Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thành phố tôi yêu

Phát triển du lịch xanh, cần bắt đầu từ nhận thức của du khách

Huy Hoàng: Thứ năm 15/06/2023, 14:29 (GMT+7)

Sau đại dịch COVID-19, du lịch nước ta đã có những sự phục hồi mạnh mẽ. Các điểm đến nổi tiếng như Nha Trang, Đà Nẵng, Bình Thuận, Đà Lạt, Quảng Bình…thu hút một lượng lớn du khách trong và ngoài nước, mang lại nguồn thu đáng kể cho địa phương nhưng cũng làm phát sinh nhiều hệ luỵ, nhất là rác thải.

PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi nhanh với chị Nguyễn Thị Diệu Thuý – 1 người yêu du lịch đang công tác tại Sở Quy hoạch và Kiến trúc TPHCM về vấn đề này:

PV: Là một người thường xuyên đi du lịch, Chị nhận thấy vấn đề rác tại các điểm du lịch hiện nay ra sao?

Chị Diệu Thuý: Câu chuyện về rác rõ ràng là đáng phải bàn tới bởi ý thức người dân, ý thức của 1 bộ phận khách du lịch còn yếu kém, tiện tay thì quăng, tiện tay thì vứt. Giống như đang ngồi uống nước đứng dậy là đi luôn hay ở biển thì ngồi ăn uống gió thổi đi cũng không nhặt lại.

Hoặc các nhóm du lịch phượt, tự túc, cắm trại …có nhiều bạn rất ý thức nhưng nhiều người thì không. Một người dọn mà 10 người xả thì không thể nào xuể được.

Phát triển du lịch xanh có thể hiểu là du lịch có trách nhiệm với tự nhiên, bảo tồn môi trường, duy trì, gìn giữ văn hóa và cuộc sống của người dân bản địa... - Ảnh: VGP/Diệp Anh

Phát triển du lịch xanh có thể hiểu là du lịch có trách nhiệm với tự nhiên, bảo tồn môi trường, duy trì, gìn giữ văn hóa và cuộc sống của người dân bản địa... - Ảnh: VGP/Diệp Anh

PV: Được biết chuyến du lịch gần nhất của chị ra đảo Phú Quý lịch trình phải thay đổi hoàn toàn vì bất ngờ tham gia nhóm nhặt rác làm sạch biển. Chị có thể chia sẻ nhiều hơn về trải nghiệm này?

Chị Diệu Thuý: Phú Quý bây giờ là điểm đến rất hot, để đến đây thì mình phải đặt lịch trước 2 tháng. Trước khi xuất phát 1 tuần mình vô tình nhìn thấy bài đăng của bạn Thuỳ tổ chức nhóm nhặt rác đúng vào tuần mình xuất phát. Ra đến nơi lịch trình của mình thay đổi hoàn toàn, riêng 2 buổi chiều trên toàn mình dành toàn thời gian để nhặt rác cùng các bạn. Mình thấy rất vui và thấy chuyến đi của mình có ý nghĩa.

Bữa trước mình tham gia nhặt rác ở Dốc Phượt, Bãi Nhỏ, Cột Cờ…nhưng đi đến Gành Hang, Hòn Tranh thì rác vẫn rất nhiều. Lượng rác thu gom hàng ngày lên đến 200 300kg, có ngày lên đến hơn 30 bao tải lớn được đưa về nhà rác.

PV: Câu chuyện ở nhóm nhặt rác tại đảo Phú Quý vừa rồi cho thấy một sự đối lập rất dễ nhận ra giữa 1 bên là các bãi rác rất lớn bên còn lại là sức người có hạn. Bên cạnh việc nâng cao ý thức người dân, khách du lịch thì vai trò của chính quyền địa phương và ngành du lịch sẽ góp phần ra sao trong việc này?

Chị Diệu Thuý: Có thể thấy sức người đơn thuần là quá nhỏ bé, chỉ có thể góp 1 phần nhỏ làm sạch. Đó là 1 phong trào nên cũng chỉ mang tính nhất thời, nhưng về lâu dài cần có sự tham gia, can thiệp từ chính quyền các địa phương. Thứ nhất là có chế tài, thứ 2 là có biện pháp tuyên truyền rộng rãi hơn để bảo vệ môi trường, giảm rác thải nhựa, chứ còn nếu chỉ thấy người ta làm mà chính quyền chỉ góp mặt 1 chút sau đó bỏ lơ thì vấn đề rác không thể giải quyết được.

Du lịch thì ngày càng phát triển mà đảo Phú Quý cũng nhỏ thôi nhưng sự chung tay của chính quyền và người dân cũng như khách du lịch là rất quan trọng.

PV: Xin cám ơn chị Thuý về cuộc trò chuyện này, hi vọng và những tâm tư, chia sẻ của 1 người dân đô thị thường xuyên đi du lịch ở các nơi sẽ lan toả được thông điệp về nâng cao ý thức cho người dân tại các điểm đến không chỉ ở TP.HCM mà ở nhiều nơi khác để chúng ta có thêm một môi trường du lịch sạch sẽ, gọn gàng, văn minh hơn.

Huy Hoàng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn