Năm 2025: Dấu mốc của nhiều dự án giao thông
Năm 2025, ngành giao thông đặt mục tiêu khởi công 19 dự án và hoàn thành 50 dự án, trong đó có một số dự án giao thông trọng điểm của quốc gia.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Các cơ quan ban ngành cần làm gì để ngăn chặn và xử lý kịp thời? Người dùng cần trang bị gì để tăng sức đề kháng, tự “miễn dịch” trước những thông tin tiêu cực trên mạng xã hội?
Phóng viên VOV Giao thông có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thanh Hòa - Trưởng phòng thông tin điện tử - Sở Thông tin &Truyền thông TP.HCM xoay quanh vấn đề này.
PV: Thưa ông Nguyễn Thanh Hòa, xin ông cho biết công tác xử lý các thông tin xấu, độc; tin giả, tin xuyên tạc... trên các nền tảng mạng xã hội từ đầu năm 2023 đến nay?
Ông Nguyễn Thanh Hòa: Chúng tôi ứng dụng các phần mềm công nghệ thông tin để rà quét, nắm những thông tin trên mạng xã hội. Trong một năm qua rà quét thì thấy 3934 bài viết có vấn đề. Trong đó, chúng tôi phát hiện 861 tin bài có nội dung xuyên tạc; những bài viết mang tính chất tiêu cực tác động lớn đến nhận thức của người dân…
Thông qua đó, chúng tôi đã chuyển danh sách khoảng 200 tài khoản mạng xã hội nước ngoài đăng tải những thông tin xấu độc cho Cục phát thanh truyền hình, thông tin điện tử xem xét xử lý theo quy định.
Ngoài ra, chúng tôi cũng đã triển khai những đợt kiểm tra, rà soát các trang thông tin điện tử, trang mạng xã hội. Tổng cộng khoảng 2191 trang qua đó thì phát hiện 211 trang có dấu hiệu vi phạm phát luật về cung cấp thông tin.
Chúng tôi đã yêu cầu chấn chỉnh 171 trang và đề nghị thanh tra của Sở, công an TP, UBND các quận huyện, trung tâm internet Việt Nam xem xét xử lý 40 trường hợp.
PV: Với vai trò là cơ quan quản lý báo chí, truyền thông, theo ông, những khó khăn trong công tác giám sát, ngăn chặn những thông tin xấu, độc; tin giả, tin xuyên tạc… trên mạng xã hội hiện nay là gì?
Ông Nguyễn Thanh Hòa: Chúng ta thấy rằng môi trường mạng hiện nay có sự tham gia rất nhiều của những đơn vị cung cấp nền tảng xuyên biên giới, tức là ở nước ngoài. Họ chưa chấp hành sự hiện diện pháp lý tại Việt Nam cũng như là chưa có lưu trữ dữ liệu tại trong nước. Cho nên đây là khó khăn rất lớn, chỉ tính riêng trên địa bàn TP.HCM, chúng ta có đến 22 triệu tài khoản mạng xã hội.
Do vậy, để xử lý nội dung sai sự thật, tin giả thì chúng tôi phải đề xuất với cơ quan quản lý cấp cao hơn đó là Cục phát thanh truyền hình và thông tin điện tử ở Hà Nội thì thời gian xử lý kéo dài.
Thứ hai, quy định trong pháp luật về cung cấp thông tin trên mạng vẫn còn nhiều những khoảng trống chưa theo kịp, đáp ứng được công tác quản lý và sự thay đổi của môi trường. Nhiều nội dung thông tin mang tính chất màu xám, chưa có chế tài để kiểm soát xử lý vì nó liên quan đến nhiều ngành khác nhau. Như vậy, để xử lý thì đòi hỏi phải có sự phối hợp các đơn vị khác nhau thì đó cũng là một khó khăn.
PV: Trong thời gian tới, Sở Thông tin & Truyền thông TPHCM có những giải pháp như thế nào để quản lý và xử lý kịp thời những thông tin xấu, độc; tin giả, tin xuyên tạc .... trên mạng xã hội có liên quan đến TP.HCM?
Ông Nguyễn Thanh Hòa: Sở Thông tin - Truyền thông thời gian vừa qua cũng đã nâng cấp hệ thống rà soát giám sát thông tin trên mạng internet. Chúng tôi tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng cấp trên như Bộ TTTT, CA TP triển khai nhiều giải pháp tình huống chủ động trong việc xử lý ứng cứu sự cố trên không gian mạng.
Chúng tôi cũng cung cấp cho trung tâm xử lý tin giả Việt Nam những thông tin không đúng, kịp thời hỗ trợ các sở ban ngành, quận huyện trong công tác xác minh và công bố những thông tin sai sự thật đấy.
Hiện nay, chúng ta cũng đang đề xuất TP sớm ban hành quy chế phối hợp quản lý hoạt động cung cấp thông tin, xử lý tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng có liên quan đến TPHCM.
PV: Theo ông, người dùng mạng xã hội nên nhận diện và ứng xử như thế nào với những thông tin tiêu cực trên mạng xã hội để không bị “lạc lối”?
Ông Nguyễn Thanh Hòa: Chúng tôi thấy rằng, hiện nay những thông tin giả, những thông tin sai sự thật thậm chí những hành vi lừa đảo trên mạng rất nhiều. Chúng ta cần phải cảnh giác, trang bị cho mình những kỹ năng, kiến thức cần thiết khi tham gia hoạt động trên môi trường mạng; phải biết làm thế nào để xác thực những nguồn tin đáng tin cậy.
Thứ hai, chúng ta phải có một thái độ tiếp cận thông tin mang tính chất tư duy, phân tích và lý trí. Chúng ta không chia sẻ, không vô tình tiếp tay cho những hành vi sai trái. Khi phát hiện thì cần phải sẵn sàng tham gia đấu tranh với những thông tin sai trái đó và báo cáo với cơ quan chức năng về những thông tin như vậy.
PV: Xin cám ơn ông!
Năm 2025, ngành giao thông đặt mục tiêu khởi công 19 dự án và hoàn thành 50 dự án, trong đó có một số dự án giao thông trọng điểm của quốc gia.
Từ năm 2025, hành khách sẽ không thể đi chung xe hay đặt chỗ lẻ từng trường hợp để nhà xe đưa đón tận nhà, bởi theo quy định mới, ôtô vận chuyển hành khách theo hợp đồng không được nhận khách lẻ, không được gom khách, đón khách ngoài danh sách đính kèm theo hợp đồng, không ấn định lịch trình cố định…
Năm 2024, thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam tiếp tục chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ.
Mỹ Tho, vùng đất trù phú nằm bên dòng sông Tiền, là nơi hội tụ văn hóa của nhiều cộng đồng dân cư qua các thời kỳ. Trong dòng chảy lịch sử ấy, sự góp mặt của người Hoa vào cuối thế kỷ 17 đã để lại những dấu ấn sâu sắc, không chỉ trong đời sống kinh tế mà còn trong ẩm thực.
Việc thí điểm các phương án tổ chức giao thông hay thí điểm cách thức tổ chức điều hành môt số hoạt động giao thông đô thị là cần thiết, nhằm kiểm chứng mức độ phù hợp, hiệu quả trước khi tính toán nhân rộng.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) dự kiến tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống năm 2025 khoảng 16%.
Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới ngày hôm qua tạm ngưng giao dịch do nghỉ Tết. Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), trước đó, dòng tiền đầu tư chảy chậm hơn trên thị trường trong phiên giao dịch cuối năm.