Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Dự thảo trên tay

Nguy cơ trục lợi nếu hỗ trợ bằng tiền mặt cho hoạt động nuôi biển

Hoàng Hà: Thứ tư 27/07/2022, 15:30 (GMT+7)

Dự thảo Nghị định về một số chính sách phát triển thuỷ sản gồm có 4 chương, 17 điều, hướng tới mục tiêu giải quyết những bất cập hiện hữu; hiện thực hóa các chủ trương, chính sách phát triển thủy sản và đưa ra các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ hơn để ngư dân yên tâm bám biển sản xuất.

Dự thảo Nghị định đã làm rõ các hạng mục thiết yếu trong đầu tư; bổ sung đối tượng là chủ các cơ sở nuôi trồng thuỷ sản biển, sản xuất giống cá biển vào chính sách hỗ trợ bảo hiểm, đào tạo; xử lý đối với các khoản cho vay vốn tín dụng đóng mới, nâng cấp tàu; cơ chế trong chuyển nhượng tàu cá; chuyển từ hỗ trợ theo thực tế sang hỗ trợ một lần đối với chính sách duy tu, sửa chữa tàu vỏ thép.

Đầu tư 100% kinh phí xây dựng các hạng mục thiết yếu: Cảng cá loại I; khu neo đậu tránh trú bão cấp vùng; cảng cá loại II, khu neo đậu tránh trú bão tại các đảo, quần đảo. Đầu tư 100% kinh phí xây dựng các hạng mục hạ tầng thiết yếu thuộc vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung, vùng nuôi trồng thuỷ sản trên biển, vùng sản xuất giống thuỷ sản tập trung, vùng sản xuất giống nuôi biển.

Đầu tư 100% kinh phí xây dựng các trung tâm nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất giống thủy sản cấp quốc gia, cấp vùng; hệ thống quan trắc cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản và xây dựng các hạng mục hạ tầng thiết yếu của khu bảo tồn biển.

Một điểm đáng chú ý của dự thảo, đó là cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ và tiếp tục được hưởng hỗ trợ lãi suất đối với các khoản cho vay đóng mới, nâng cấp tàu cá theo Nghị định 67, nhưng chưa trả nợ đúng hạn cho ngân hàng do nguyên nhân khách quan. Các ngân hàng thương mại xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ với số lần không hạn chế nhưng tổng thời gian các lần gia hạn nợ không vượt quá 1/3 thời gian cho vay ban đầu khi ký hợp đồng tín dụng.

Dự thảo Nghị định cho phép chuyển nhượng tàu cá đóng mới, nâng cấp theo Nghị định số 67 trong trường hợp chủ tàu không còn đủ năng lực để hoạt động khai thác thủy sản, không trả được nợ vay đúng hạn cho ngân hàng thương mại (gọi là chủ tàu cũ).

Ngân hàng thương mại chủ trì, phối hợp với chủ tàu cũ thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản để xác định giá tàu. Chủ tàu mới phải có đủ năng lực tài chính, năng lực khai thác thủy sản và được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác nhận.

Chủ tàu mới tiếp tục được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước quy định tại Nghị định 67 như hỗ trợ về lãi suất, phí bảo hiểm và các chính sách hỗ trợ khác.

Dự thảo hướng tới mục tiêu giải quyết những bất cập hiện hữu; hiện thực hóa các chủ trương, chính sách phát triển thủy sản và đưa ra các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ hơn để ngư dân yên tâm bám biển sản xuất. (ảnh: vov.vn)

Dự thảo hướng tới mục tiêu giải quyết những bất cập hiện hữu; hiện thực hóa các chủ trương, chính sách phát triển thủy sản và đưa ra các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ hơn để ngư dân yên tâm bám biển sản xuất. (ảnh: vov.vn)

Những sửa đổi, bổ sung trong Dự thảo Nghị định về một số chính sách phát triển thuỷ sản sẽ khắc phục được những cập hiện nay thế nào? PV VOV Giao thông phỏng vấn ông Trần Công Khôi, Phó Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản, Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

PV: Xin ông cho biết những điểm mới, nổi bật trong Dự thảo Nghị định này?

Ông Trần Công Khôi: Dự thảo Nghị định về một số chính sách phát triển thuỷ sản bao hàm cả chính sách cũ hiện nay đang có tác dụng rất tốt, đồng thời bổ sung một số chính sách mới nhằm giải quyết những tồn tại của Nghị định 67.

Thứ nhất cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ đối với các khoản cho vay đóng mới, nâng cấp tàu cá.

Thứ hai có cơ chế chuyển nhượng tàu cá rất rõ ràng.

Thứ ba, chính sách hỗ trợ đầu tư một lần theo Nghị định 67, sửa đổi theo Nghị định 17 chỉ cho tàu cá thôi, nhưng hiện nay hết hiệu lực rồi. Mong muốn bổ sung thêm chính sách hỗ trợ một lần sau đầu tư đối với nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là hỗ trợ nuôi biển, vì nuôi biển dự kiến sẽ phát triển thành một ngành kinh tế hàng hóa đến năm 2030.

Bên cạnh đó việc bổ sung chính sách đào tạo, chính sách hỗ trợ một lần duy tu, sửa chữa tàu vỏ thép, chúng tôi còn đưa ra chính sách hỗ trợ thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản; chính sách chuyển đổi nghề cho tổ chức, cá nhân trong hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản trong phạm vi khu bảo tồn, vườn quốc gia có biển, phù hợp với Luật Thủy sản năm 2017.

Ông Trần Công Khôi, Phó Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản, Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn).

Ông Trần Công Khôi, Phó Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản, Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn).

PV: Việc chuyển nhượng tàu cá đóng mới, nâng cấp theo Nghị định số 67 đang là vấn đề nhiều ngư dân quan tâm và lâu nay đang gặp khó, dự thảo Nghị định đã quy định rõ vấn đề này thế nào?

Ông Trần Công Khôi: Dự thảo Nghị định lần này có thiết kế một điều quy định cơ chế chuyển nhượng tàu cá đối với những trường hợp chủ tàu không đủ năng lực hoạt động khai thác thủy sản, không có biện pháp/khả năng khắc phục, không trả được nợ vay đúng hạn cho ngân hàng thương mại cho vay.

Cụ thể, thứ nhất ngân hàng thương mại phối hợp với chủ tàu cũ và chủ tàu nhận chuyển nhượng đàm phán, thỏa thuận để thống nhất giá chuyển nhượng. Có thể thông qua DN thẩm định giá hoặc bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, chủ tàu mới có năng lực khai thác thủy sản và được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chấp thuận phương án chuyển nhượng.

Thứ ba, trường hợp chủ tàu mới có nhu cầu vay vốn, đáp ứng được các điều kiện cho vay theo quy định hiện hành và đảm bảo thanh toán tối thiểu 50% số tiền mua tàu từ chủ tàu cũ. Thời gian vay vốn do ngân hàng và chủ tàu mới thỏa thuận, nhưng không vượt quá thời gian hỗ trợ lãi suất còn lại theo quy định của Nghị định 67 đối với chủ tàu cũ.

Khoản vay của chủ tàu mới không phụ thuộc vào hiện trạng nợ khoản vay của chủ tàu cũ đối với ngân hàng thương mại. Chủ tàu mới tiếp tục được hưởng chính sách hỗ trợ của nhà nước về lãi suất, phí bảo hiểm và các chính sách hỗ trợ khác được áp dụng cho chủ tàu cũ. Trong quá trình chuyển nhượng sẽ miễn thuế, phí liên quan đến chuyển nhượng, sang tên từ chủ tàu cũ sang chủ tàu mới.

Các chính sách chuyển nhượng này chỉ được áp dụng một lần đối với một tàu cho vay đóng mới, nâng cấp theo Nghị định 67, không áp dụng đối với tàu được hưởng chính sách hỗ trợ một lần sau đầu tư.

PV: Xin cảm ơn ông!

Ảnh minh hoạ: kinhtemoitruong.vn

Ảnh minh hoạ: kinhtemoitruong.vn

Các quy định mới trong Dự thảo Nghị định có đảm bảo tính khả thi, phù hợp với Chiến lược phát triển thủy sản? PV VOV Giao thông có cuộc phỏng vấn TS. Phạm Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Nghề cá VN.

PV: Theo ông các quy định được đưa ra trong Dự thảo lần này có đảm bảo tính khả thi hay không?

TS. Phạm Anh Tuấn: Dự thảo có một số quy định tương đối phù hợp, như tiếp tục giãn nợ, hỗ trợ lãi suất, hỗ trợ bảo hiểm, cho phép chuyển đổi chủ tàu, thế nhưng có một điểm trong nghị định này tôi thấy chưa rõ.

Cụ thể, đối với những tàu đã cũ nát rồi, sẽ không có người muốn nhận chuyển nhượng, hoặc không có khả năng khôi phục để hoạt động trở lại, tức là những tàu đó chỉ có bán sắt vụn.

Những trường hợp đó khi bán sẽ không đủ tiền trả nợ, nếu không có chính sách hỗ trợ thì họ sẽ tiếp tục nợ nần và lâm vào cảnh nghèo đói nghèo, đi vào bế tắc. 

Nhà nước nên tính đến một quỹ hỗ trợ sẽ giải quyết được 2 vấn đề, vừa giải quyết được cái tồn đọng, đồng thời không đẩy ngư dân vào khó khăn trong cuộc sống.

TS. Phạm Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Nghề cá VN.

TS. Phạm Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Nghề cá VN.

PV: Dự thảo Nghị định lần này đã bổ sung một số vấn đề mới, trong đó có các chính sách hỗ trợ đầu tư, ông nhận định như thế nào về những nội dung mới này?

TS. Phạm Anh Tuấn: Trong dự thảo nghị định đã dành ra một dung lượng khá lớn về chính sách hỗ trợ đầu tư một lần, đặc biệt là hỗ trợ cho phát triển nuôi biển, đúng với định hướng phát triển.

Bởi vì trong Chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đẩy mạnh phát triển nuôi biển.

Thế nhưng, những chính sách đưa ra trong nghị định này là không hợp lý, nghị định quy định với một cơ sở nuôi cá biển có thể tích lồng khoảng 1.000m3, sản xuất từ 200-300 tán cá một năm, thùy thuộc vào phạm vi phía trong 6 hải lý hau là ngoài 6 hải lý sẽ được hỗ trợ từ 400 nghìn đến 1 triệu đồng/1m3 lồng hoặc đối với cơ sở sản xuất giống, nếu như sản xuất 5 triệu giống cũng được hỗ trợ không quá 10 tỷ đồng.

Tôi nghĩ phát triển nuôi biển thực chất là chúng ta phát triển kinh tế kinh doanh, việc dùng ngân sách nhà nước hỗ trợ cho phát triển sản xuất kinh doanh bằng cách hỗ trợ tiền thường không có hiệu quả, thậm chí không cẩn thận còn bị lợi dụng chính sách.

Vì thế, nhà nước nếu có hỗ trợ cần làm những việc đúng với vị trí của nhà nước.

Ví dụ, chính sách giao mặt nước biển, hiện tại rất nhiều địa phương đang rất lúng túng, bởi quy hoạch chưa có hoặc chậm, cái đó nhà nước phải làm nhanh hơn. Về phát triển nuôi biển, nhà nước cần tập trung vào công nghệ sản xuất giống, công nghệ nuôi, chuyển giao cho các hộ nuôi hoặc nhà nước làm công tác thị trường; hoặc giải quyết các thủ tục hành chính nhanh chóng, thuận lợi, tạo điều kiện về vay vốn.

Tôi không nhìn thấy bất cứ một sự phù hợp hay hiệu qủa về chuyện chúng ta định mang cho tiền để phát triển một lĩnh vực kinh tế.

PV: Ngoài những vấn đề như ông vừa phân tích, ông còn lưu ý vấn đề gì?

TS. Phạm Anh Tuấn: Trong nghị định này còn thiếu một loạt chính sách để phục vụ phát triển thủy sản trong giai đoạn tới theo Chiến lược đã được Chính phủ phê duyệt. Cụ thể, về khai thác, sắp tới giảm sản lượng khai thác từ 3,8 triệu xuống 2,8 triệu tấn.

Để phát triển khai thác thủy sản bền vững phải cơ cấu lại đội tàu, tổ chức đánh bắt theo hạn ngạch, tổ chức mùa vụ.

Vì thế sẽ xảy ra hàng loạt vấn đề ảnh hưởng đến sinh kế của người dân, chúng ta chưa hề có chính sách khi thực hiện vấn đề đó; việc tái tạo nguồn lợi cũng thiếu chính sách để khuyến khích, bảo vệ, tái tạo nguồn lợi.

Trong Luật Thủy sản quy định sẽ có quỹ bảo vệ phát triển nguồn lợi, thế nhưng quỹ đó hiện đang có vấn đề; những chính sách để huy động được nguồn lực phát triển cũng bị thiếu; phần nuôi biển phải rà soát lại các chính sách, đúng vị trí vai trò của đầu tư nhà nước

PV: Xin cảm ơn ông! 

ảnh minh hoạ: baochinhphu.vn

ảnh minh hoạ: baochinhphu.vn

Sau gần 8 năm thực hiện Nghị định số 67, 4 Ngân hàng thương mại đã cho ngư dân vay đóng mới, nâng cấp 1.177 tàu, với tổng số tiền trên 11.700 tỷ đồng.

Tuy nhiên, đến cuối năm 2021, các chủ tàu mới chi trả Ngân hàng được 2.180 tỷ đồng, còn dư nợ còn 9.520 tỷ đồng, nợ xấu phát sinh do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan.

Việc phê duyệt danh sách đủ điều kiện vay vốn đóng mới chưa xem xét kỹ, một số tàu đóng xong hoạt động không hiệu quả, việc chuyển nhượng gặp nhiều khó khăn. Dự thảo Nghị định về một số chính sách phát triển thuỷ sản sẽ tập trung tháo gỡ những vướng mắc này.

Mời các bạn cùng chia sẻ ý kiến, đóng góp cho Dự thảo qua hotline 02437.91.91.91, qua fanpage VOV Giao thông, hoặc có thể góp ý trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường.   

---

Đừng quên đón nghe và tương tác với “Dự thảo trên tay” lúc 15h30 đến 15h50, thứ Hai và thứ Tư hàng tuần trên FM91, vovgiaothong.vn, hoặc trên các nền tảng podcast dành cho di động: Spotify, Aple Podcast và Google Podcast.

Hoàng Hà/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Giá vàng SJC sẽ giảm mạnh?

Giá vàng SJC sẽ giảm mạnh?

Sáng nay (25/3), giá vàng SJC quanh mốc 80 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn 69 triệu đồng/lượng sau 1 tuần giảm mạnh.

Công tác xã hội ngành y, điểm tựa cho những bệnh nhân hiểm nghèo

Công tác xã hội ngành y, điểm tựa cho những bệnh nhân hiểm nghèo

Năm 2010, Chính phủ lấy ngày 25/03 hằng năm làm Ngày Công tác xã hội làm dấu mốc quan trọng khởi đầu phát triển nghề công tác xã hội tại Việt Nam.

Lựa chọn SGK: Phát huy sự chủ động của các trường

Lựa chọn SGK: Phát huy sự chủ động của các trường

Các cơ sở giáo dục trên cả nước đang gấp rút lựa chọn SGK năm học 2024-2025 cho học sinh lớp 5, lớp 9 và lớp 12. Quyền chọn SGK được giao cho các trường, làm thế nào để thầy cô phát huy vai trò tự chủ, trách nhiệm, đồng thời hệ thống được kiến thức những năm học trước đó cho học sinh?

Nơi âm dương không cách trở

Nơi âm dương không cách trở

Phố Giáp Nhị (Q. Hoàng Mai) có nhiều ngõ ngách chằng chịt đặc trưng đúng chất Hà Nội phố. Nhưng có điều kỳ lạ khi khám phá ngang dọc con phố này sẽ thấy một khu phố mà người dân đang chia sẻ không gian sống với những ngôi mộ.

Gói 120.000 tỉ giải ngân chậm: “Miếng bánh” sắp hết hạn mà “tủ kính” lại khó mở

Gói 120.000 tỉ giải ngân chậm: “Miếng bánh” sắp hết hạn mà “tủ kính” lại khó mở

Gói tín dụng 120.000 tỉ đồng từ khi được công bố đã đem lại kỳ vọng giải bài toán nhà ở xã hội một cách bền vững. Tuy nhiên, việc giải ngân rất chậm, nhiều dự án không thể triển khai, người thu nhập thấp vẫn chưa thể chạm vào cơ hội có được nơi an cư.

Doanh thu 12,5 triệu đồng/tháng phải đóng thuế: Liệu có phù hợp?

Doanh thu 12,5 triệu đồng/tháng phải đóng thuế: Liệu có phù hợp?

Tại Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi đang được lấy ý kiến, Bộ Tài chính đề xuất ngưỡng doanh thu chịu thuế VAT với cá nhân, hộ kinh doanh là 150 triệu đồng/ năm, tăng 50 triệu đồng so với quy định hiện hành.

Bình trà đá nghĩa tình

Bình trà đá nghĩa tình

Không riêng tại thành phố Hồ Chí Minh mà thời gian gần đây, trên một số tuyến đường ở ĐBSCL, chúng ta không khó bắt gặp hình ảnh những bình trà đá miễn phí dành cho mọi người, đặc biệt là bà con lao động khó khăn xuất hiện ngày càng nhiều.