Xử lý rác thải đô thị hiện đang là vấn đề quan tâm tại các đô thị lớn trong đó có Hà Nội và TP.HCM. Theo các quy định của pháp luật hiện hành, để một nhà máy xử lý rác thải đi vào hoạt động cần phải công bố những thông tin gì?
Việc công bố đánh giá tác động môi trường có ý nghĩa quan trọng ra sao trong việc cảnh báo, dự báo những sự cố liên quan đến môi trường?
Mỗi ngày, Hà Nội phát sinh khoảng 7.000 tấn rác thải rắn sinh hoạt trong khi con số này tại TP.HCM khoảng 9.000 tấn. Đa số rác thải sinh hoạt được xử lý bằng công nghệ chôn lấp, tuy nhiên đến nay, các bãi chôn lấp gần như hết công suất, các đô thị không ít lần đối mặt với tình trạng ùn ừ rác mỗi khi các khu xử lý rác gặp sự cố.
Do vậy, việc áp dụng công nghệ xử lý chất thải bằng công nghệ đốt nhận được sự ủng hộ của nhiều chuyên gia và người dân, được đánh giá là giải pháp căn cơ để giải quyết những bất cập lâu nay trong xử lý chất thải rắn đô thị.
TS Doãn Hà Thắng, chuyên gia vật lý Plasma cho biết, công nghệ đốt rác có thể hiểu đôn giản là quá trình chuyển đổi chất thải rắn sinh hoạt từ dạng rắn sang dạng khí, giúp làm giảm lượng thể tích rác và thu hồi năng lượng. Tuy nhiên, trong quá trình đốt phát sinh các loại khí. Bởi vậy, nếu không xử lý an toàn khí phát thải sẽ chỉ đơn thuần là chuyển từ chất thải rắn sang chất thải khí.
"Khi đốt rác, ngọn lửa là môi trường ion hóa. Khí sinh ra gồm khí độc (ngay từ khi đốt) và khí độc do các ion tái tổ hợp lại, (khí độc thứ cấp) và khí an toàn. 1 phân tử gam, khi đốt ra được 22,4 lít khí theo điều kiện tiêu chuẩn trong đó có cả khí độc và khí không độc.
Hiện nay chúng ta đang đốt rác bằng nhiều nghìn tấn có nghĩa là lượng khí sinh ra từ tấn rất nhiều, có thể tưởng tượng những đám mây khí co độ dày lên tới vài km", TS Doãn Hà Thắng cho biết.
Ông Đỗ Thanh Bái, thành viên của Hội hóa học, Tổng thư ký Hội đồng trách nhiệm xã hội tự nguyện trong các doanh nghiệp hóa chất cho biết, theo Luật bảo vệ môi trường, để nghiệm thu cộng nghệ chất thải lò đốt dựa trên 4 yếu tố gồm phát thải, sử dụng năng lượng, an toàn và những tác động môi trường khác. Đối với lò đốt chất thải sinh hoạt, tiêu chí đầu tiên liên quan đến chất thải là nồng độ dioxin furan và kim loại nặng (thủy ngân, chì, ..).
Theo TS Hoàng Dương Tùng, Nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục môi trường, Những dự án xử lý chất thải công suất dưới 1.000 tấn/ ngày do UBND tỉnh phê duyệt báo cáo Đánh giá tác động môi trường và trên 1000 tấn/ ngày do Bộ TNMT phê duyệt báo cáo Đánh giá tác động môi trường.
Nhà nước đã có những quy định về bảo vệ môi trường đối với những công trình xử lý chất thải như đánh giá tác động môi trường, quan trắc tự động, theo dõi xử lý khí thải và một loạt các yêu cầu khác nước thải, xử lý tro bay, mùi , khoảng cách để đảm bảo xử lý môi trường xung quanh cũng như việc công bố công khai báo cáo báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Ông Tùng dẫn chứng: "Theo quy định của Luật môi trường 2020, đánh giá tác động môi trường của Dự án xử lý chất thải phải được công khai, thứ hai là quyết định phê duyệt đánh giá tác động môi trường. Sau khi đi vào hoạt động, tất cả các kết quả quan trắc và những thông tin liên quan đến hoạt động về bảo vệ môi trường của dự án phải được công khai".
Ông Đỗ Thanh Bái chỉ ra bất cập trong quy định hiện hành là mặc dù Luật bảo vệ môi trường 2020 quy định công bố công khai Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng chưa quy định rõ công bố dưới dạng bảng đầy đủ, bản tóm tắt hay chỉ công bố kết luận Đánh giá tác động môi trường. Bởi vậy mới dẫn đến tình trạng, tại một số địa phương, các chuyên gia, người dân khó tiếp cận Báo cáo đánh giá tác động môi trường của một số nhà máy xử lý chất thải.
Việc công bố Báo cáo đánh giá tác động môi trường nói chung và của các nhà máy xử lý chất thải nói riêng rất quan trọng bởi trong đó đề cập đến những mức độ tác động tới môi trường, đối tượng chịu tác động, và cam kết của chủ đầu tư đối với việc giảm thiểu những ảnh hưởng tới môi trường.
Ông Đỗ Thanh Bái phân tích: "Việc công khai này nó là động lực khi luật pháp, cơ quan quản lý bắt các chủ đầu tư, thực thi các giải pháp đầu tư nào đấy trước khi thực hiện dự án nhằm đảm bảo chất lượng môi trường, an toàn môi trường cho cộng đồng xung quanh.
Điều thứ hai đây là hình thức quan trắc bởi chính cộng đồng và sự quan trắc này sẽ quay ngược lại thông tin cho cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương và chủ đầu tư hiệu chỉnh lại quá trình kiểm soát ô nhiễm của mình thông qua thay đổi công nghệ hoặc là hiệu chỉnh công nghệ, hoặc đầu tư thêm… để đảm bảo cam kết".
Ngày 25/7, nhà máy điện rác Thiên Ý tại khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội dự kiến đã chính thức hòa lưới điện quốc gia, vận hành giai đoạn 1 công suất 1.000 tấn/ngày. Tuy nhiên, đến nay, giới chuyên gia và nhiều người dân vẫn chưa thể tiếp cận được Báo cáo đánh giá tác động môi trường của đơn vị này.
Bên cạnh sự vui mừng vì Hà Nội có thể giải quyết cơ bản vấn đề rác thải rắn sinh hoạt khi nhà máy hoạt động hết công suất 4.000 tấn rác khô vào tháng 9 năm nay, không ít ý kiến bày tỏ băn khoăn vì sự chênh lệch tiêu chuẩn nồng độ dioxin furan của nhà máy Thiên Ý, theo quy chuẩn 61 là 0,5 TEQ so với mức 0,1 TEQ của nhà máy điện rác Cần Thơ đang vận hành tại Việt Nam và của một số nước khác như Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc…
Điều này, cảnh báo nguy cơ về rủi ro sức khỏe do khối lượng khí dioxin tăng gấp hàng chục lần so với nhà máy điện rác tại Cần Thơ nếu không có những biện pháp quản lý, kiểm soát khí phát thải phù hợp.
Nhà máy điện rác Nam Sơn đã đi vào hoạt động, phân nào giải tỏa áp lực cho người dân đô thị. Tuy vậy, để người dân thực sự yên tâm, các cơ quan liên quan cần sớm công khai báo cáo đánh giá tác động môi trường cũng như giám sát chặt chẽ việc tuân thủ các tiêu chuẩn đặt ra.
Đây cũng là góc nhìn này của TS. Vũ Văn Doanh, Trưởng bộ môn Quản lý môi trường, Khoa Môi trường, Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội: "Tăng cường công tác công khai báo cáo đánh giá tác động môi trường theo Luật Bảo vệ Môi trường 2020".
Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 “Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, nhận dạng, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư và đưa ra biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường”.
Tại Việt Nam công tác Đánh giá tác động môi trường đã được pháp luật quy định từ khi ban hành Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) đầu tiên vào năm 1993. Trong thời gian qua, Luật Bảo vệ môi trường liên tục được hoàn thiện, có điều chỉnh, bổ sung thông qua việc ban hành các phiên bản Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, 2014, 2020 cho phù hợp với tình hình thực tế phát triển đặc biệt là trong bối cảnh cả nước đẩy mạnh chính sách mở cửa khuyến khích đầu tư phát triển để thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Luật BVMT 2014 quy định ánh giá tác động môi trường như một công cụ quản lý môi trường cho suốt vòng đời dự án.
Tuy nhiên, do chỉ là công cụ có tính dự báo nên quy định này đã bộc lộ nhiều bất cập bởi thực tế khi triển khai dự án có nhiều thay đổi. Tiếp thu kinh nghiệm của các nước trên thế giới, để khắc phục vướng mắc, bất cập nêu trên, Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định đúng vai trò của công cụ ánh giá tác động môi trường trong giai đoạn thực hiện dự án như quy định đánh giá sơ bộ tác động môi trường đối với các dự án có tác động xấu đến môi trường mức độ cao trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi.
Đồng thời các dự án này phải thực hiện đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn nghiên cứu khả thi. Đánh giá tác động môi trường được thực hiện đồng thời với quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi. Việc quản lý dự án, cơ sở khi đi vào vận hành được thay thế bằng công cụ giấy phép môi trường, đăng ký môi trường.
Một bước tiến lớn trong công tác ánh giá tác động môi trường ở Luật Bảo vệ môi trường 2020 là công tác tham vấn cộng đồng trong quá trình ánh giá tác động môi trường được chú trọng và đi vào thực chất hơn khi các quy định về tham vấn trong quá trình lập, thẩm định ánh giá tác động môi trường ngày càng chặt chẽ, thể hiện tính dân chủ, tính nhân văn, tính khoa học như: Quy định trách nhiệm của chủ dự án trong việc tham vấn cộng đồng dân cư ngay từ khi lập báo cáo ánh giá tác động môi trường;
Phải đăng tải báo cáo ánh giá tác động môi trường trên mạng trước thẩm định, phê duyệt báo cáo ánh giá tác động môi trường và công khai quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ánh giá tác động môi trường tại trang thông tin điện tử của cơ quan thẩm định (Bộ TN&MT, Sở TN&MT);
Quy định nội dung tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường bao đã chi tiết hơn gồm tham vấn về: vị trí thực hiện dự án đầu tư, tác động môi trường của dự án đầu tư, biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, chương trình quản lý và giám sát môi trường, phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường.
Ngoài ra, Theo Thông tư 02/2022 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường của Bộ TN&MT, nội dung của báo cáo ánh giá tác động môi trường gồm 6 chương chính từ chương 1 Thông tin về dự án tới chương 6 Kết quả tham vấn.
Trong 6 chương nội dung đó thì chương 3 được xem là quan trọng hơn khi đề cập các nội dung: Đánh giá, dự báo tác động môi trường của dự án và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường, ứng phó sự cố môi trường”. Bởi đây là mục tiêu quan trọng nhất của Đánh giá tác động môi trường khi phân tích dự báo tác động của dự án và đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động đồng thời dự án phải có các phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường.
Khu tái định cư dành cho người dân phải tốt hơn hoặc không được kém nơi ở cũ. Đây là mục tiêu và chủ trương của TP. Hà Nội khi xây dựng các khu nhà tái định cư dành cho người dân thuộc diện bị giải phóng mặt bằng.
Tối ngày 16/11, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện chương trình cầu truyền hình “Tập kết ra Bắc - Tình sâu nghĩa nặng” tại 3 điểm Cà Mau, Hải Phòng và Thanh Hóa.
Theo báo cáo của Sở GTVT Hà Nội, việc tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội buộc phải dừng tàu sau khi xảy ra sự cố tại ga Cầu Giấy hôm 24/10, tại thời điểm xảy ra sự cố, Hanoi Metro - đơn vị vận hành không có nhân sự trực.
UBND quận Hoàn Kiếm đang đề xuất hạn chế xe hợp đồng trên 16 chỗ sử dụng nhiên liệu diesel vào khu vực nội đô, nhất là khu vực phố cổ để góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc và ô nhiễm khí thải.
Giải ngân vốn đầu tư công có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt, góp phần tháo gỡ các nút thắt về hạ tầng giao thông, đô thị, nâng cao chất lượng giáo dục, văn hóa, y tế, xã hội.
Mang Thít là vùng đất được bao bọc bởi hai con sông Cổ Chiên và Mang Thít. Hàng năm, theo dòng Cửu Long đổ về hạ lưu, những hạt phù sa mịn đã vượt hàng ngàn cây số tập kết về đây, hình thành những mỏ đất sét quý giá.
Huyện Ba Tri, nằm ở phía Đông tỉnh Bến Tre, là nơi hội tụ vẻ đẹp đặc trưng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Với những con sông uốn lượn quanh quanh, những rặng dừa xanh man mát, Ba Tri là vùng đất không chỉ giàu tài nguyên thiên nhiên mà còn là chiếc nôi của nhiều giá trị văn hóa, lịch sử.