Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thành phố tôi yêu

Rác thải nông nghiệp hóa thời trang

Trọng Nghĩa: Thứ sáu 14/07/2023, 08:28 (GMT+7)

Thay vì vứt bỏ hoặc đốt đi sau khi sử dụng, những tấm bạt nuôi tôm tại các tỉnh thành ĐBSCL đã được thu gom và tái chế thành những chiếc túi xách, ba lô với nhiều mẫu mã bắt mắt thân thiện với môi trường.

Đây là sản phẩm được Chị Trần Kiều Anh, nhà sáng lập và CEO của Dòng Dòng phối hợp cùng Tổ chức hợp tác quốc tế cung cấp các giải pháp để phát triển bền vững (Giz) thực hiện. VOVGT đã có dịp trò chuyện cùng chị Trần Kiều Anh để tìm hiểu thêm:

Pv: Chào chị Trần Kiều Anh, được biết Dòng Dòng đang thực hiện dự án tái chế những tấm bạt nuôi tôm hay trước đó là bạt mái hiên thành những túi xách, ba lô thời trang. Vậy bắt nguồn từ đâu mình lại có ý tưởng này ạ?

Kiều Anh: Lúc bắt đầu thì tôi biết chắc chắn phải thực hiện những sản phẩm bền vững. Tôi cũng không phải là tuýp người gắt gao về việc bảo vệ môi trường nhưng nó đã thấm vào trong người tôi từ rất lâu rồi, tôi còn nhớ lúc đầu tôi nói với bạn tôi là thời buổi này làm thời trang mà không bền vững thì làm làm gì. Đó là yếu tố rất tự nhiên, bắt buộc nó phải như vậy còn việc tái chế bạt, tái chế vải hay tái chế một cái gì khác là cơ duyên thôi.

Tháng 11 năm ngoái thì tổ chức quốc tế Đức GIZ họ đang tìm đầu ra cho lượng bạt tôm thải ra ở dưới miền tây thì họ mới tìm xem ai đang làm việc với bạt tái chế thì là Dòng Dòng, rồi họ mới đưa bạt tôm xem có làm được không thì mình phải tìm hiểu thêm, mình phải đi xuống tận Sóc Trăng để tìm hiểu thêm, thì mình thấy nó cũng khác nhiều nhưng mà mình thấy có thể làm được.

Những chiếc túi xách làm từ bạt nuôi tôm. Ảnh: Dòng Dòng

Những chiếc túi xách làm từ bạt nuôi tôm. Ảnh: Dòng Dòng

Pv: Vậy mình đã có những sản phẩm nào được tái chế từ bạt tôm ạ?

Kiều Anh: Hiện tại thì mình có 2 túi túi lớn được gọi là túi Tôm và túi nhỏ được gọi là túi Tép.

Pv: Vậy khi mình nhận lời đề nghị này thì mình có bị ‘nhát tay’ không vì chất liệu bạt nuôi tôm tương đối khác so với những tấm bạt mái hiên mà mình đã thực hiện trước đây? Và cực nhất của việc tái chế bạt nuôi tôm này là gì?

Kiều Anh: Tẩy rửa, nó dính sình bao nhiêu năm luôn đó là lý do vì sao những tấm bạt này bị xả thải nhiều như vậy mà người ta không có tái chế được nó, cái chất của nó là HDPE là một trong những chất nhựa được xem như là dễ tái chế nhất nhưng mà người ta không tái chế được hay là không muốn tái chế vì việc tẩy rửa cực qua và tốn tiền quá.

Pv: Mình tẩy rửa nhiều quá như vậy thì dòng đời của những túi hay ba lô mà mình làm ra nó có dài không?

Kiều Anh: Thực ra họ thay bạt này là không phải nó bị hủy hoại gì hết mà bởi vì hết vụ tôm rồi thì họ phải thay những tấm bạt này chỉ bị nhàu, quăn queo thôi chứ cái chất của nó thì xé không nổi, đâm không lủng.

Pv: Được biết trên thị trường hiện nay cũng có khá nhiều túi được làm từ những vật liệu tái chế thì sản phẩm của Dòng Dòng có điểm gì khác biệt so với những chiếc túi đó?

Kiều Anh: Không dễ để so sánh sản phẩm của Dòng Dòng với sản phẩm nào khác nhưng cái mà Dòng Dòng muốn nói với người tiêu dùng là thực ra có quá nhiều lý do để mua một túi của Dòng Dòng đi vì nó vừa thời trang, vừa lạ và có những chiếc túi mà nó chỉ có một ở trên đời, bạn đeo một cái túi mà người ta nhìn vào thấy “ủa tự nhiên nó có một hình tô phở hay ly cà phê ở trên này là cái gì vậy thì nó là có một câu chuyện rất là hay, rất là lý thú để bạn có thể kể với bạn bè rồi thì nó có quá nhiều lý do để mua một túi Dòng Dòng mọi người ơi…

Pv: Cảm ơn chị Kiều Anh đã có những chia sẻ, chúc chị và các cộng sự của mình sẽ ngày một thành công hơn nữa trong con đường viết tiếp câu chuyện cho dòng đời của những tấm bạt nuôi tôm.

Trọng Nghĩa/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn