Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Chuyện hôm nay

Nếu ngại tốc độ cao thì đừng làm cao tốc

Quách Đồng: Thứ sáu 19/05/2023, 10:46 (GMT+7)

Trước việc một số ý kiến lo ngại thiếu an toàn khi nâng tốc độ tuyến Mai Sơn – Quốc lộ 45 từ 80 lên 90km/h, Cục Đường cao tốc khẳng định, có đủ căn cứ khoa học, pháp lý và cơ sở thực tiễn để đề xuất, vì toàn dự án thiết kế theo tiêu chuẩn 120km/h.

Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, nếu điều kiện cho phép thì nên nâng tốc độ để tránh lãng phí đầu tư, nâng cao hiệu quả khai thác, đồng thời phù hợp với các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế.

Giải thích việc không đồng tình đề xuất nâng tốc độ khai thác tuyến Mai Sơn- Quốc lộ 45 từ 80 lên 90 km/h, ông Trần Chủng, nguyên Cục trưởng Cục Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Bộ Xây dựng khẳng định, với những điều kiện kỹ thuật của tuyến dường đã thiết kế tốc độ 80km/h thì không có ký do gì để cho phép nâng tốc độ khai thác lên 90 km/h.

"Cái nào thiết kế cũng phải có tiêu chuẩn của nó chứ. Tại sao quy định 80, là theo tiêu chuẩn thiết kế và cho phép chạy 80 là tối đa và không được vượt quá. Đấy là luật. Người ta đã thiết kế 80 là phải đảm bảo yêu cầu 80, chứ còn ông muốn nâng lên 90, ông phải có điều kiện, còn đừng óc một quyết định hành chính, muốn nâng là nâng, không được đâu", ông Trần Chủng nói.

Tán thành quan diểm này, chuyên gia giao thông Doãn Minh Tâm phân tích: thông thường, tiêu chuẩn khai thác phải thấp hơn hoặc bằng tiêu chuẩn thiết kể. Cùng với tiêu chuẩn thiết kế, căn cứ điều kiện thực tiễn mà cơ quan quản lý quyết định tiêu chuẩn khai thác.

Theo chuyên gia giao thông Doãn Minh Tâm, cũng có trường hợp tốc độ khai thác cao hơn tốc độ thiết kế, nhưng đó là sau khi được nâng cấp, cải tạo: "Tùy theo tiêu chuẩn thiết kế mà người quản lý căn cứ vào điều kiện thực tiễn thì sẽ quyết định tiêu chuẩn khai thác là bao nhiêu cho phù hợp. Nếu mà đường càng tốt và được chỉnh sửa tốt hơn thì sau một thời gian họ có thể quyết định nâng tốc độ khai thác lên".

Cao tốc Mai Sơn - QL45 đã thông xe đưa vào khai thác đoạn từ nút giao Mai Sơn đến nút giao Đông Xuân từ ngày 29/4/2023

Cao tốc Mai Sơn - QL45 đã thông xe đưa vào khai thác đoạn từ nút giao Mai Sơn đến nút giao Đông Xuân từ ngày 29/4/2023

Giải thích lý do đề xuất nâng tốc độ khai thác cao tốc phân kỳ đầu tư 4 làn xe, ông Lê Kim Thành, Cục trưởng Cục Đường cao tốc VN cho hay, tiêu chuẩn thiết kế cho toàn tuyến là 120km/h, tuy vậy trong phân kỳ giai đoạn 1 là 80km/h, tức là nền tảng đã được thiết kế cho tốc độ thiết kế 120km/h. Ngoài ra, cần có sự phân biệt rất rõ giữa tiêu chuẩn thiết kế và tiêu chuẩn khai thác, bởi tiêu chuẩn thiết kế được tính toán cho những điều kiện khó khăn nhất, chứ không phải thiết kế cho điều kiện tối đa được phép khai thác.

Bởi vậy, việc nghiên cứu, xem xét nâng cao tốc độ tối đa cho phép trong quá trình khai thác các tuyến đường cao tốc trong giai đoạn phân kỳ 4 làn xe, ngắt quãng có làn dừng xe khẩn cấp từ 80km/h lên 90 km/h là có cơ sở khoa học, lý luận và thực tiễn. Việc điều chỉnh này sẽ góp phần nâng cao tốc độ của phương tiện, nâng cao mức độ phục vụ của tuyến đường, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư.

Theo TS Chu Tiến Dũng, bộ môn Đường bộ, Trường Đại học GTVT, quyết định số 5109 của Bộ GTVT năm 2014 quy định: tốc độ khai thác đối với cao tốc phân kỳ chỉ là 80km/h. Nhưng Tiêu chuẩn cơ sở 42/2022 của Cục Đường bộ VN quy định tốc độ khai thác không quá 90km/h. Do đó, việc nâng tốc độ khai thác tuyến Mai Sơn – Quốc lộ 45 là phù hợp: "Theo thông tư 31/2019, với các đường có dải phân cách vẫn cho phép chạy 90km/h. Đến đường thông thường, giao cắt cùng mức còn cho phép chạy 90 thì tại sao cao tốc, giao cắt khác mức lại không chạy được 90? Bây giờ các tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông nếu chỉ chạy 80 thì rất khó cạnh tranh với Quốc lộ 1".

TS Đào Huy Hoàng, Viện KHCN GTVT cũng cho rằng, việc nâng tốc độ khai thác tuyến Mai Sơn – Quốc lộ 45 là phù hợp, bởi theo quy định, với Quốc lộ ngoài khu dân cư, có dải phân cách giữa đã cho phép chạy tối đa 90km/h. Với những tuyến cao tốc phân kỳ đầu tư như tuyến Mai Sơn – Quốc lộ 45, mặc dù chưa có làn dừng khẩn cấp, nhưng chất lượng hạ tầng đã cho thấy sự an toàn hơn Quốc lộ rất nhiều.

"Từ 80 lên 90 thì nó không có vấn đề gì ảnh hưởng. Tuy nhiên phải xem xét lại lưu lượng, mật độ và thành phần xe tham gia giao thông ở tuyến đường đó như thế nào. Ông phải chỉ ra là lưu lượng và mật độ của dòng xe đang nwh thế nào thì ông mới đặt ra bài toán là ông để 80, hay 90 hay hơn cả 90", TS Đào Huy Hoàng cho biết.

Từ kinh nghiệm quốc tế, ông Phạm Quang Vinh, một tác giải quen thuộc trên VOVGT cũng chia sẻ, tuyến đường Mai Sơn – Quốc lộ 45 không khác gì tuyến đường từ Florence đi Siena (nước Ý), cũng là mỗi bên 2 làn, không có dải phân cách, nhưng tốc độ khai thác vẫn đạt 100km/h. Đó là chưa kể, các tuyến Quốc lộ trong nước cũng đã cho phép chạy tối đa 90km/h: "So sánh với Thông tư quy định về tốc độ thì bây giờ các con đường ở VN quy định đường ngoài đô thị với điều kiện giao thông kém hơn thì đều đang được lưu thông với tốc độ 90km/h thì không có lý do gì cao tốc lại lưu thông tốc độ thấp hơn".

Thông tin từ Cục Đường cao tốc VN cho biết, cùng với việc kiến nghị Bộ GTVT cho phép nâng tốc độ khai thác tuyến Mai Sơn – Quốc lộ 45 lên 90km/h, đơn vị này cũng sẽ tiến hành tổng kết đánh giá việc quản lý, vận hành phương án tổ chức

khai thác các tuyến cao tốc phân kỳ 4 làn xe thí điểm cho phép tốc độ tối đa cho phép lên 90 km/h đối với một số loại phương tiện như xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ; ô tô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn làm cơ sở triển khai áp dụng đại trà./.

Quách Đồng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Con vi phạm giao thông, mẹ nhắn: 'Kệ, con cứ ngồi đấy là họ sẽ thả”

Con vi phạm giao thông, mẹ nhắn: "Kệ, con cứ ngồi đấy là họ sẽ thả”

Khác biệt với thái độ nghiêm khắc của các phụ huynh khi con mình vi phạm Luật Giao thông đường bộ, có phụ huynh khi con gọi điện, nhắn tin thông báo bị lực lượng chức năng xử lý vi phạm giao thông, lại rất...

Thu phí trông xe không dùng tiền mặt và cơ hội minh bạch

Thu phí trông xe không dùng tiền mặt và cơ hội minh bạch

Hà Nội đang thí điểm thu phí trông giữ xe không dùng tiền mặt tại quận Tây Hồ và từ 15/4 tới sẽ mở rộng sang một số khu vực, một số tuyến phố tại quận Hoàn Kiếm. Điều này được nhiều người dân mong chờ vì hứa hẹn mang lại nhiều tiện lợi và cơ hội minh bạch.

Mô hình xe điện 2 bánh chia sẻ tại Hà Nội, tại sao khó triển khai?

Mô hình xe điện 2 bánh chia sẻ tại Hà Nội, tại sao khó triển khai?

Theo kết quả nghiên cứu về xe điện 2 bánh chia sẻ tại Hà Nội do Trường Đại học Công nghệ GTVT vừa công bố, có khá nhiều rào cản khiến xe điện 2 bánh khó triển khai tại Hà Nội, hoặc mới chỉ dừng lại ở mô hình thí điểm. Vậy, những rào cản này là gì?

Cao điểm hạn mặn, người dân “đong nước” với giá cao

Cao điểm hạn mặn, người dân “đong nước” với giá cao

Do hạn mặn kéo dài làm mạch nước ngầm và nguồn nước mặt bị nhiễm mặn, một số địa phương ở ĐBSCL đã không còn nước ngọt để sinh hoạt. Những khu vực dân cư ở xa trung tâm xã hoặc ven biển thì buộc lòng phải mua nước ngọt với giá cao gấp 5 lần giá bình quân chung

Loay hoay chuyện nuôi chó và phòng bệnh dại

Loay hoay chuyện nuôi chó và phòng bệnh dại

Tiếp nối câu chuyện “Hà Nội đang quên bắt chó thả rông?”, VOV Giao thông tiếp tục câu chuyện “Người Sài Gòn loay hoay câu chuyện nuôi chó và phòng bệnh dại”.

Hà Nội đang quên bắt chó thả rông?

Hà Nội đang quên bắt chó thả rông?

Nếu sống ở Hà Nội, chắc hẳn ai cũng đã từng nghe đến tên “Đội bắt chó thả rông”. Thế nhưng, sau những đợt ra quân này thì mọi việc có vẻ như lại đâu vào đấy, chó thả rông vẫn ngang nhiên chỗ đông người. Vậy Hà Nội có đang lãng quên công việc này?

1 tháng bị lập biên bản 5 lần, quán cafe vẫn lấn chiếm vỉa hè

1 tháng bị lập biên bản 5 lần, quán cafe vẫn lấn chiếm vỉa hè

Dù mới khai trương tại quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, thế nhưng chỉ trong tháng 01/2024, quán cafe này đã bị 5 lần lập biên bản vì lỗi lấn chiếm lòng đường vỉa hè, tuy nhiên đến nay quán vẫn tiếp tục vi phạm.