Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thứ Năm, 10/4/2025
Sự việc

Nhà máy điện rác Nam Sơn hoạt động, cần công khai báo cáo đánh giá tác động môi trường

TS. Vũ Văn Doanh: Thứ hai 08/08/2022, 05:00 (GMT+7)

Nhà máy điện rác Nam Sơn đã đi vào hoạt động, phần nào giải tỏa áp lực cho người dân đô thị. Tuy vậy, để người dân thực sự yên tâm, các cơ quan liên quan cần sớm công khai báo cáo đánh giá tác động môi trường cũng như giám sát chặt chẽ việc tuân thủ các tiêu chuẩn đặt ra.

Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 “Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, nhận dạng, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư và đưa ra biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường”.

Tại Việt Nam công tác Đánh giá tác động môi trường đã được pháp luật quy định từ khi ban hành Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) đầu tiên vào năm 1993. Trong thời gian qua, Luật Bảo vệ môi trường liên tục được hoàn thiện, có điều chỉnh, bổ sung thông qua việc ban hành các phiên bản Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, 2014, 2020 cho phù hợp với tình hình thực tế phát triển đặc biệt là trong bối cảnh cả nước đẩy mạnh chính sách mở cửa khuyến khích đầu tư phát triển để thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Luật BVMT 2014 quy định ánh giá tác động môi trường như một công cụ quản lý môi trường cho suốt vòng đời dự án.

Tuy nhiên, do chỉ là công cụ có tính dự báo nên quy định này đã bộc lộ nhiều bất cập bởi thực tế khi triển khai dự án có nhiều thay đổi.

Tiếp thu kinh nghiệm của các nước trên thế giới, để khắc phục vướng mắc, bất cập nêu trên, Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định đúng vai trò của công cụ ánh giá tác động môi trường trong giai đoạn thực hiện dự án như quy định đánh giá sơ bộ tác động môi trường đối với các dự án có tác động xấu đến môi trường mức độ cao trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi.

Sau khi đưa vào vận hành, nhà máy điện rác Nam Sơn sẽ giải quyết được từ 60-70% lượng rác của TP Hà Nội hiện nay.

Sau khi đưa vào vận hành, nhà máy điện rác Nam Sơn sẽ giải quyết được từ 60-70% lượng rác của TP Hà Nội hiện nay.

Đồng thời các dự án này phải thực hiện đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn nghiên cứu khả thi. Đánh giá tác động môi trường được thực hiện đồng thời với quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi. Việc quản lý dự án, cơ sở khi đi vào vận hành được thay thế bằng công cụ giấy phép môi trường, đăng ký môi trường.

Một bước tiến lớn trong công tác ánh giá tác động môi trường ở Luật Bảo vệ môi trường 2020 là công tác tham vấn cộng đồng trong quá trình ánh giá tác động môi trường được chú trọng và đi vào thực chất hơn khi các quy định về tham vấn trong quá trình lập, thẩm định ánh giá tác động môi trường ngày càng chặt chẽ, thể hiện tính dân chủ, tính nhân văn, tính khoa học như: Quy định trách nhiệm của chủ dự án trong việc tham vấn cộng đồng dân cư ngay từ khi lập báo cáo ánh giá tác động môi trường;

Phải đăng tải báo cáo ánh giá tác động môi trường trên mạng trước thẩm định, phê duyệt báo cáo ánh giá tác động môi trường và công khai quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ánh giá tác động môi trường tại trang thông tin điện tử của cơ quan thẩm định (Bộ TN&MT, Sở TN&MT);

Quy định nội dung tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường bao đã chi tiết hơn gồm tham vấn về: vị trí thực hiện dự án đầu tư,  tác động môi trường của dự án đầu tư, biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, chương trình quản lý và giám sát môi trường, phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường.

Ngoài ra, Theo Thông tư 02/2022 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường của Bộ TN&MT, nội dung của báo cáo ánh giá tác động môi trường gồm 6 chương chính từ chương 1 Thông tin về dự án tới chương 6 Kết quả tham vấn.

Trong 6 chương nội dung đó thì chương 3 được xem là quan trọng hơn khi đề cập các nội dung: Đánh giá, dự báo tác động môi trường của dự án và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường, ứng phó sự cố môi trường”.

Bởi đây là mục tiêu quan trọng nhất của Đánh giá tác động môi trường khi phân tích dự báo tác động của dự án và đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động đồng thời dự án phải có các phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường.

TS. Vũ Văn Doanh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
vovgiaothong.vn
Xác minh clip người đàn ông chặn đầu ô tô thách thức “tao thích đi ngược chiều, mày làm gì tao”

Xác minh clip người đàn ông chặn đầu ô tô thách thức “tao thích đi ngược chiều, mày làm gì tao”

Một người đàn ông lái xe máy chạy ngược chiều trên đường Nguyễn Gia Trí rồi đầu ô tô kèm lời thách thức “tao thích đi ngược chiều, mày làm gì tao”.

Top 5 tài xế đi xe như 'nhắm mắt'

Top 5 tài xế đi xe như "nhắm mắt"

Suýt bị cuốn vào gầm container vì không quan sát… Chuyển làn đột ngột ngay trước đầu xe buýt… Sang đường cắt mặt gặp xe tốc độ cao... Và đánh võng, chèn ép xe máy. Liệu may mắn có mỉm cười trong những tình huống này?

Người dân muốn vào nhà phải… trèo

Người dân muốn vào nhà phải… trèo

Nhiều tháng nay, hàng chục hộ dân trên đường Xa lộ Hà Nội thuộc phường Bình Thắng, TP. Dĩ An (tỉnh Bình Dương) đang gặp khó khăn vì nền nhà cao hơn mặt đường từ 2 đến 4 mét do bị ảnh hưởng bởi quá trình thi công dự án Vành đai 3 TP.HCM đoạn qua nút giao Tân Vạn.

Cấm cho thuê lưu trú ngắn hạn trong chung cư: Nhiều nhà đầu tư rơi vào cảnh khó

Cấm cho thuê lưu trú ngắn hạn trong chung cư: Nhiều nhà đầu tư rơi vào cảnh khó

Cuối tháng 2 vừa qua, UBND TP.HCM ban hành quyết định làm rõ hơn nội dung tương tự khi chỉ cho phép các dự án xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp mới được kinh doanh cho thuê lưu trú du lịch. Quyết định này khiến nhiều nhà đầu tư rơi vào cảnh khó.

Thi công 'ì ạch', gần 1km đường trăm tỷ biến thành bãi rác

Thi công "ì ạch", gần 1km đường trăm tỷ biến thành bãi rác

Dài chưa tới 1km nhưng dự án đường nối phố Mễ Trì - phố Đỗ Đức Dục (Hà Nội) đã "lỡ hẹn" tiến độ hơn 10 năm. Sự chậm trễ trong thi công đã biến nơi đây thành một bãi rác lộ thiên khổng lồ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt của người dân.

Không nhồi nhét công trình ra mặt nước hay gần bờ sông Tô Lịch

Không nhồi nhét công trình ra mặt nước hay gần bờ sông Tô Lịch

Thiết kế cảnh quan 2 bên bờ sông Tô Lịch nên tập trung vào phát triển không gian xanh và tiện ích công cộng, tăng khả năng tiếp cận của người dân với dòng sông, mặt nước.

Dịch sởi lan rộng: Cảnh báo lỗ hổng trong phòng dịch cộng đồng

Dịch sởi lan rộng: Cảnh báo lỗ hổng trong phòng dịch cộng đồng

Các ca mắc sởi đang xuất hiện tại nhiều địa phương trên cả nước, thậm chí nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên diện rộng là điều hoàn toàn có thể xảy ra nếu chúng ta chủ quan, không làm tốt công tác phòng bệnh. Diễn biến thực tế của dịch ra sao? Nguyên nhân nào khiến sởi cứ mãi dai dẳng?