Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Góc Nhìn

Nếu còn, dễ “phát điên”

Kiều Tuyết: Chủ nhật 23/04/2023, 06:55 (GMT+7)

Ô tô mất phanh, mất lái, mất kiểm soát là hiểm họa lớn với cộng đồng, để lại đau thương cho người bị nạn và cả khuôn mặt thất thần cho người gây ra tai nạn.

Để không còn “xe điên”, ngoài việc tìm ra nguyên nhân từng vụ việc cụ thể để phòng ngừa, thì khâu phòng ngừa thường xuyên với các tác nhân dấu mặt mới là giải pháp trước hết.

Một điều đáng chú ý là trong số hàng trăm, hàng ngàn bình luận chia sẻ xung quanh các tin bài về sự cố tai nạn ô tô tông vào 17 xe máy ở đường Võ Chí Công, là rất ít bàn luận, nhận định về các tình huống, khả năng khác nhau có thể dẫn đến nguyên nhân.

Người ta chỉ có thể nghĩ đến những khả năng thông thường như mất phanh, kẹt ga, hoặc một trạng thái mất kiểm soát đột ngột nào đó.

Nguyên nhân dẫn đến một sự cố, có thể rất nhiều, và chỉ được kết luận từ cơ quan điều tra. Song tiếp cận từ góc nhìn giảm thiểu thiệt hại, có thể nhận ra, rất nhiều cơ hội cải thiện an toàn đã bị bỏ lỡ.

Để không còn “xe điên”, ngoài việc tìm ra nguyên nhân từng vụ việc cụ thể để phòng ngừa, thì khâu phòng ngừa thường xuyên với các tác nhân dấu mặt mới là giải pháp trước hết

Để không còn “xe điên”, ngoài việc tìm ra nguyên nhân từng vụ việc cụ thể để phòng ngừa, thì khâu phòng ngừa thường xuyên với các tác nhân dấu mặt mới là giải pháp trước hết

Trước hết, đó là cơ hội giảm thiểu rủi ro từ dòng giao thông hỗn hợp. Nếu tổ chức giao thông quy củ, tách dòng phương tiện theo từng nhóm và tương ứng với cấp độ đường, thì sẽ giảm thiểu được khả năng hàng loạt mô tô, xe gắn máy xuất hiện trước mũi ô tô để rồi hứng chịu những rủi ro vô cùng lớn nếu ô tô gặp sự cố bất ngờ.

Nhưng việc tách dòng phương tiện cho đến nay vẫn là bài toán quá khó với Hà Nội và đô thị Việt Nam nói chung. Dự án thí điểm tách làn trên đường Nguyễn Trãi được tiến hành cách đây 8 tháng nhận được sự ủng hộ cao của giới chuyên gia, nhưng đến nay, gần như đã trở về vạch xuất phát, bởi những sự nửa vời.

Trong khi, kỹ năng an toàn giao thông của người đi xe hai bánh vẫn còn nhiều khoảng trống. Không ít người vẫn chưa hiểu lý do vì sao sao họ nên đi gọn vào phần đường bên phải, ngay cả khi còn nhiều khoảng trống ở phần đường của ô tô.

Thứ hai, đó là cơ hội giảm thiểu rủi ro từ việc tổ chức giao thông khoa học, nhất là trước các nút giao buộc phải trộn dòng.

Quy tắc mô tô xe máy đi ở làn ngoài cùng, bên phải của ô tô bị phá vỡ hoàn toàn trước các nút giao cho phép rẽ trái. Mỗi khi muốn rẽ trái, người đi xe hai bánh rất lúng túng, không biết phải dừng ở đâu- bên trái hay bên phải của ô tô phần đường chờ rẽ.

Dừng bên trái ô tô thì khi chuyển hướng, họ lọt vào góc ôm cua của ô tô, khả năng tai nạn rất cao. Nhưng nếu dừng bên phải của ô tô cùng hướng thì mắc kẹt giữa 2 làn ô tô, chênh vênh nhỏ bé. Cuối cùng, trên “thực địa”, người ta dừng ở bất cứ chỗ nào có thể.

Sự bối rối và ngẫu hứng này không chỉ đẩy người đi xe máy vào rủi ro va chạm rất cao, mà còn tạo nên các tình huống khó phán đoán cho tài xế ô tô, khiến họ bị căng thẳng.

Thực tế giao thông phức tạp, cộng với một chút non kinh nghiệm hoặc tâm trạng không tốt, thần kinh bất ổn, có thể là xúc tác dẫn tới những tình huống khó lường.

Rủi ro về phương tiện có thể được giảm thiểu từ việc đăng kiểm nghiêm túc, bảo hành bảo dưỡng xe thường xuyên, kiểm tra kỹ trước khi vận hành. Rủi ro về kỹ năng có thể giảm thiểu bằng khâu đào tạo.

Rủi ro về chấp hành pháp luật có thể được giảm thiểu bằng các biện pháp kiểm soát ngày càng nghiêm ngặt hơn, như nỗ lực ngăn chặn vi phạm nồng độ cồn, ma túy.

Song, rủi ro từ yếu tố chủ quan của người tham gia giao thông, chỉ có thể chính họ điều chỉnh để phòng ngừa.

Nhưng rủi ro từ trạng thái tâm lý, cảm xúc lái xe, lại là vấn đề chưa thực sự được quan tâm nhiều, trong một nền giao thông còn bề bộn với những giải pháp cho phần cứng

Nhưng rủi ro từ trạng thái tâm lý, cảm xúc lái xe, lại là vấn đề chưa thực sự được quan tâm nhiều, trong một nền giao thông còn bề bộn với những giải pháp cho phần cứng

Khi những căng thẳng hoặc lo âu, những vội vã hoặc uể oải, những hưng phấn hoặc chán chường của công việc, của gia đình, của cá nhân… bị mang theo vào quá trình tham gia giao thông, thì đường sá có an toàn, tổ chức giao thông có hợp lý, kỹ năng lái xe có tốt…cũng không bao giờ là đủ.

Nhưng rủi ro từ trạng thái tâm lý, cảm xúc lái xe, lại là vấn đề chưa thực sự được quan tâm nhiều, trong một nền giao thông còn bề bộn với những giải pháp cho phần cứng.

Trong khi, kỹ năng quản trị tinh thần, điều hòa cảm xúc lại chưa kịp hình thành ở nhiều người tham gia giao thông. Thậm chí, nhiều người chưa coi đó là một yếu tố cấu thành của an toàn sau tay lái.

Vì thế, phòng ngừa giảm thiểu nguy cơ của những tình huống “xe điên”, không hẳn cần chờ các kết luận, mà có thể làm ngay ở những nguyên nhân đang lặp lại hằng ngày.

Đó là khắc phục sự hỗn loạn trong cách đi lại và tổ chức đi lại, điều hòa sự hỗn mang trong tâm lý và sức khỏe tinh thần của mỗi người khi tham gia giao thông.

Kiều Tuyết/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

Xe điện loại từ 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu vực nội đô thành phố. Với mục đích bảo vệ môi trường, hướng tới giao thông xanh, điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

U80 nhảy hiphop

U80 nhảy hiphop

Hồ Gươm với không gian xanh mát, thoáng đãng giữa trung tâm thủ đô là địa điểm lý tưởng của các đội nhóm khắp nơi tìm về rèn luyện sức khỏe mỗi ngày.

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Sau khi Luật Giá được Quốc hội thông qua, hiện Bộ Tài chính đang xây dựng và hoàn thiện Nghị định thi hành Luật Giá nhằm sớm đưa Luật vào cuộc sống. Tuy nhiên, quy định liên quan tới kê khai giá trong Nghị định này đang khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn bởi có điểm bất hợp lý, gây khó cho doanh nghiệp.