Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Chuyện hôm nay

Ngăn ngừa bạo hành trẻ em, cần làm nhiều hơn nói

Nhất Hoàng: Thứ năm 12/09/2024, 10:13 (GMT+7)

Việc bảo vệ trẻ em trước tình trạng bạo hành, xâm hại cần phải được xem là nhiệm vụ chung của toàn xã hội thay vì của một vài tổ chức hay cá nhân nào đó.

 

Trẻ tại Mái ấm Hoa Hồng đã được đưa đến các cơ sở bảo trợ công lập. Ảnh: CAND

Trẻ tại Mái ấm Hoa Hồng đã được đưa đến các cơ sở bảo trợ công lập. Ảnh: CAND

Kể từ khi những thông tin đầu tiên của vụ bạo hành trẻ em kinh hoàng tại mái ấm Hoa Hồng được công khai, cảm xúc phẫn nộ trước những hành vi vô nhân tính vẫn in hằn trong tâm khảm của không ít người. Bên cạnh đó là sự hoang mang, bức xúc khi những hành vi mạo danh nhân đạo, xâm hại quyền trẻ em tồn tại suốt thời gian dài mà không bị phát hiện, xử lý.

Hơn 80 trẻ nhỏ tại mái ấm Hoa Hồng đã được ứng cứu khẩn cấp và chuyển về các cơ sở bảo trợ công lập; các cá nhân tổ chức vi phạm đã và đang được điều tra xử lý theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, điều mà nhiều người quan tâm là các bên liên quan sẽ làm gì để những vụ việc tương tự không còn diễn ra trong tương lai.

Thời gian qua, dù các bên liên quan đã có nhiều nỗ lực trong việc nói không với bạo hành trẻ em như thiết lập đường dây nóng tiếp nhận thông tin trên phạm vi toàn quốc (Tổng đài 111); đẩy mạnh tuyên truyền, tham vấn nâng cao nhận thức về quyền trẻ em hay những tác hại của bạo hành, xâm hại trẻ nhỏ tại nhà trường, cộng đồng…song các vi phạm nghiêm trọng của mái ấm Hoa Hồng một lần nữa cho thấy vẫn còn quá nhiều thứ phải làm nếu muốn trẻ được an toàn.

Việc bước đầu thừa nhận và xác định những lỗ hổng công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ sở bảo trợ, nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em có thể được xem là điểm tích cực. Tuy vậy, việc đẩy mạnh kiểm tra, rà soát, thanh tra hoạt động của các cơ sở bảo trợ, nuôi dưỡng trẻ em là cần thiết để kịp thời phát hiện các sai phạm, nâng cao chất lượng chăm sóc, đảm bảo tốt các quyền của trẻ.

Về lâu dài, cần tập trung đầu tư nhiều hơn nữa nhân lực, vật lực để chuẩn hoá hoạt động, chất lượng của các cơ sở chăm sóc, bảo trợ. Song song đó cần đảm bảo thực thi nghiêm túc Luật trẻ em năm 2017 bằng những chương trình chi tiết và được lượng hoá bằng hành động cụ thể chứ không chỉ dừng lại ở lời nói.

Ở 1 quốc gia mà gần 70% trẻ em từ 1-14 tuổi đã từng bị bạo hành bởi chính những người trực tiếp chăm sóc thì bạo hành trẻ em sẽ còn nhiều nguy cơ xảy ra dưới danh nghĩa dạy dỗ. Do vậy, việc bảo vệ trẻ em trước tình trạng bạo hành, xâm hại cần phải được xem là nhiệm vụ chung của toàn xã hội thay vì của một vài tổ chức hay cá nhân nào đó.

Nhất Hoàng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Cứu trợ thiên tai, nên làm gì và làm thế nào?

Cứu trợ thiên tai, nên làm gì và làm thế nào?

Những ngày này, nhiều tổ chức, cá nhân đã và đang tổ chức các hoạt động cứu trợ người dân bị ảnh hưởng từ cơn bão số 3. Những nghĩa cử cao đẹp này đã giúp người dân và chính quyền ở các địa phương bị ảnh hưởng bởi thiên tai vượt qua những khó khăn ban đầu.

Ấm lòng hình ảnh chiến sĩ CSGT hỗ trợ các đoàn từ thiện trong mùa lũ

Ấm lòng hình ảnh chiến sĩ CSGT hỗ trợ các đoàn từ thiện trong mùa lũ

Trong dòng chảy của những nghĩa cử cao đẹp từ các đoàn cứu trợ hướng về miền Bắc. Hình ảnh các chiến sĩ CSGT thuộc Đội cao tốc số 3, Phòng 6/C08 phát nước tiếp sức, chỉ dẫn đường cho đoàn cứu trợ đã được người dân ghi lại vô cùng cảm động.

Những người bảo tồn đồ chơi Trung thu truyền thống

Những người bảo tồn đồ chơi Trung thu truyền thống

Phố cổ Hà Nội có biết bao nhiêu câu chuyện mà chúng tôi muốn kể cho quý vị nghe, và hôm nay là câu chuyện về những người làm đồ chơi trung thu truyền thống.

Quận Cầu Giấy (Hà Nội) dồn tổng lực khắc phục hậu quả bão số 3

Quận Cầu Giấy (Hà Nội) dồn tổng lực khắc phục hậu quả bão số 3

Nhằm khắc phục hậu quả sau bão, sáng 15/9, dưới sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 197 quận Cầu Giấy, UBND quận Cầu Giấy, Công an quận và Ban Chỉ đạo 197 các phường, UBND các phường của quận Cầu Giấy đã triển khai công tác dọn dẹp cây đổ còn sót lại trên các tuyến phố do tác động của bão số 3.

Đường phố Hà Nội vẫn ngổn ngang sau hơn 1 tuần hứng bão

Đường phố Hà Nội vẫn ngổn ngang sau hơn 1 tuần hứng bão

Sau hơn một tuần hứng chịu cơn bão số 3 hay còn gọi là bão Yagi, đường phố Hà Nội khắp nơi vẫn ngổn ngang, những gốc cây đã được cắt hết cành, thu dọn lá nhưng vẫn chưa thể di chuyển, có những phố những đống cành lá, gốc cây chất đống dưới lòng đường, vỉa hè...

Hậu bão Yagi: Cây xanh, môi trường tại Thủ đô được thu dọn thế nào?

Hậu bão Yagi: Cây xanh, môi trường tại Thủ đô được thu dọn thế nào?

Theo thống kê bão số Yagi đã khiến hơn 25.100 cây đổ và cành gãy trên địa bàn thành phố, trong đó, có tới hơn 24.800 cây đổ. Trong đó, nhiều cổ thụ cả trăm năm tuổi, gắn với các địa danh của thủ đô cũng bị bật gốc, gãy đổ khiến nhiều người dân tiếc nuối.

Hà Nội: Khẩn trương dọn cây đổ

Hà Nội: Khẩn trương dọn cây đổ

Thực hiện chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, các lực lượng chức năng đang tích cực phối hợp với chính quyền địa phương để thu dọn cây xanh gãy đổ sau bão số 3 tại các quận nội thành, đảm bảo hoàn thành trước ngày 20/9.