Mức phạt khi để trẻ em ngồi ghế trước ô tô?
Thính giả Minh Quân (quận Hoàng Mai, Hà Nội) hỏi: Mỗi sáng tôi thường đưa con gái 7 tuổi đi học bằng ô tô. Tôi hay cho con ngồi cạnh khi tôi lái xe. Như vậy có vi phạm luật giao thông không?
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Xin chào hai bạn!
Xin chào quý vị thính giả của VOV Giao thông, mình tên là Nguyễn Công Minh, sinh viên chuyên ngành thương mại điện tử của trường Đại học Thương mại.
Mình xin chào tất cả các bạn VOV Giao thông, mình là Đỗ Thị Thu Hà hiện tại mình đang làm công việc là đi dạy, mình là giáo viên.
Cảm ơn 2 bạn đã tham gia cuộc trò chuyện hôm nay. Đầu tiên xin được hỏi Minh, hiện ngay ở khu vực cổng trường của em là ĐH Thương Mại, có khu vực rào chắn ngăn xe máy đi lên vỉa hè. Hàng ngày em đi bộ qua đây em thấy rào chắn có phát huy tác dụng không?
Công Minh: Để nói cái rào này thì em thấy khá là hữu ích. Để mà người muốn đi bộ như em, hoặc người già người ta muốn đi bộ lên đây sẽ không bị ảnh hưởng bởi các xe cộ lấn đường lên đây thì em thấy là từ khi triển khai rào này, đi bộ tốt hơn, mọi người không lấn làn lên đây được nữa và em có thể thoải mái tự do đi bộ trên đây.
Vậy còn chị Hà, một người thường xuyên di chuyển trên vỉa hè đoạn Phạm Hùng - Tôn Thất Thuyết, chị thấy tình hình ở đây như thế nào?
Chị Hà: Mình thường xuyên đi bộ vì phương tiện đi lại của mình là xe buýt, mình thấy kể từ khi có rào chắn này thì cá nhân mình là người đi bộ mình cảm thấy rất yên tâm.
Ngày xưa thì chưa có rào chắn những giờ cao điểm thì là mình thường xuyên bị các xe đi từ phía sau đâm vào người. Kể từ khi có cái này giúp nhiều tiện ích cho người đi bộ như mình, đi cảm thấy an toàn hơn.
Ngoài ưu điểm của việc rào chắn ngăn xe máy lên vỉa hè, 2 bạn có thấy vấn đề gì bất cập không?
Chị Hà: Nó vẫn có những trường hợp cố tình đi vào làn đường dành cho người đi bộ, thì cái đó mình nghĩ nếu mà thiết kế cho cả xe lăn nữa thì việc xe máy có cơ hội đi vào là điều không tránh khỏi, chủ yếu do ý thức từng người thôi, còn nếu họ không nhận thức được thì mình kết hợp giữa đi bộ và tạo điều kiện cho người khuyết tật đi xe lăn thì là mình phải chấp nhận sẽ có đâu đó trường hợp ví dụ như chú Grab vừa rồi sẽ đi vào được.
Thực ra nếu đã cố tình thì dù có làm gì người ta vẫn có cách. Ngay tại vị trí tôi với chị Hà đang đứng là khu vực Phạm Hùng – Tôn Thất Thuyết, chị thấy là ở chỗ rào chắn ngăn xe máy có lối dành cho cả người khuyết tật, chị thấy hiện tại lối vào này mặt vỉa hè như thế nào? Theo quan sát của chị Hà, với điều kiện mặt vỉa hè này xe lăn có thể đi vào được không?
Chị Hà: Mình thấy cái này do chất lượng vỉa hè ở đây đã có vấn đề xuống cấp từ lâu rồi. Tình trạng đường thế kia người đi xe lăn không đi được. Thực tế cái đường này trước đó đã rất nhiều phương tiện đi lên rồi, trong thời gian cao điểm, ngày xưa đường này toàn xe máy họ đi lên, chất lượng vỉa hè nó xuống cấp như thế này.
Vì nó đã xuống như thế này mới có rào chắn, mình nghĩ cái này bên hệ thống giao thông của mình khắc phục thôi. Còn đoạn này thì là vỉa hè xuống cấp trầm trọng rồi. Mình gọi là đi trên vỉa hè thôi chứ nó không hẳn là vỉa hè này đáp ứng đủ yêu cầu.
Còn Minh, em đã nghe chị Hà chia sẻ ở khu vực chị hay đi bộ, còn ở khu vực vỉa hè trước cổng trường ĐH Thương mại, em thấy ở đây có vấn đề gì không?
Công Minh: Hiện tại em thấy rất là quang. Yếu tố lớn nhất thì chắc đây là một trường đại học và cũng ngoài trường đại học Thương mại ra thì cũng còn rất nhiều trường đại học khác nên là người ta đã thắt chặt để mọi người không gỡ bỏ hay lấn làn lên được. Họ thường đậu ở hẳn ngoài thôi khi đã thấy rào chắn này họ cũng không cố đứng lên đây. Em chưa thấy trường hợp xe ôm công nghệ nào cố tình lên đây.
Chị Hà: Ở đoạn Hồ Tùng Mậu thì mình đi đoạn đó chấy lượng vỉa hè tốt hơn, không bị gồ ghề có thể đi nhanh hơn.
Trước khi kết thúc cuộc trò chuyện này, chị Hà và Minh có mong muốn gì gửi tới cơ quan chức năng để việc rào chắn ngăn xe máy lên vỉa hè này thực hiện tốt hơn?
Chị Hà: Bản thân là người đi bộ khá là nhiều thì mình ủng hộ việc làm rào chắn như thế này, tuy nhiên mình cố gắng khắc phục tình trạng xuống cấp của vỉa hè để mọi người thích đi bộ hơn.
Công Minh: Em là một người trẻ em sẽ tuyên truyền các bạn ý thức, đi bộ nhiều hơn để giảm thiểu khsi thải thải ra môi trường và để khuyến khích sự đi bộ của giới trẻ hiện nay thì các cơ quan chức năng cải thiện hoặc đổi mới chính con phố này, chẳng hạn như vỉa hè cần nghiên cứu và được cải thiện hơn. Cùng với đó vỉa hè có cây xanh, đẹp, bằng phẳng để thu hút giới trẻ.
Một lần nữa rất cảm ơn các bạn đã tham gia cuộc trò chuyện của VOV Giao thông!
Cũng trong chiều 22/5, phóng viên VOV Giao thông đã khảo sát tại những điểm đang thực hiện rào chắn ngăn xe máy lên vỉa hè. Ngoài 2 địa điểm trên, tại ngã ba cầu Mộ Lao - Tố Hữu ở khu vực rào chắn ngăn xe máy nền vỉa hè xuống cấp, cỏ mọc, bùn đất. Điểm trên đường Nghiêm Xuân Yêm (từ chung cư CT1 - KĐT Bắc Linh Đàm đến giao đường Kim Giang), tại vỉa hè trong khu vực rào ngăn xe máy có cửa hàng bán cây cảnh bày hàng ra vỉa hè, tại lối đi vào của người khuyết tật có vật dụng để ngay tại vị trí này, ngoài ra có xe ô tô đỗ trên vỉa hè.
Còn vị trí tại đường Lê Trọng Tấn (Hà Đông, đoạn từ ngõ 1 đến hết toà nhà FLC) về cơ bản vỉa hè vẫn đẹp, lối vào cho người đi bộ, người khuyết tật không bị che chắn.
Qua đây, có thể thấy cơ bản người dân ủng hộ việc rào ngăn xe máy lên vỉa hè, tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn một số tồn tại như vỉa hè xuống cấp, phương tiện cố tình đi lên hoặc để tại đây. Rất mong cơ quan chức năng có phương án xử lý để đường đi dành cho người đi bộ, người khuyết tật được thông thoáng.
Thính giả Minh Quân (quận Hoàng Mai, Hà Nội) hỏi: Mỗi sáng tôi thường đưa con gái 7 tuổi đi học bằng ô tô. Tôi hay cho con ngồi cạnh khi tôi lái xe. Như vậy có vi phạm luật giao thông không?
Thính giả Văn Minh (Hà Nam) hỏi: Theo Nghị định 168 mới ban hành, công ty kinh doanh vận tải hành khách không thực hiện việc truyền các thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe bị xử lý như thế nào?
Sau gần 2 tháng đi vào hoạt động, Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã phát huy nhiều lợi ích tích cực, giúp người dân đi lại thuận tiện, nhanh chóng và an toàn hơn. Qua đó, thói quen sử dụng phương tiện cá nhân của người dân thành phố cũng dần thay đổi.
Từ ngày 1/1/2025, việc phân loại rác tại nguồn trở thành bắt buộc theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường; người vi phạm sẽ bị xử phạt từ 500.000 đến 1 triệu đồng. Tuy nhiên, trên thực tế, quy định này vẫn chưa thực hiện được vì còn nhiều vướng mắc.
Cha truyền con nối qua 5 thế hệ xây dựng và gìn giữ, Lò rèn Phương giờ đây đã trở thành “của hiếm”, một lò rèn mang theo hơi thở của những tháng năm xưa cũ, một chứng nhân của nghề vang bóng một thời đã dần mai một giữa lòng Sài Gòn.
Làm sống lại các dòng sông là vấn đề cấp bách được Hà Nội và Chính phủ đặc biệt quan tâm. Cải thiện chất lượng nước các dòng sông chính là cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân đô thị và cải thiện mỹ quan cho thủ đô.
Thông thuờng qua Rằm tháng Giêng, các cây cảnh chơi Tết sẽ không còn được sử dụng nữa, đa phần bị thải bỏ và trở thành một lượng lớn rác thải ra môi trường.