Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Tự hào hàng Việt Nam - Tinh hoa hàng Việt Nam

Phát huy giá trị văn hoá để phát triển sản phẩm miền núi

Thái Sơn: Thứ bảy 30/09/2023, 21:17 (GMT+7)

Những năm gần đây, việc phát triển và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được các cấp, các ngành quan tâm, đặc biệt tại các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Tuy nhiên, chúng ta cần xác định những yếu tố quan trọng trong việc khai thác giá trị văn hóa trong phát triển sản phẩm của bà con vùng đồng bào dân tộc. 

Chia sẻ tại tọa đàm "Khai thác giá trị văn hoá, phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi", tổ chức ngày 29/9, bà Bế Hồng Vân, Phó Vụ trưởng, Vụ Chính sách dân tộc, Ủy ban Dân tộc cho biết, những năm trước đây, vấn đề hỗ trợ phát triển sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được thực hiện lồng ghép trong các chương trình, chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. 

Bà Bế Hồng Vân, Phó Vụ trưởng, Vụ Chính sách dân tộc, Ủy ban Dân tộc

Bà Bế Hồng Vân, Phó Vụ trưởng, Vụ Chính sách dân tộc, Ủy ban Dân tộc

Đến năm 2021 vấn đề phát triển thương mại miền núi, vùng dân tộc thiểu số được thể hiện rõ nét qua Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2030.

Trong đó, yếu tố giá trị văn hóa các dân tộc thể hiện qua việc bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc thiểu số gắn với du lịch. Khai thác thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên về văn hóa, ẩm thực độc đáo, đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số để thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm và du lịch lịch sử văn hóa, đẩy mạnh việc phát triển du lịch xanh gắn với việc tôn trọng yếu tố tự nhiên cũng như văn hóa địa phương, vùng dân tộc thiểu số.

Theo bà Vân, có 5 yếu tố quan trọng góp phần tạo nên thành công trong việc khai thác các giá trị văn hoá phát triển sản phẩm của bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Thứ nhất là nội lực, thứ 2 là tiếp cận kỹ thuật, 3 là khai thác tri thức địa phương thông qua việc phát triển sản phẩm, thứ 4 là sự kết nối và cuối cùng là truyền thống văn hoá.

Chúng ta cần xác định những yếu tố quan trọng trong việc khai thác giá trị văn hóa trong phát triển sản phẩm của bà con vùng đồng bào dân tộc - Ảnh minh họa

Chúng ta cần xác định những yếu tố quan trọng trong việc khai thác giá trị văn hóa trong phát triển sản phẩm của bà con vùng đồng bào dân tộc - Ảnh minh họa

"Bên cạnh đó, một vấn đề được phát hiện và quan tâm là mối quan hệ giữa văn hóa truyền thống và phát triển chuỗi giá trị. Thông qua việc khai thác giá trị truyền thống, doanh nghiệp cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho thị trường; và một khi nhận được sự công nhận của thị trường, những sản phẩm đó sẽ góp phần bảo tồn văn hóa và quảng bá truyền thống văn hóa tốt đẹp", bà Bế Hồng Vân nhận định.

Còn theo TS. Chu Xuân Giao, Viện Nghiên cứu Văn hoá, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, để tạo nên bản sắc của sản phẩm hàng hóa gắn với giá trị văn hóa của mỗi địa phương, mỗi dân tộc, cần đầu tư theo chiều sâu và trong một thời gian dài. Bên cạnh đó, cần có sự chiêm nghiệm để khai thác các yếu tố văn hoá trong phát triển sản phẩm của bà con.

"Cái này cũng là trăn trở của các nhóm doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu chúng tôi và đặc biệt là những người trực tiếp đang sản xuất cũng rất trăn trở. Mình phải đầu tư thời gian cũng như phải thử nghiệm để địa phương hoá được, để vùng hoá được, chúng ta cần phải có những đầu tư chiều sâu, đầu tư trong một thời gian dài, kết hợp giữa các nhà. Chúng ta phải hoạch định được, và nghiên cứu đa chiều", TS. Chu Xuân Giao chia sẻ.

Bà Trần Tuyết Lan, Giám đốc Công ty Cổ phần Doanh nghiệp Xã hội Craft Link

Bà Trần Tuyết Lan, Giám đốc Công ty Cổ phần Doanh nghiệp Xã hội Craft Link

Nhìn nhận ở góc độ doanh nghiệp, bà Trần Tuyết Lan, Giám đốc Công ty Cổ phần Doanh nghiệp Xã hội Craft Link cho biết, Craft Link là tổ chức phi lợi nhuận, hỗ trợ cho các nhóm sản xuất ở vùng sâu vùng xa trong các dự án phát triển sản phẩm hàng hoá của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vừa phát huy vừa lưu giữ những giá trị văn hoá cho thế hệ mai sau.

Theo bà Lan, công chúng đón nhận, hoan nghênh và rất thích những hoạt động trình diễn nghề truyền thống, bởi vì họ đến trải nghiệm và học hỏi từ nhóm dân tộc thiểu số rất nhiều. Trong khi đó, các nhóm sản xuất ở vùng sâu vùng xa trong các dự án cũng thích tham gia các hoạt động này bởi họ thấy nền văn hóa, kỹ năng của họ được công chúng trân trọng.

"Thông qua quá trình đấy thì chính nội lực của họ cũng được được nâng lên. Bởi vì họ thêu hay là họ dệt, họ cảm thấy là công việc bình thường, họ làm từ bao nhiêu năm nay, từ các thế hệ trước truyền lại cho họ. Nhưng khi họ thấy công chúng trân trọng các giá trị truyền thống đấy thì họ cảm thấy tự hào hơn về nền văn hóa của chính bản thân họ và quay lại yêu hơn nền văn hóa của chính mình và càng mong muốn lưu giữ nền văn hóa đó thông qua việc lưu giữ các kỹ năng làm hàng thủ công truyền thống", bà Trần Tuyết Lan bày tỏ.

 

Thái Sơn/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Phố quen ngày nghỉ lễ

Phố quen ngày nghỉ lễ

Phố quen mà lạ - điều mà không ít người ở Hà Nội đã nhận ra trong những ngày nghỉ lễ dài. Phố phường có thể có một chút mới lạ, đôi chút xáo trộn khác với thường nhật, cùng nhiều cảm xúc khác nhau trong cảm nhận của mỗi người, nhưng đúng là bước chân qua phố những ngày này thấy thật khác.

Chuyện nhà cổ trăm năm Huỳnh Phủ

Chuyện nhà cổ trăm năm Huỳnh Phủ

Có dịp về xã Đại Điền, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre không khó để du khách tìm đến nhà cổ Huỳnh Phủ với tuổi đời hơn một thế kỷ.

Người trẻ và câu chuyện bảo vệ môi trường

Người trẻ và câu chuyện bảo vệ môi trường

Trước những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, trong những năm vừa qua, các dự án, nhóm cộng đồng, câu lạc bộ của những người trẻ yêu môi trường ngày càng xuất hiện nhiều hơn.

5 ngày nghỉ lễ: TNGT giảm, nhưng vi phạm nồng độ cồn vẫn ở mức cao

5 ngày nghỉ lễ: TNGT giảm, nhưng vi phạm nồng độ cồn vẫn ở mức cao

Kết thúc 5 ngày nghỉ lễ 30/4 - 1/5, theo đánh giá của Ủy ban ATGT Quốc gia, mặc dù tình hình TNGT giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương, song có những thời điểm, TNGT tăng cao so với bình thường.

Xe điện tạo ‘cơn sốt vàng’ cho các nhà sản xuất lốp ô tô

Xe điện tạo ‘cơn sốt vàng’ cho các nhà sản xuất lốp ô tô

Thị trường lốp ô tô lâu nay luôn được xem là ‘đấu trường’ cạnh tranh gay gắt, tăng trưởng chậm, tỷ suất lợi nhuận thấp. Tuy nhiên, sự phát triển của ô tô điện đang mang đến nhiều cơ hội mới.

Thành công cứu nạn thuyền viên tàu chở xi măng mắc cạn tại khu vực biển Nam Định

Thành công cứu nạn thuyền viên tàu chở xi măng mắc cạn tại khu vực biển Nam Định

Đến 15h30 phút ngày 30/4/2024, tàu tìm kiếm cứu nạn chuyên dụng SAR 411 thuộc Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam đã tiếp cận, cứu nạn thuyền viên tàu SUNRISE 268 bị nạn tại vùng biển cửa Ba Lạt, Xuân Thủy, Nam Định.

Tự giác đội mũ bảo hiểm bắt đầu từ chính... chiếc mũ

Tự giác đội mũ bảo hiểm bắt đầu từ chính... chiếc mũ

Trong tư tưởng và hành động của hầu hết cha mẹ đều có ý thức muốn bảo vệ con em mình, vậy nhưng, chiếc mũ bảo hiểm giúp giảm thiểu được chấn thương cho trẻ khi sự cố không may xảy ra lại đang bị xem nhẹ.