Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Phát triển nông nghiệp "thuận thiên", thích ứng với biến đổi khí hậu

Thanh Phê: Chủ nhật 25/09/2022, 09:15 (GMT+7)

Quan điểm xuyên suốt của Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là phát triển “thuận thiên” và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong đó, nông nghiệp được xem là ngành đóng vai trò tiên phong thực hiện sứ mệnh này.

Từng bước hiện thức hóa quy hoạch này, ĐBSCL nói chung và các địa phương nói riêng cần xác định điểm mạnh, điểm yếu của mình để từ đó xây dựng chiến lược phù hợp. Tại Hậu Giang, địa phương được dự báo có nhiều thách thức cần có những định hướng phù hợp để môi trường trở nên bền vững trong tương lai.

PV VOV Giao thông đã có dịp trò chuyện với PGS. TS Lê Trình, Viện trưởng Viện Môi trường và Phát triển để tìm hiểu thêm về vấn đề này:

PV: Thưa ông, quá trình phát triển của ĐBSCL nói chung và Hậu Giang nói riêng được dự báo là sẽ có nhiều thách thức, khó khăn. Theo ông, những thách thức đó là gì ?

PGS. TS Lê Trình: Thách thức thứ nhất, là do các công trình thượng lưu sông Mekong. Cái này không chỉ Hậu Giang mà toàn bộ ĐBSCL đều bị. Bởi vì trong quá trình phát triển các dự án thủy điện, hồ chứa bên Trung Quốc, Lào, Thái Lan sẽ thay đổi chế độ thủy văn, có thể làm suy giảm lượng nước đưa về đồng bằng, giảm lượng nước cho sinh hoạt, cho công nghiệp v.v…

Và chưa kể là có những vụ người ta xả lũ nữa, có thể gây ngập úng cục bộ trong một số thời điểm nào có. Thứ hai, biến đổi khí hậu làm cho mực nước biển dâng, xâm nhập mặn sẽ vào sâu. Cho nên 2 yếu tố từ thượng lưu đổ xuống và từ ngoài biển đưa vào, bản thân Hậu Giang không kiểm soát được.

Ảnh minh họa: Lê Hoàng Vũ/Báo Nông nghiệp Việt Nam

Ảnh minh họa: Lê Hoàng Vũ/Báo Nông nghiệp Việt Nam

PV: Với những trở ngại như ông vừa chỉ ra thì nền tảng nào để Hậu Giang có thể dựa vào đó để phát triển, thưa ông?

PGS. TS Lê Trình: Thứ nhất là tài nguyên nước, mạng lưới sông Hậu rồi các sông, rạch cung cấp nước cho sinh hoạt, nông nghiệp là tài nguyên rất lớn. Tài nguyên thứ hai là đất. Vốn của mình là tài nguyên nước, tài nguyên đất. Bởi vì hạn chế về khoáng sản, mình không có tài nguyên khoáng sản nhiều, mình không có biển nên không có tài nguyên biển.

Và nguồn lực thứ 3 chính là nguồn lực về nhân văn, gọi là môi trường nhân văn, là con người, văn hóa bản địa của mình. Chỉ 3 yếu tố đó đảm bảo sản xuất thôi, để đảm bảo phát triển bền vững. Do vậy cho nên chủ trương phát triển của Hậu Giang phải là phát triển theo định hướng thuận thiên, theo các Nghị quyết của Nhà nước đã nêu cũng như theo quy hoạch ĐBSCL, nghĩa là những yếu tố gì mình không kiểm soát được phải thuận với nó chứ mình không thể cưỡng lại được.

PV: Ông có nhắc đến yếu tố phát triển thuận thiên, cụ thể ra sao thưa ông?

PGS. TS Lê Trình: Về các mô hình sản xuất nông nghiệp, thủy sản làm sao để mình thích nghi được. Trồng lúa thế nào? Mô hình kết hợp thế nào trong điều kiện biến đổi khí hậu như vậy. Thứ 2 gắn với bảo vệ môi trường, phát triển một cách hài hòa, tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng vẫn đảm bảo được tài nguyên môi trường và an sinh xã hội.

Trong báo cáo đánh giá môi trường chiến lượt cho Hậu Giang chúng tôi làm sẽ dự báo tất cả những tác động tiêu cực của quá trình phát triển, đề xuất các giải pháp để làm sao đảm bảo mục tiêu của Tỉnh ủy, UBND tỉnh là phát triển Hậu Giang theo 4 trụ cột, với tốc độ như vậy nhưng đồng thời phải đảm bảo được tài nguyên môi trường, đảm bảo được tài nguyên nước, tài nguyên đất cuộc sống người dân ổn định, an sinh xã hội tốt đẹp.

PV: Cám ơn ông với những thông tin vừa rồi!

Thanh Phê/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn