Sửa đổi quy định về đèn xanh, đèn vàng từ 2025
Khoản 4 Điều 11 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về tín hiệu đèn giao thông từ 1/1/2025.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước, là “thành phố vì hòa bình”, thu hút hàng triệu du khách. Do đó, việc kinh doanh, giết mổ, tiêu thụ thịt chó, mèo tạo cảm xúc không tốt đối với du khách, nhất là khách quốc tế.
Phóng viên VOV Giao thông đã trao đổi với các chuyên gia xung quanh đề xuất này.
PV: Thưa ông, ông có đánh giá thế nào về đề xuất thí điểm “Hà Nội nói không với thịt chó, mèo”?
PGS.TS.Lê Văn Năm (Ủy viên Trung ương Hội thú y Việt Nam): Tôi cho rằng đây là một chủ trương rất lớn, không chỉ Hà Nội mà trên cả nước về lâu dài. Đúng là các nước châu Âu, châu Mỹ thấy ăn thịt chó, mèo thì người ta “kinh” lắm, bởi chó là một “người bạn”, có đầy đủ trí tuệ, thông minh để làm một số việc thay cho con người và thân cận với con người.
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu “nói không” với thịt chó, mèo thì cần quá trình rất lâu dài, kèm theo những giải pháp phù hợp.
Trước hết là góc độ truyền thống, thịt chó đã trở thành thói quen, món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đã đóng góp vào đời sống xã hội ở nước ta trong một số thời kỳ, nhất là thời kỳ chiến tranh. Thứ hai, về đông y, người ta cho rằng thịt chó có vị mặn, tính ấm, giúp cho gân cốt mạnh mẽ, tăng lực cơ, bổ thận, trợ dương. Cho nên, cấm giết mổ, buôn bán thịt chó ngay lập tức rất là khó.
PV: Tuy nhiên, theo Tổ chức Y tế thế giới, hoạt động buôn bán, vận chuyển, giết mổ và tiêu thụ thịt chó là mối đe dọa tiềm ẩn đối với sức khỏe cộng đồng và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm như xoắn khuẩn, tả. Tại buổi tọa đàm, các cơ quan, tổ chức đã đề xuất những giải pháp như: tổ chức bắt giữ chó thả rông; thí điểm lệnh cấm, xử lý nghiêm vi phạm trong buôn bán, vận chuyển, giết mổ và phòng, chống dịch bệnh dại; các chiến dịch truyền thông dựa trên những bằng chứng khoa học;…
Ông có đánh giá thế nào về những giải pháp này?
PGS.TS.Lê Văn Năm: Để Hà Nội thực hiện được mục tiêu lớn lao này, có lẽ chúng ta cần một loạt giải pháp tùy vào sự phát triển của xã hội. Thứ nhất, cấm thả rông chó là giải pháp mang tính cấp thiết và hoàn toàn đúng đắn, đặc biệt khi nước ta hằng năm vẫn xảy ra trường hợp đáng tiếc là người bị chó dại cắn gây tử vong. Thế còn những giải pháp khác như cấm buôn bán, cấm giết mổ là mục tiêu chúng ta hướng tới.
Xã hội ngày càng phát triển, văn minh thì việc giảm ăn thịt chó, tiến tới loại bỏ thịt chó sẽ dễ dàng hơn. Nhận thức của người dân sẽ dần dần thay đổi, thế nhưng kèm theo đó là thời gian, thời gian rất dài. Liên tục tuyên truyền, phổ biến để mọi người dân cùng tham gia thì tôi nghĩ là có thể sẽ hạn chế được việc ăn thịt chó.
PV: Xin cảm ơn ông!
Đồng tình với quan điểm này, nhà nghiên cứu Hà Nội Nguyễn Ngọc Tiến cũng nhấn mạnh vào giải pháp truyền thông và thời gian rất dài. Theo ông Tiến, thói quen ăn thịt chó, mèo hiện nay không còn nhiều như trước, khi nhận thức của một bộ phận người dân đã thay đổi, đặc biệt là giới trẻ yêu động vật. Tuy nhiên, các cơ sở bán thịt chó, mèo vẫn tồn tại vì còn nhu cầu thì ắt sẽ có người cung cấp, trong khi những đề xuất dù đã được đưa ra nhiều lần nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức vận động:
"Quan niệm của người phương Đông và phương Tây khác nhau. Người phương Đông coi chó có thể ăn thịt được, người phương Tây cho rằng chó là con vật thân thiết, ăn thịt nó thì thấy có lỗi.
Đây không phải là chuyện văn minh hay không văn minh, nó là cuộc tranh cãi không có hồi kết. Ở đây chỉ có thể nói là: ăn những con vật thân thiết với chúng ta hằng ngày thì không nên. Nên khuyến khích, giáo dục không ăn thịt chó, tiến tới bỏ hẳn thói quen ăn thịt chó, mèo thì hợp lý hơn, chứ không thể nhân danh “thành phố hòa bình”, “thành phố du lịch”, rồi sợ khách nước ngoài chê trách. Ở một số nước phát triển như Hàn Quốc, phía Nam Trung Quốc, người ta vẫn ăn thịt chó.
Thực ra về luật cũng rất là khó, tại sao ăn thịt các con vật khác mà thịt chó, mèo lại không ăn được? Ai ăn con gì là quyền của họ, họ không vi phạm pháp luật là được. Ý kiến cá nhân tôi cho rằng nên tập hợp những người yêu động vật, từ đó giáo dục, truyền thông rộng rãi để mọi người hạn chế và dần dần bỏ thị chó, mèo hơn là ra quyết định mang tính hành chính. Như thế sẽ phù hợp với xã hội ngày càng tôn trọng quyền tự do cá nhân."
Khoản 4 Điều 11 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về tín hiệu đèn giao thông từ 1/1/2025.
Khoảng 15 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thời điểm này các nhà vườn tại làng đào Nhật Tân và làng quất Tứ Liên, quận Tây Hồ (Hà Nội) đang tất bật vận chuyển đào, quất phục vụ thị trường tết.
Trong năm qua, liên tiếp xảy ra tình trạng tài xế bị đột quỵ khi đang điều khiển phương tiện giao thông. Đây là tình trạng rất đáng lo ngại, bởi nếu là tài xế xe khách hoặc chở hàng cồng kềnh mà bị đột quỵ giữa hành trình sẽ gây nguy hiểm đến tín mạng nhiều người khác khi cùng tham gia giao thông.
Ngoài những người xấp xỉ tuổi nghỉ hưu thì hầu hết công chức, viên chức dôi dư đều sẽ bắt đầu tìm kiếm công việc mới bởi họ còn tuổi lao động và còn nhiệt tình cống hiến.
Nghị định 168 quy định mức xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe chính thức có hiệu lực từ ngày 1-1-2025, với nhiều lỗi giao thông bị xử phạt nghiêm.
Sau 2 tháng khẩn trương triển khai, 1 quần thể công viên rộng lớn liền cạnh công viên Bờ sông Sài Gòn đã hoàn thành và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân TP.Thủ Đức nói riêng, TP.HCM nói chung.
Vừa qua, Kênh VOV Giao thông đã phát sóng bài viết “Bị chặn lối thoát nạn, hàng chục hộ dân số 9 Nguyễn Xiển kêu cứu”, phản ánh về những bức xúc của hàng chục hộ dân tại phường Thanh Xuân Trung (Thanh Xuân, Hà Nội) khi lối thoát nạn của họ bị chiếm dụng.