Khi yêu thương được sẻ chia
Nhận thấy quê hương Kiên Giang còn hiều hoàn cảnh khó khăn, từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường anh Lý Thiện đã nhen nhóm ý định sẽ làm những việc có sức ảnh hưởng lớn nhằm giúp đỡ người nghèo khổ.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Nghe nội dung chi tiết tại đây:
>>> Ngang nhiên nhập “lậu” rác (Kỳ 1): TP.HCM phải gánh chi phí xử lý
Chuyển hướng sang tỉnh lộ 10, con đường nối quận Bình Tân, Bình Chánh của TP.HCM với khu Đức Hòa Đông, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Rất nhiều ngày phục kích, PV VOV Giao thông tìm ra điểm tập trung rác ở khu Làng Sen Việt Nam, bên trong Khu công nghiệp Hải Sơn.
Nơi đây, cách địa phận TP.HCM 5km và cách trung tâm Thị trấn Đức Hòa khoảng 3km. Đây cũng chính là con đường thứ 2 tuồn rác Long An về TP.HCM. Bãi đáp lần này là Khu liên Hiệp xử lý rác Đa Phước nằm ở phía Tây Nam thành phố.
Khoảng 22 giờ đêm 07/4/2022, chiếc xe chở rác chuyên dụng mang BKS 51D-418.81 vào khu công nghiệp Hải Sơn (ấp 5, Đức Hòa Đông, huyện Đức Hòa, Long An) sau khi gom đầy rác chầm chậm rời bến.
Chiếc xe ước tải trọng 8-10 tấn di chuyển với tốc độ 30km/h trên tỉnh lộ 10 vượt cầu Xáng (địa phận phân định hai tỉnh Long An và TP.HCM) rồi ra quốc lộ 1A. Sau đó, xe tiếp tục hướng về phía đại lộ Nguyễn Văn Linh. Dường như xe rác di chuyển rất thuận lợi dưới lớp vỏ ngụy trang bằng biển số TP.HCM.
PV VOV Giao thông phát hiện mỗi ngày có gần chục lượt xe rác mang biển số tỉnh qua đổ “chui” bên thành phố, con số từ vài chục tấn đến gần 100 tấn mỗi ngày qua Tỉnh lộ 8.
Sau khi quẹo vòng xoay Nguyễn Văn Linh, chiếc xe chở “rác lậu” tiếp tục hướng về Quốc Lộ 50. Tốc độ xe bắt đầu tăng tốc dần khi vào Quốc Lộ 50, con đường “huyết mạch” của rác phía Tây Nam TP.HCM, chiếc xe “trà trộn” vào dòng xe rác của quận, huyện chạy về bãi rác Đa Phước.
Sau khi ì ạch “bò” suốt hành trình hơn 30km từ khu công nghiệp Hải Sơn, Long An, chiếc xe đi thẳng vào khu Liên hiệp xử lý rác Đa Phước đổ hàng.
Trên quãng đường trở về khu công nghiệp Hải Sơn để theo dõi những chuyến xe rác đêm bất thường, chúng tôi bất ngờ gặp lại chiếc xe rác BKS 51D.418.81 về lại điểm tập kết, chỉ chưa đầy 1 tiếng sau khi đổ hàng ở Đa Phước.
Lần này, xe rác vào một nhà xưởng nằm dưới lùm cây um tùm, ở đường 6, ấp Chánh, xã Đức Hoà, tiếp tục nhận hàng. Cách nhà xưởng chừng 30m, chúng tôi nghe rõ tiếng động cơ xe rác, tiếng máy xúc hàng.
Tầm 25 phút gom rác, chiếc xe chầm chậm rời xưởng cho phi vụ đổ “rác lậu” lần 2.
Lúc này, đồng hồ đã điểm sang ngày mới. Vẫn lộ trình cũ, “vượt biên” từ Long An sang TP.HCM và đích đến là bãi rác Đa Phước.
Đường vắng, phương tiện lưu thông ít, xe “rác lậu” lần này chạy với tốc độ hơn 60 km/h thay vì “bò” với vận tốc 33km ở chuyến đầu. Hành trình 33km có phần rút ngắn thời gian hơn, khi xe vừa qua Chợ đầu mối Bình Điền tăng tốc như thể phát hiện chúng tôi theo dõi.
Song, khi qua trạm thu phí trên đường Nguyễn Văn Linh, xe rác lậu vẫn không thể “thoát” khỏi ống kính phóng viên. PV đón đầu ghi lại hình ảnh xe rác ngay điểm rẽ vào khu liên hiệp xử lý rác Đa Phước. Toàn bộ lộ trình từ Long An về Đa Phước chỉ tầm 50 phút.
Khi thành phố đang say giấc, chỉ trong vòng 5 tiếng chiếc xe rác BKS 51D-418.81 đã thực hiện trót lọt hai phi vụ “nhập lậu” gần chục tấn rác từ Long An về TP.HCM.
Đáng nói, đây là rác công nghiệp và xe rác mang biển số thành phố, không chở vào trạm trung chuyển để trộn trước khi đưa vào khu xử lý tập trung. Vậy bằng cách nào xe rác lậu được ra vào khu xử lý tập trung chui lọt qua sự “giám sát” của Ban Quản lý các khu liên hợp xử lý chất thải của TP.HCM?
Trở lại khu Công nghiệp Hải Sơn, Long An vào sáng sớm ngày hôm sau, chúng tôi choáng ngợp với những nhà xưởng đầy rác và rác… chất đống trong những nhà kho và tràn ra cả những con hẻm.
Bằng fly cam, chúng tôi ghi nhận, nhà xưởng vào đêm mà chiếc xe “rác lậu” BKS 51D-418.81 bốc rác chở về TP.HCM là một điểm tập kết rác. Con đường dọc kênh đi vào nhà xưởng bốc mùi nồng nặc và những vết bánh xe vẫn còn hằn rõ.
Nhà xưởng ước chừng gần 1.000m2 ban ngày rất nhiều xe rác mini thu gom đem về đây đổ và đợi tối có “xe rác lậu” bốc đi. Chưa hết, theo khảo sát và nguồn tin tiết lộ nhiều nhà xưởng tập kết rác thành “núi” khác cũng là đầu nậu “bán” rác lậu đổ về TP.HCM.
Nhiều ngày quần thảo trên địa bàn huyện Đức Hòa, Long An, nhóm phóng viên bất ngờ khi nhiều xe chuyên dụng thu gom rác mang biển số TP.HCM hoạt động trên các xã Đức Hòa Đông, Mỹ Hạnh Bắc, Đức Hòa Thượng…
Việc phân cấp giám sát các khâu thu gom, vận chuyển, xử lý đã để ra lỗ hổng lọt mỗi ngày hàng chục tấn rác từ ngoại tỉnh về TP.HCM.
Sự việc bộc lộ việc buông lỏng quán lý hay có đường dây bảo kê đang bòn rút ngân sách hàng ngàn tỷ đồng/năm để xử lý rác? Câu trả lời sẽ có trong kỳ cuối.
Nhận thấy quê hương Kiên Giang còn hiều hoàn cảnh khó khăn, từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường anh Lý Thiện đã nhen nhóm ý định sẽ làm những việc có sức ảnh hưởng lớn nhằm giúp đỡ người nghèo khổ.
Bằng các công tác hóa trang mật phục, kiểm tra đột xuất lực lượng CSGT TP. Hà Nội đã xử lý nhiều trường hợp xe vận tải hành khách dừng đỗ, đón trả khách sai quy định.
Hà Nội sẽ hạn chế phương tiện cơ giới đường bộ sử dụng nhiêu liệu diesel vào một số khu phố cổ, phố cũ, góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí. Vậy hệ thống vận tải hành khách công cộng tại những khu vực này đã làm gì để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân?
Dự kiến đầu tháng 12/2024 sẽ khởi công Dự án xây dựng tuyến đường nối từ Khu đô thị Đồng Tàu đến đường Giải Phóng, thuộc địa bàn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
Trong 9 tháng đầu năm 2024, TP.HCM ghi nhận 401 cây ngã và 635 cây gãy nhánh, trong đó có 4 sự cố làm 5 người tử vong. Hình ảnh những nhánh cây bất chợt đè lên mái nhà, xe cộ; gây thương vong cho những người đi đường, hoặc bật gốc nằm ngổn ngang, vẫn còn là nỗi ám ảnh với người dân.
Thống kê từ Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, 7 tháng đầu năm, số vụ tai nạn giao thông liên quan đến thanh thiếu niên tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Điều hòa nhiệt độ là một tiện nghi dường như đã không thể thiếu được ở đô thị hiện nay. Một phần là do chúng ta đã trở nên lệ thuộc vào nó. Đặc biệt là trẻ em.