Ban đại diện phụ huynh: Nếu minh bạch, sao phải “ồn ào”
Sau khi bắt đầu năm học mới, câu chuyện thu, chi trong các trường học lại tiếp tục được nhiều phụ huynh quan tâm, thậm chí bàn luận trái chiều.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Anh Trần Quang Dũng - chủ Xưởng cơ khí Phát Tài (158 Đê La Thành, quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết từ sau bão Yagi xưởng cơ khí của anh phải gác lại mọi yêu cầu thi công khác như làm cầu thang, cửa kính, hàng rào,... để tập trung khắc phục sự cố về mái tôn cho khách hàng.
Hiện tại, xưởng cơ khí của anh Dũng đã kín lịch lắp đặt và sửa chữa mái tôn đến hết tháng này, thậm chí sang cả tháng sau.
“Đợt này, trung bình một ngày mình nhận 5-6 khách, có ngày phải lên đến chục khách. Đặc biệt, hôm sau bão (8/9), bên mình nhận được gần 30 cuộc gọi từ khách hàng, yêu cầu khắc phục các sự cố về mái tôn. Anh em thợ đi làm vất vả, từ sáng đến 9h tối mới về nhưng cũng thấy vui vì giúp được bà con một phần nào đấy” - Anh Dũng chia sẻ
Sau cơn bão số 3, người dân phải hứng chịu nhiều thiệt hại vô cùng nặng nề, chính vì vậy xưởng cơ khí của anh Dũng còn có những ưu đãi, giảm giá cho khách hàng: “Về giá dịch vụ thì bên mình cũng có những hỗ trợ, giá thành sẽ rẻ hơn so với những thường. Bởi sau bão, bà con đã phải chịu nhiều thiệt hại nên mình cũng muốn bỏ công, bỏ sức ra để hỗ trợ bà con”.
Qua quá trình sửa chữa và thi công lắp đặt mái tôn, Anh Dũng cho biết phần lớn các mái tôn bị hư hại sau bão Yagi là các mái tôn cũ với phần đinh vít bị yếu dễ bị gió mạnh thổi bay.
Liên lạc với anh Chu Đức Tâm - chủ xưởng nhôm kính Minh Tâm, phố Ngũ Nhạc, Quận Hoàng Mai, Hà Nội, chủ cơ sở này cho biết: “Sau bão khối lượng công việc tăng lên gấp 5 đến 10 lần so với ngày thường. Chúng tôi cũng đôn đốc anh em thợ cố gắng trong thời gian này hỗ trợ người dân một cách tối đa nhất. Kể cả như 2-3 hôm vừa rồi, thời tiết mưa, chúng tôi vẫn cố gắng đội nón, đội mũ để khắc phục các sự cố trên mái tôn. Bởi để nước mưa dột vào trong nhà thì đồ đạc các thứ hỏng hết".
Trong mưa bão, nhiều chủ cơ sở kinh doanh đã có tinh thần hỗ trợ người dân. Anh Chu Đức Tâm chia sẻ: “Hiện tại chúng tôi không tăng giá dịch vụ, thậm chí có những dịch vụ chúng tôi còn khuyến mại. Ví dụ những việc lặt vặt như sửa mái, bơm keo lại, việc nhỏ thì chúng tôi khuyến mại cho khách”.
Đây chính là điểm sáng sau cơn bão, là minh chứng rõ nét về sức mạnh của tinh thần cộng đồng trong những thời điểm khó khăn.
Nhu cầu tăng cao nên nhiều khách hàng phải chờ đợi mới được sửa mái tôn. Như tại xưởng nhôm kính của anh Tâm, khách nhà anh có người phải “xếp hàng” từ 10 - 15 ngày mới đến lượt sửa chữa mái tôn.
Ngoài ra, anh Tâm cho biết, nhiều người dân cũng có nhu cầu gia cố lại mái nhà hoặc cửa kính. Họ yêu cầu bắn thêm ốc vít, bơm lại keo.
Đặc biệt, người dân cũng đã chú trọng hơn nhiều đến chất liệu của vật tư cũng như trình độ, kỹ thuật thi công của thợ để có được phần mái tôn chắc chắn nhất, chống chọi lại được những cơn bão mạnh.
Đáng chú ý, mặc dù nhu cầu sửa chữa sau bão số 3 – siêu bão Yagi tăng cao, nhưng giá mái tôn và vật liệu xây dựng vẫn duy trì ổn định: “Về vật tư, vật liệu đầu vào, hiện tại thì chưa thấy đơn vị nào báo tăng giá nguyên vật liệu cả". - Anh Tâm chia sẻ (Ảnh: Tôn Hoa Sen)
Để tránh rủi ro trong tương lai, người dân có thể áp dụng một số cách sau đây để hạn chế thiệt hại trước những cơn bão lớn, cụ thể:
1. Bảo trì, thay thế khi mái tôn hết niên hạn sử dụng: Mái tôn có niên hạn sử dụng từ 20 - 30 năm, hết thời hạn này mái tôn sẽ xuống cấp, đinh vít lỏng lẻo, dễ bị gió thổi bay. Chính vì vậy, người dân cần có những biện pháp bảo trì, thay thế mái cũ, lắp đặt mái mới.
2. Lựa chọn vật liệu tốt: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại tôn giả, tôn nhái kém chất lượng vì vậy việc sử dụng tôn chính hãng sẽ giảm được khả năng tốc mái khi gió bão gây ra. Một số thương hiệu uy tín trên thị trường như: Tôn Hoa Sen, Tôn Phương nam, Tôn Đông Á, Tôn Việt Nhật,....
3. Chặt tỉa cành cây xung quanh nơi có mái tôn: Đối với mái tôn việc chặt cành cây vô cùng quan trọng bởi những cành cây có khả năng gãy do gió bão, có thể gây thiệt hại rất nặng nề nếu rơi xuống mái tôn.
4. Vít chặt hệ thống mái vào khung nhà: người dân cần cố định mái tôn trước khi bão đến bằng cách vít chặt hệ thống mái vào khung nhà. Bởi mái tôn nhẹ nên dễ bị gió bão tốc, lật, thổi bay.
5. Đảm bảo nhà kín gió: Gió lùa vào nhà khi bão to gió lớn là cực kỳ nguy hiểm, nhiều trường hợp tốc mái nhà là do không đóng kín cửa khi có bão. Vì vậy, trước khi bão đến, người dân nên bịt kín các khe hở và lỗ thông gió, gia cố lại những vị trí có nhiều khả năng sẽ bị gió tạt.
6. Sử dụng bao cát: Sử dụng bao cát để chống bão là một biện pháp dễ thực hiện và được nhiều người sử dụng để bảo vệ phần mái của ngôi nhà. Bao cát nên tập trung đặt tại các góc mái nhà hoặc mép các tấm lợp tôn.
Sau khi bắt đầu năm học mới, câu chuyện thu, chi trong các trường học lại tiếp tục được nhiều phụ huynh quan tâm, thậm chí bàn luận trái chiều.
Trung bình thời gian xếp hàng đăng kiểm rất mất thời gian, nhưng khi tới lượt đăng kiểm lại bị trượt vì những lý do k tưởng. Làm thế nào để các tài xế tránh mất thời gian, công sức? Đừng bỏ qua những lưu ý dưới đây.
Luật Nhà ở 2023 quy định: "Căn hộ chung cư mini sẽ được cấp sổ hồng nếu toà chung cư mini đó đáp ứng được các tiêu chuẩn về xây dựng, phòng cháy chữa cháy và quản lý sử dụng theo quy định của Bộ Xây dựng". Các quy định trên được hiểu ra sao? Cần chuẩn bị gì khi đưa luật vào cuộc sống?
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam là một trong những công trình giao thông trọng điểm của Việt Nam, đang thu hút sự quan tâm đặc biệt từ cộng đồng.
Theo dự báo đến năm 2030 Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn già hóa dân số, với khoảng 20 triệu người trên 60 tuổi. Nhưng chưa cần đợi tới khi đó thì vấn đề thiếu hụt nguồn lao động trong độ tuổi sung sức khi thanh niên Việt Nam tham gia vào thị trường lao động quá muộn.
Cà phê là thức uống mà dường như ở đâu cũng có. Nhưng câu chuyện về cà phê Hà Nội gắn với mỗi con phố lại có những đặc trưng rất riêng, khiến cả những người vốn gốc Hà Nội hay du khách phương xa luôn thèm nhớ, lưu luyến hương vị café phố ấy.
Liên quan đến việc các cửa hàng vàng SJC miền Trung tại Đà Nẵng đóng cửa không hẹn ngày mở gây khó cho khách hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Đà Nẵng cho biết hiện chưa có chế tài xử lý với trường hợp này.