Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Giao thông

Vì sao khu Tố Hữu - Trung Văn trở thành rốn nước của Hà Nội?

Hải Hà - Phúc Tài: Thứ tư 05/06/2024, 19:59 (GMT+7)

Trận mưa lớn đêm qua và rạng sáng nay khiến nhiều tuyến phố của thành phố Hà Nội bị ngập úng. Trong đó, đoạn đường trên đường Tố Hữu, tình trạng ngập úng kéo dài đến 11h trưa nay.

Điều đáng nói không chỉ trận mưa này mà nhiều trận mưa khác, khu vực này đều trở thành “rốn nước” của thành phố, khiến các phương tiện di chuyển khó khăn.

 

Hơn 11h ngày 05/6, mưa đã ngớt được một lúc, nhưng đường Tố Hữu, đoạn qua trường THPT Trung Văn vẫn còn mênh mông nước. Ảnh: Quang Minh

Hơn 11h ngày 05/6, mưa đã ngớt được một lúc, nhưng đường Tố Hữu, đoạn qua trường THPT Trung Văn vẫn còn mênh mông nước. Ảnh: Quang Minh

Nhà chỉ cách trường THPT Trung Văn chưa đầy 1 cây số, tuy nhiên sáng nay, em Đỗ Quang Minh, học sinh lớp 11A2 mất gấp đôi thời gian thường ngày để đến trường. Nhiều học sinh của trường Trung Văn sáng nay đến lớp trong tình trạng quần áo bị ướt do tuyến đường này có đoạn bị ngập.

Em Minh phản ánh: "Ngập đoạn cuối ngã tư đường Lương Thế Vinh, nó sâu khoảng từ 10 -15cm, bọn con phải xắn quần áo lên để đi, có ướt và có gây khó chịu khi học. Cổng trường nước bị ngập từ vỉa hè cho đến nửa đường luôn, xe cổ chỉ đi được một hàng phía đường giữa thôi".

IMG_6079

Đường Tố Hữu, Lê Văn Lương là tuyến đường đi làm hàng ngày của anh Nguyễn Văn Mạnh trú tại phường Mộ Lao, quận Hà Đông, Hà Nội. Tuyến đường này vốn có mật độ cao, di chuyển chậm, những hôm có mưa lớn, giao thông trên tuyến đường này trở nên hỗn loạn, trong khi gần khu vực này có nhiều hồ điều hòa.

Anh Mạnh cho biết: "Mỗi khi mưa lớn, đường Tố Hữu hay ngập từ đoạn ngã tư Lương Thế Vinh đến tòa nhà Ecolife. Trong khi hồ Trung văn gần đó thì cạn khô, không hiểu hồ điều hòa đó thì không hiểu hồ điều hòa và hệ thống thoát nước kết hợp với nhau như thế nào, nó không thống nhất và đồng đều khiến người dân đi lại rất bức xúc". 

Ngập tại đường Tố Hữu (đoạn Ngã 3 Tố Hữu - Lương Thế Vinh ) và đường Lương Thế Vinh sau cơn mưa sáng nay

Theo ông Nguyễn Xuân Thủy, Đội trưởng Thanh tra giao thông vận tải quận Nam Từ Liêm, khoảng 10h15 sáng nay lượng mưa rất cao, khu vực ngã tư Lương Thế Vinh- Tố Hữu bị ngập sâu lên tới 40 cm, xe máy không thể đi lại được.

Ông Thủy đề xuất: "Ở thời điểm ùn tắc, Đội Thanh tra GTVT quận Nam Từ Liêm cùng với lực lượng CSGT đã tăng cường phân luồng giao thông, nhưng ùn tắc ở các điểm đầu điểm cuối các phương tiện xe máy không qua ngã tư được, tất cả các xe máy đi hết lên trên vỉa hè. Kiến nghị cơ quan chức năng, công ty thoát nước khi có dự báo thời tiết về lượng mưa lớn, tăng cường để mở đất cống để đảm bảo lưu lượng thoát nước".

IMG_6080


Theo KTS Trần Huy Ánh, Hội Kiến trúc sư Hà Nội, tuyến đường Lê Văn Lương, Tố Hữu có mật độ xây dựng rất cao, không thực hiện theo đúng quy hoạch. Sự xuất hiện quá nhiều các tòa nhà cao tầng không đi kèm với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và không gian công viên, cây xanh dẫn đến hệ quả khả năng thoát nước mỗi khi có mưa bị giảm đáng kể. Trong khi đó, công tác giám sát quá trình thực thi quy hoạch, triển khai các dự án xây dựng ở khu vực này còn nhiều bất cập:

"Khu vực Tố Hữu, Lê Văn Lương trước đây  quy hoạch là khu vực kiểu mẫu nhưng sau khi mở rộng thay vì giãn bớt thì khu vực này chồng chất các tòa nhà tầng cao, gia tăng các dự án bất động sản nhiều hơn và bỏ qua những tính toán ban đầu về giao thông, hạ tầng thoát nước…Những công trình xây dựng giảm đi tỷ lệ thoát nước, trong quá trình xây dựng, những phế thải xây dựng tràn ngập vào hệ thống cống quanh đó".

z5508761548887_b3c895a218919c48cd0781828573002a


Lí giải về tình trạng úng ngập trên đường Tố Hữu, ông Bùi Ngọc Uyên, Phó Trưởng phòng Đối ngoại Truyền thông, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội cho rằng, lượng mưa qua 2 đợt mưa sáng nay tại quận Nam Từ Liêm rất cao, lên tới 140mm. Mặt khác, tuyến đường Tố Hữu có một số vị trí trũng cục bộ, nước bị dồn lại các điểm này mỗi khi có mưa lớn.

Tuy nhiên, ông Uyên nhấn mạnh, một số dự án hồ điều hòa chưa hoàn chỉnh và thiếu sự kết nối giữa hệ thống thoát nước vào các hồ điều hòa là nguyên nhân chính khiến cho việc thoát nước khu vực bị chậm: "Một số dự án đang triển khai thực hiện cũng chưa hoàn chỉnh như hồ Phùng Khoang – Do Tập đoàn Nam Cường thi công và chưa bàn giao lại cho các đơn vị quản lý vận hành để kết nối hệ thống thoát nước vào khu vực hồ, các hệ thống cống, cửa phai thì đơn vị làm công tác thoát nước chưa được tiếp nhận để vận hành đồng bộ. Tiếp đến, trên tuyến đường quy hoạch nối từ phố Tố Hữu đến ngã ba Lương Thế Vinh, đường hồ Mễ Trì hiện nay Ban quản lý dự án quận Nam Từ Liêm cũng đang triển khai thi công và chưa thi công xong để có thể nối đường thoát nước vào khu vực hồ Mễ Trì".

IMG_6078

 

Bên cạnh đó, dự án cống hóa mương Thanh Xuân cũng chưa được bàn giao nên việc thoát nước về mương Thanh Xuân và trạm bơm Đồng Bông 2, sau đó bơm một phần ra sông Nhuệ cũng không khả thi.

Liên quan đến thoát nước vào hồ Trung Văn, ông Uyên cho biết, hiện các đường cống thoát nước trên đường Tố Hữu dẫn vào khu vực hồ Phùng Khoang sẽ gần hơn, chỉ cách khoảng 50-60m nên thoát nước sẽ nhanh hơn. Còn hồ Trung Văn, hệ thống cống dẫn nước thoát vào đây lên tới hơn 1km và hiện chưa có đường cống nào dẫn nước từ đường Tố Hữu về hồ Trung Văn. Theo quy hoạch hồ Trung Văn chịu trách nhiệm thoát nước cho lưu vực Mộ Lao (Hà Đông).

Được biết, ngày từ 5h30 sáng nay, khi có dự báo mưa trên địa bàn Hà Nội, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội và Xí nghiệp Thoát nước số 6 đã triển khai lực lượng, phương tiện ra khu vực đường Tố Hữu thực hiện nhiệm vụ mở nắp ga, ghi thu để đưa nước thoát về các hướng, phối hợp vận hành trạm bơm Đồng Bông 2 tăng cường thoát nước, phối hợp công ty thủy lợi vận hành hệ thống tiêu nước nông nghiệp để thoát một phần ra sông Nhuệ./.

 

Hải Hà - Phúc Tài/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Phân luồng giao thông phục vụ Quốc tang

Hà Nội: Phân luồng giao thông phục vụ Quốc tang

Trong các ngày 25 và 26/7/2024, trên địa bàn TP.Hà Nội diễn ra các hoạt động phục vụ Lễ Quốc tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Công an thành phố Hà Nội phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện.

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng nay (25/7), Lễ viếng chính thức đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu tổ chức đồng thời ở Hà Nội, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội).

Mạnh tay xử lý các vi phạm tại dự án QL21B đoạn qua Thị trấn Vân Đình (Hà Nội)

Mạnh tay xử lý các vi phạm tại dự án QL21B đoạn qua Thị trấn Vân Đình (Hà Nội)

Người dân Thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội phản ánh về tình trạng bụi bặm, đường xá ngổn ngang do công trình cải tạo, chỉnh trang lại vỉa hè, hệ thống thoát nước và chiếu sáng trên QL21B đoạn qua thị trấn Vân Đình đang triển khai thi công, ảnh hưởng đến đi lại và đời sống.

Đường nội khốn khổ cạnh tranh với đường nhập lậu

Đường nội khốn khổ cạnh tranh với đường nhập lậu

Năm 2023, lượng đường nhập lậu vào Việt Nam vào khoảng 600 nghìn tấn, bằng 63% lượng đường của các doanh nghiệp sản xuất mía đường trong nước, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Cờ vỉa

Cờ vỉa

Với cánh mày râu, có một món ăn tinh thần vẫn tồn tại lâu nay trong cuộc sống, đó là thú chơi cờ tướng vỉa hè. Nếu bộ hàng ngang qua những vỉa hè trên phố, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh từng nhóm người tụ tập xung quanh bàn cờ tướng kèm theo những âm thanh nhộn nhịp cả một góc phố.

Làm đường dành cho người đi bộ nhưng lại cho đỗ ô tô?

Làm đường dành cho người đi bộ nhưng lại cho đỗ ô tô?

Tại Hà Nội, nhiều tuyến đường đã được đầu tư từ lâu để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, thế nhưng các tuyến đường này vẫn chưa cho thấy hiệu quả hoạt động của nó. Đơn cử như tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng, phần đường đáng ra được dành riêng cho người đi bộ, thì nay đã trở thành bãi đỗ xe…

Phân vai cụ thể để quản lý, bảo trì đường bộ

Phân vai cụ thể để quản lý, bảo trì đường bộ

Sau giai đoạn ủy thác ban đầu, việc phân cấp, phân quyền cho các địa phương quản lý quốc lộ là một bước tiến quan trọng trong quá trình cải cách hành chính, không chỉ giúp giảm tải gánh nặng cho trung ương mà còn phát huy tính chủ động, sáng tạo của các địa phương trong việc quản lý và bảo trì quốc lộ.