Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Đối thoại

Quản lý cây xanh sao cho an toàn, mỹ quan và bảo tồn di sản

Hồng Lĩnh – Phan Nhơn: Thứ tư 14/06/2023, 07:19 (GMT+7)

Với việc quản lý hơn 8.000 cổ thụ, cây di sản và hơn 150.000 cây xanh ở các tuyến đường ở TP.HCM, ngành quản lý cây xanh đang nỗ lực quy hoạch lại một cách đồng bộ để chỉnh trang một phần bộ mặt đô thị.

Cùng với đó những nguy cơ mất an toàn cây xanh khi mùa mưa bão đang đến gần càng đòi hỏi cao hơn trong công tác chăm sóc cây xanh đô thị. PV VOV Giao thông có cuộc trao đổi với ông Lưu Văn Tấn, Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (Sở Xây dựng).

Những cây sao đen có tuổi đời trăm năm đang được chăm sóc cẩn thận

Những cây sao đen có tuổi đời trăm năm đang được chăm sóc cẩn thận

PV: Thưa ông, TP.HCM đang vào mùa mưa. Trung Tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật TP.HCM đang thực hiện những công việc gì để đảm bảo an toàn cây xanh, giảm thiểu rủi ro cây ngã, đổ, ảnh hưởng đến giao thông, đời sống, tài sản và sức khoẻ người dân; đồng thời bảo tồn các cây cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm? 

Ông Lưu Văn Tấn: Thực tế cây cũng như con người, nó đều có tuổi thọ, tuổi đời. Hầu hết các cây loại 3, có tuổi đời 80-100 năm, thì xét về khoa học những cây này thuộc về già cỗi, trên rừng thiên nhiên có thể ngã đổ gãy nhánh nhưng ở đô thị là khác.

Vì hàng ngày hàng chục, hàng trăm người dân đi qua dưới tán cây, chuyện gió xoáy mưa bão, gãy cành nhánh ảnh hưởng tai nạn giao thông, những chuyện đó không thể đoán trước mà chỉ phòng ngừa.

Và vấn đề an toàn cho con người là đặt lên hàng đầu, chúng tôi cố hết sức để đảm bảo cái cây trong mức an toàn.

Những công nhân cây xanh thường làm việc ở độ cao 30-50m tương đương với tòa nhà cao 7-10 tầng

Những công nhân cây xanh thường làm việc ở độ cao 30-50m tương đương với tòa nhà cao 7-10 tầng

PV: Những công nghệ, kỹ thuật nào được áp dụng vào việc chăm sóc cây cũng như góp phần chẩn đoán, phát hiện cây nguy hiểm để có phương án chủ động, thưa ông?

Ông Lưu Văn Tấn: Trên lý thuyết chúng ta có những thiết bị siêu âm để định hình định dạng các cây bên trong rỗng ruột hay không. Thực tế, một số đơn vị nhập một số thiết bị để kiểm tra, kiểm soát nhưng hiệu quả không cao.

Cây ngã đổ chủ yếu do hệ rễ. Cây 30 -40m hệ rễ hiện nay nó phát triển ở trên bê tông xi măng đầy rồi, quanh gốc chỉ có bồn nhỏ tưới nước tưới phân ngay đó rễ phát triển nuôi sống cây.

Nhưng ngay cái rễ cọc vươn xa bị bê tông hóa chúng ta không kiểm tra cái rễ sâu ở dưới. Tạm thời công nghệ vẫn chưa kiểm soát được cái rễ cọc dưới đất còn hay không còn. Ở chừng mực nào đó quan sát bằng kinh nghiệm, quan sát về gốc, về thân, cành lá, quan sát theo từng chu kỳ để người ta phỏng đoán về sự chống chịu của cây.

Ông Lưu Văn Tấn, Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (Sở Xây dựng).

Ông Lưu Văn Tấn, Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (Sở Xây dựng).

PV: Trong bối cảnh hiện nay việc trồng mới các loại cây được người dân quan tâm. Cây xanh trồng trong đô thị cần cân nhắc những yếu tố gì, thưa ông?

Ông Lưu Văn Tấn: Trong chương trình phát triển công viên cây xanh thành phố chúng tôi có đưa hạng mục “Dẫn nhập cây xanh” đô thị. Mình tìm những loại cây trồng thử nghiệm, kiểm soát sự phát triển của nó phù hợp với môi trường đô thị. Môi trường đô thị phức tạp không như trên rừng, nó phải đảm bảo về bóng mát, hệ rễ không phá hủy hạ tầng, xâm nhập vào nhà dân.

Rồi cây ít sâu bệnh, ngã đổ cành nhánh, thậm chí lựa những cây ít rụng lá ít ảnh hưởng người dân, rụng nhiều lá xuống đường mất vệ sinh, dồn vào cống gây nghẹt cống. Có nhiều vấn đề tiêu chí để đánh giá đưa một loại cây trồng ở đô thị, việc này rất là phức tạp và cực kỳ kén chọn.

Trong 2 năm nay chúng tôi cũng dẫn nhập hơn 10 loại, và cũng đưa ra những tiêu chí, những đường vỉa hè 3m, 5m hoặc lớn hơn 10m trồng từng loại cây nào phù hợp.

Và khi trồng những loại cây phải có sự phân tích về tuổi đời, khả năng phân tầng phân tán, khả năng chống chịu....

Để trồng một cây đô thị và trên từng tuyến đường phải đồng bộ chứ không thể trồng lắt nhắt đủ loại một lúc được.

Hiện nay cây xanh không được đưa vào quy hoạch nhưng chúng tôi định hướng như vậy. Tôi hy vọng tương lai gần cây xanh thành phố được quản lý một cách an toàn, đảm bảo cuộc sống trong lành cho người dân. 

PV: Xin cảm ơn ông!

 

Hồng Lĩnh – Phan Nhơn/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Chuyên gia Trung Quốc: Làm đường sắt cao tốc, Việt Nam đừng phá hủy núi non, sông hồ

Chuyên gia Trung Quốc: Làm đường sắt cao tốc, Việt Nam đừng phá hủy núi non, sông hồ

Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam của Đại học Công nghiệp Chiết Giang, có trụ sở tại Hàng Châu, được thành lập vào năm 2012. Đây hiện là trung tâm nghiên cứu về Việt Nam đầu tiên được thành lập tại một trường đại học tổng hợp có tầm ảnh hưởng ở Trung Quốc.

Bảo hành bằng… biển

Bảo hành bằng… biển

Trong thời gian qua, khi các cơ quan đảm bảo an toàn giao thông xoá những dòng chữ không phù hợp trên biển báo giao thông ở một số tuyến đường cao tốc do tập đoàn Sơn Hải thi công thì đã có nhiều ý kiến tranh luận.

Chủ nhà trọ, nhà ở cho thuê chủ động đảm bảo các quy định PCCC

Chủ nhà trọ, nhà ở cho thuê chủ động đảm bảo các quy định PCCC

Để đảm bảo an toàn PCCC tại các nhà trọ, nhà ở cho thuê, không chỉ cần sự vào cuộc của lực lượng chức năng, mà còn cần ý thức tự giác chấp hành các quy định PCCC từ các chủ nhà trọ và từng người thuê trọ.

Tai nạn xe 2 bánh vẫn quá nhiều, cách nào kéo giảm?

Tai nạn xe 2 bánh vẫn quá nhiều, cách nào kéo giảm?

Hơn 70 triệu mô tô xe máy tham gia giao thông, trung bình mỗi năm tăng thêm từ 7-10 triệu chiếc xe.60% các vụ TNGT liên quan đến xe máy trong 10 tháng đầu năm nay.

Kiểm soát, ngăn chặn hàng lậu, hàng dễ cháy nổ trên tàu dịp Tết

Kiểm soát, ngăn chặn hàng lậu, hàng dễ cháy nổ trên tàu dịp Tết

Trong dịp cao điểm cuối năm, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán, trên cơ sở dự báo nhu cầu đi lại của hành khách sẽ tăng cao, Công ty Cổ phần vận tải Đường sắt đã cân đối xây dựng kế hoạch sửa chữa phương tiện nhằm đưa tối đa phương tiện ra vận dụng để tổ chức chạy tàu.

TPHCM lại phải ‘chạy nước rút’ giải ngân vốn đầu tư công

TPHCM lại phải ‘chạy nước rút’ giải ngân vốn đầu tư công

Tính đến cuối tháng 10, TP.HCM đã giải ngân 17.200 tỷ đồng trong tổng số 79.263 tỷ đồng nguồn vốn đầu tư công, chỉ đạt khoảng 22% và thấp hơn nhiều so với kế hoạch đề ra. Trong số 63.000 tỷ đồng còn lại, có 32.000 tỷ đồng dùng cho nhóm các dự án cần giải phóng mặt bằng.

Vì sao đường Võ Chí Công trở thành điểm đen mới về TNGT?

Vì sao đường Võ Chí Công trở thành điểm đen mới về TNGT?

Đường Võ Chí Công là trục đường quan trọng của cửa ngõ phía đông TP.HCM. Tuy nhiên, hiện tuyến đường này vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông (TNGT). Đây cũng là khu vực được đưa vào danh sách là “điểm đen” phát sinh mới về TNGT của thành phố.