĐT trên địa bàn, đưa TMĐT trở thành kênh phổ biến, góp phần nâng cao chỉ số phần trăm PCI (Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh). 

Bên cạnh đó, nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý địa phương để hỗ trợ cho các doanh nghiệp với vai trò và lợi ích cũng như là kỹ năng về ứng dụng TMĐT trong sản xuất kinh doanh và đời sống.

"Vì nông dân ở Trà Vinh chuyên sản xuất nông nghiệp, nên tôi đề xuất hỗ trợ liên kết với các sàn TMĐT để giúp bà con bà con nông dân sản xuất nông nghiệp được đưa lên sàn TMĐT kết nối, quảng bá, giới thiệu, thêm 1 kênh phân phối mới cũng như mở rộng thị trường trong nước, quốc tế, hướng tới tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thông qua các nền tảng số cũng như là cung cấp các thông tin hữu ích cho các hộ nông dân về thị trường, dự báo cung cầu, năng lực sản xuất thông tin thời vụ, từ đó góp phần giúp địa phương trong việc thúc đẩy kinh tế số trong nông nghiệp, nông thôn", ông Phạm Thành Nam đề xuất.

Toạ đàm Gia tăng kênh thương mại điện tử, tiêu thụ sản phẩm đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Toạ đàm Gia tăng kênh thương mại điện tử, tiêu thụ sản phẩm đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Còn ở góc độ doanh nghiệp, bà Vũ Thị Lệ Thuỷ, Giám đốc Hợp tác xã 3T Farm bày tỏ, doanh nghiệp muốn đẩy mạnh việc tiếp cận bán hàng trên sàn TMĐT, đặc biệt là phương pháp bán hàng bằng hình thức livestream bởi xu hướng người tiêu dùng hiện nay muốn được mua hàng trực tiếp và được trải nghiệm các sản phẩm nông sản mà mình muốn mua. 

"Chúng tôi rất mong muốn trong niên vụ thu hoạch cam Cao Phong tới đây sẽ nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền, các bộ, ngành, đặc biệt là sàn TMĐT và Cục TMĐT để hỗ trợ cho chúng tôi khi vào chính vụ thu hoạch. Khi sản phẩm đạt được chất lượng ngon nhất thì sẽ được hỗ trợ truyền thông livestream để chúng tôi bán trong một khoảng thời gian ngắn nhất mà đột phá được về mặt sản lượng, tôi rất ước mơ có được sản lượng bán ra lớn như xoài Yên Châu hoặc là vải Bắc Giang", bà Vũ Thị Lệ Thuỷ bày tỏ.

 

Ý kiến của bạn
Tắt sóng 2G, hơn một triệu “hộp đen” ô tô sẽ thế nào?

Tắt sóng 2G, hơn một triệu “hộp đen” ô tô sẽ thế nào?

Theo cam kết của các doanh nghiệp với Cục Viễn thông, đến tháng 12/2023 sẽ tắt sóng 2G, khoảng hơn 1 triệu xe kinh doanh vận tải đang dùng 2 sẽ bị ảnh hưởng.

Festival Tôm Cà Mau: Đưa thương hiệu tôm Đất mũi vươn xa

Festival Tôm Cà Mau: Đưa thương hiệu tôm Đất mũi vươn xa

Nâng tầm chuỗi giá trị con tôm – một trong những sản phẩm “trụ cột kinh tế” của tỉnh Cà Mau, từ ngày 10/12 đến 13/12, địa phương này tổ chức Festival Tôm và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP ĐBSCL 2023 với chủ đề “Festival Tôm Cà Mau 2023 – Tự hào thương hiệu Việt”.

Hà Nội: Hàng trăm xe hợp đồng, xe du lịch vi phạm tốc độ

Hà Nội: Hàng trăm xe hợp đồng, xe du lịch vi phạm tốc độ

Theo Sở GTVT Hà Nội, chỉ trong các ngày 1-5/11 đã phát hiện hàng trăm lượt xe vận tải hành khách bằng ô tô theo hợp đồng, du lịch vi phạm. Đặc biệt có xe vi phạm 117 lần và 15 xe hợp đồng khác vi phạm tốc độ từ 50 lần trở lên trong vòng 5 ngày.

Cafe đường tàu: Giữ không được, bỏ cũng chẳng xong

Cafe đường tàu: Giữ không được, bỏ cũng chẳng xong

Sau một thời gian dài triển khai nhiều biện pháp ngăn chặn như tuyên truyền, lập rào chắn, xử lý vi phạm đối với các hộ kinh doanh café tại khu vực hành lang đường sắt của Hà Nội. Thì mới đây, các quán café này lại nở rộ và thu hút nhiều du khách hơn.

Hai người lao xe máy vào ga Quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất không phải là cướp

Hai người lao xe máy vào ga Quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất không phải là cướp

Làm việc với cơ quan chức năng, hai thanh niên khai do chạy nhầm vào sân bay chứ không phải cướp giật như mạng xã hội thông tin.

Tái chế rác thải nhựa: Cơ hội có nhưng doanh nghiệp vẫn gặp khó

Tái chế rác thải nhựa: Cơ hội có nhưng doanh nghiệp vẫn gặp khó

Tại Việt Nam, chỉ 27% rác thải nhựa được các doanh nghiệp thu gom xử lý, nhưng 90% trong số đó được vận chuyển đến các bãi chôn lấp hoặc lò đốt, chỉ 10% được tái chế. Tái chế nhựa là trách nhiệm xã hội bắt buộc trên con đường “Xanh hoá” doanh nghiệp nhưng thực tế đặc ra không ít rào cản, thách thức.

Sóng 2G sắp dừng hoạt động: Các chủ thuê bao thích ứng như thế nào?

Sóng 2G sắp dừng hoạt động: Các chủ thuê bao thích ứng như thế nào?

Theo lộ trình của Bộ Thông tin và Truyền thông thì chậm nhất đến tháng 9/2024 thì toàn bộ sóng di động 2G và các băng tần liên quan sẽ dừng hoạt động, việc này sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến gần 21 triệu thuê bao hiện hành.