Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Chuyện hôm nay

Phổ biến biển Stop, tại sao không?

Phạm Quang Vinh: Chủ nhật 02/04/2023, 06:59 (GMT+7)

Dừng lại và quan sát trước các điểm giao cắt không có đèn tín hiệu giao thông, trước các điểm khó quan sát nhanh trên hành trình là một kỹ năng quan trọng của lái xe. Và để hỗ trợ hình thành thói quen này, hệ thống biển báo giao thông có biển stop. Tuy nhiên, biển STOP không phổ biến ở Việt Nam.

Tôi đã xem lại khá nhiều lần video về vụ tai nạn giao thông ở huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi) hôm 27/3 vừa qua. Theo đó, một người đàn ông điều khiển xe máy đến đoạn giao cắt với quốc lộ, sau một thoáng chần chừ, người đàn ông này vượt qua bên kia đường.

Tiếp đó, một xe khách lao đến, do cố gắng tránh đâm thẳng vào người đàn ông đi xe máy, nên xẽ đã lật xuống ruộng.

Đây có lẽ không phải là vụ tai nạn hiếm hoi. Chúng ta từng biết rất nhiều vụ tai nạn mà nguyên nhân hầu hết xảy ra là do người điều khiển phương tiện từ đường ngang, đường nhánh đi ra đường chính, mà không dừng lại và chú ý quan sát.

Trong những bình luận về vụ tai nạn kể trên, tôi thấy có khá nhiều người thắc mắc rằng, tại sao người lái xe khách không dừng lại, hoặc không giảm tốc độ khi đi qua những đoạn đường giao cắt như vậy?

5883408-2320b41a6bd0a27c9783a1ac0679490c

Mới tuần trước, tôi có dịp trở lại Louangphabang (Lào) – nơi mà chắc chắn là điều kiện khó khăn hơn chúng ta rất nhiều.

Thành phố này có rất ít tiện ích, nhưng có một thứ mà Louangphabang nhiều hơn so với đa phần các thành phố lớn của chúng ta (như Hà Nội, TPHCM…), đó là ở hầu như các điểm giao cắt giữa đường chính với đường nhánh, đều có các biển báo bằng tiếng Lào và tiếng Anh – biển STOP.

Đây là một biển chỉ dẫn, biển cảnh báo rất phổ biến trong giao thông đường bộ. Ở rất nhiều quốc gia, biển STOP có ý nghĩa bắt buộc mọi người phải hoàn toàn dừng lại trước biển báo, hoặc trước vạch kẻ đường và quan sát kỹ lưỡng, rồi mới tiếp tục tham gia giao thông, tiếp tục đi từ đường nhánh ra đường chính, để đảm bảo an toàn cho các phương tiện đi từ tất cả các hướng đường.

Nhưng ở Việt Nam, không hiểu vì một lý do gì, mà có rất ít biển báo như vậy.

Và nếu chúng ta nhìn lại vụ TNGT ở huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi), người đàn ông đi xe máy đã không có phản ứng dừng lại, chờ đến bao giờ an toàn mới vượt qua bên kia đường.

Đây là một yêu cầu được nói rõ trong Luật giao thông đường bộ, nhưng để hỗ trợ nó, thì ở những điểm giao cắt như vậy, cần phải có một biển STOP. Nó sẽ giúp cho mọi người hình thành thói quen nhìn thấy biển báo, sẽ phải dừng lại để quan sát và rồi mới tiếp tục tham gia giao thông.

Ở nhiều quốc gia, nếu Cảnh sát giao thông phát hiện ra bạn không dừng lại trước biển STOP, thậm chí bạn chỉ đi chậm qua biển STOP thôi, thì cũng coi là một hành vi vi phạm và bị xử phạt rất nặng. Đó là còn chưa kể, khi thi bằng lái xe mà vi phạm lỗi này, chắc chắn bạn sẽ bị đánh trượt.

Ở đất nước chúng ta, có rất ít, thậm chí tại những đoạn đường rất dài, không hề có một điểm giao cắt nào có biển STOP cả.

Tôi nghĩ, câu chuyện cắm biển, vận hành các biển STOP nói riêng và các biển cảnh báo, chỉ dẫn giao thông khác, đã đến lúc phải đặt ra một cách nghiêm túc. Bởi việc đó là cần thiết, để tránh được rất nhiều vụ tai nạn xảy ra tại các điểm giao cắt trên đường.

Tôi không hiểu tại sao, đến bây giờ Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia hay các cơ quan quản lý chỉ dẫn đường bộ vẫn chưa làm việc đó. Trong khi đó, đây là một việc cần thiết và đó chắc chắn là một việc có thể giúp giảm thiểu tương đối những vụ tai nạn giao thông./.

Phạm Quang Vinh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Lái xe chỉ được lái 48 tiếng/tuần, doanh nghiệp sẵn sàng đến đâu?

Lái xe chỉ được lái 48 tiếng/tuần, doanh nghiệp sẵn sàng đến đâu?

Từ ngày 1/1/2025, theo quy định của Luật Trật tự an toàn giao thông, lái xe chỉ được phép làm việc không quá 10 tiếng/ngày và tổng thời gian làm việc không quá 48 tiếng/tuần. Nếu không tuân thủ, cả lái xe và doanh nghiệp vận tải sẽ bị xử lý vi phạm theo Nghị định 168.

Chuyện cái biển tên

Chuyện cái biển tên

Không phải chỉ ở ngoài đường người ta mới hay hỏi nhau: “Có biết tôi là ai không?” mà trong nhiều công sở thay vì để hỏi câu đó, người ta làm những cải biển tên. Đó là một câu chuyện về sự chống lãng phí mà tác giả Phạm Quang Vinh chia sẻ.

Bắt khẩn cấp con rể cùng bố vợ trong vụ dùng gậy 3 khúc đánh tài xế công nghệ

Bắt khẩn cấp con rể cùng bố vợ trong vụ dùng gậy 3 khúc đánh tài xế công nghệ

Tại cơ quan công an, Thịnh và Phương thừa nhận hành vi, đồng thời tỏ ra tỏ ra ăn năn, hối hận về hành động của bản thân.

Vành đai 3 qua Đồng Nai: Nguồn cung vật liệu vẫn “nhỏ giọt”

Vành đai 3 qua Đồng Nai: Nguồn cung vật liệu vẫn “nhỏ giọt”

Tại Đồng Nai, bài toán thiếu hụt nguồn cung vật liệu, đặc biệt là đất đắp nền và cát san lấp đang đặt ra nhiều thách thức cho các nhà thầu và chính quyền địa phương. Để đảm bảo không ảnh hưởng đến tiến độ thi công, tỉnh Đồng Nai đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm giải quyết bài toán này.

Đề xuất sàn giao dịch bitcoin, tiền số tại Việt Nam

Đề xuất sàn giao dịch bitcoin, tiền số tại Việt Nam

Việt Nam sẽ mở các trung tâm tài chính quốc tế đặt tại Đà Nẵng và Tp.HCM, trong đó thử nghiệm có kiểm soát sàn giao dịch tài sản ảo, tiền mã hóa.

Đỏ và đen

Đỏ và đen

Từ ngày giao thông dùng “thuốc đắng”, những ngã tư trong thành phố đã khác đi trông thấy. Từ vỉa hè, bạn sẽ có nhiều cảm xúc trước sự đổi thay không hề nhẹ ở vạch dừng đèn đỏ.

Công viên Sáng tạo, thêm một điểm du lịch cho TP.HCM dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Công viên Sáng tạo, thêm một điểm du lịch cho TP.HCM dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Sau thành công của Công viên Bờ sông Sài Gòn, Tp.Thủ Đức và TPHCM tiếp tục nối dài không gian giải trí dọc bờ sông Sài Gòn với một công viên mới mang tên Sáng tạo.