Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Dự thảo trên tay

Nâng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75% có phù hợp?

Quách Đồng: Thứ hai 10/06/2024, 15:07 (GMT+7)

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến dự thảo Luật Việc làm sửa đổi. Đáng chú ý, tại dự thảo, cơ quan soạn thảo đề xuất giữ nguyên mức hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động là 60%, trong khi Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất nâng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75%.

Dự thảo Luật Việc làm sửa đổi do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội soạn thảo, gồm 8 chương, 145 điều, gồm: những quy định chung; Chính sách hỗ trợ tạo việc làm; Hệ thống thông tin thị trường lao động; Dịch vụ việc làm; Bảo hiểm thất nghiệp...

Cụ thể, dự thảo Luật Việc làm sửa đổi quy định nhiều chính sách hỗ trợ việc làm như: chính sách tín dụng giải quyết việc làm; chính sách cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm; cho vay hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài; chính sách hỗ trợ chuyển dịch việc làm đối với người lao động ở khu vực nông thôn; hỗ trợ việc làm cho thanh niên...

Với người lao động là người cao tuổi còn khả năng lao động, có nhu cầu làm việc được Nhà nước hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề; Đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí; được vay vốn hỗ trợ tạo, duy trì và mở rộng việc làm theo quy định.

Dự thảo Luật Việc làm sửa đổi cũng quy định: Học sinh, sinh viên đủ độ tuổi lao động được làm việc  không quá 20 giờ trong 1 tuần trong kỳ học và không quá 48 giờ trong 1 tuần trong kỳ nghỉ. Các cơ sở giáo dục có trách nhiệm quản lý học sinh, sinh viên làm việc bán thời gian.

Căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ và khả năng cân đối ngân sách, Nhà nước sẽ xây dựng và thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động trong trường hợp khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.

Tại dự thảo Luật này, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định, người lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa bằng 1% tiền lương tháng;  Người sử dụng lao động đóng tối đa bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động. Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động.

Trường hợp người lao động bị thất nghiệp, dự thảo Luật Việc làm sửa đổi đề xuất mức hưởng trợ cấp thấp nghiệp hàng tháng bằng 60% bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi lao động thôi việc, tối đa không quá 5 lần lương tối thiểu vùng. Thời gian hưởng tối đa 12 tháng trợ cấp.

Tuy vậy, góp ý cho dự thảo luật, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị nâng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng lên 75% bình quân tiền lương tính đóng BHTN trước khi nghỉ việc. Bởi phần lớn doanh nghiệp đóng cho lao động theo mức lương tối thiểu vùng nên tiền hưởng rất thấp.

Dự thảo Luật Việc làm sửa đổi đã được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội lấy ý kiến các Bộ, ngành và các địa phương. Dự thảo Luật sẽ tiếp tục được cơ quan soạn thảo chỉnh lý, tiếp thu các ý kiến đóng góp, trước khi gửi Bộ Tư pháp thẩm định và xin ý kiến các thành viên Chính phủ. Dự kiến, dự thảo Luật Việc làm sửa đổi sẽ được Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ tám vào tháng 10 năm nay.

Người lao động làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp (Ảnh minh hoạ: dantri.vn)

Người lao động làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp (Ảnh minh hoạ: dantri.vn)

ỦNG HỘ TĂNG THÊM TRỢ CẤP THẤT NGHIỆP

Việc người lao động mất việc làm chỉ được hưởng 60% mức đóng bình quân hàng tháng liệu có phù hợp? Có thể nâng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hay không? PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với PGS. TS Vũ Quang Thọ, nguyên Viện trưởng Viện Công nhân – Công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động VN:

PV: Thưa ông, góp ý vào dự thảo Luật Việc làm sửa đổi, Tổng Liên đoàn Lao động VN có đề xuất Ban soạn thảo điều chỉnh mức hưởng trợ cấp thất nghiệp từ 60% lên 75% nhằm đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho người lao động khi họ không có việc làm. Ông ý kiến như thế nào về đề xuất này?

PGS. TS Vũ Quang Thọ: Tôi hoàn toàn đồng ý với đề xuất của phía Tổng Liên đoàn. Đó là tăng mức được hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng lên để cho người lao động có thể được hưởng trợ cấp thất nghiệp, để cho người ta có thể bảo đảm cuộc sống của người ta.

Vì khi đó, người lao động, ngoài trợ cấp thất nghiệp ra, bình thường nếu không nói là quá hẻo thì người ta không còn cái khoản thu nhập khác nữa. Cho nên đề nghị trợ cấp thất nghiệp tăng thêm đấy là chính đáng. Tôi hoàn toàn ủng hộ. 

PV: Một số ý kiến cũng đề xuất, với những trường hợp đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm thì được hưởng thêm quyền lợi như là không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp hoặc là bổ sung các chế độ khác khi người lao động đến tuổi nghỉ hưu. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?

PGS. TS Vũ Quang Thọ: Tôi cũng đồng ý với những ý kiến như thế. Đó là khi trợ cấp thất nghiệp có thể dịch chuyển được sang một hình thức trợ cấp khác, để bảo đảm cho người lao động có thể giữ được cái quyền lợi ấy, mà giúp cho đời sống của người ta.

PGS. TS Vũ Quang Thọ, nguyên Viện trưởng Viện Công nhân – Công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động VN (laodongcongdoan.vn)

PGS. TS Vũ Quang Thọ, nguyên Viện trưởng Viện Công nhân – Công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động VN (laodongcongdoan.vn)

Tôi hoàn toàn đồng ý.

PV: Nếu như thực hiện được việc tăng mức trợ cấp thất nghiệp lên 75% thì liệu nó sẽ ảnh hưởng gì đến Quỹ bảo hiểm thất nghiệp hay không?

PGS. TS Vũ Quang Thọ: Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội ngoài việc bảo trợ, cái tiền của người ta, còn sự trợ giúp của phía Chính phủ nữa vì Chính phủ cũng là một trong những đối tác bảo vệ cho Quỹ bảo hiểm được tăng thêm.

Hoặc ít nhất thì sẽ giữ được, bảo toàn Quỹ bảo hiểm và điều đó cũng làm cho cái quỹ bảo hiểm an toàn hơn. Cho nên tôi không cho rằng những cái gì có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của bảo hiểm xã hội.

PV: Theo ông, nếu những quy định này trở thành hiện thực thì sẽ có những tác động xã hội như thế nào?

PGS. TS Vũ Quang Thọ: Nếu như việc này thành hiện thực, thứ nhất, người lao động sẽ được bảo hiểm thêm thời gian để người ta có thể yên tâm với cuộc sống của người ta. Thứ 2 nữa là người lao động sẽ có thể an toàn hơn, trong việc bảo đảm an sinh xã hội sẽ được bảo đảm tốt hơn.

Và đây chính là nguồn lực để có thể giữ được nhân lực của chúng ta, để có được vị thế tốt hơn để có thể phục vụ sản xuất tốt hơn.

PV: Xin cảm ơn ông.

CẦN TÍNH TOÁN GIỮA ĐÓNG VÀ HƯỞNG

Đề xuất nâng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp từ 60% như quy định hiện hành lên 75%, nếu trở thành hiện thực sẽ có những tác động xã hội như thế nào? PV VOV Giao thông đã có cuộc phỏng vấn ông Phạm Trọng Nghĩa, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội của Quốc hội xung quanh nội dung này:

PV: Thưa ông, một trong những nội dung đáng chú ý tại dự thảo Luật Việc làm sửa đổi là quy định mức trợ cấp thất nghiệp 60% trong trường hợp người lao động mất việc làm. Ông có ý kiến gì về mức đề xuất này?

Ông Phạm Trọng Nghĩa, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội của Quốc hội (Ảnh: Laodong.vn)

Ông Phạm Trọng Nghĩa, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội của Quốc hội (Ảnh: Laodong.vn)

Ông Phạm Trọng Nghĩa: Mức trợ cấp thất nghiệp 60% là giữ nguyên như quy định của luật hiện hành.

Tôi nghĩ chúng ta cần cân nhắc các yếu tố để nếu như có thể nâng mức trợ cấp cho người lao động vì với mức trợ cấp 60% như hiện nay trên cơ sở mức lương và mức đóng bảo hiểm thất nghiệp khoảng độ 5 triệu rưỡi, 5 triệu sáu, thì cái mức 60% của 5 triệu rưỡi, 5 triệu sáu này mới chỉ hơn 3 triệu, rất khó đảm bảo được cuộc sống của người lao động để người ta tiếp tục tìm công việc mới, quay trở lại thị trường lao động.

PV: Góp ý vào dự thảo luật thì Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng đề nghị nâng mức trợ cấp thất nghiệp từ 60 lên 75 % nhằm đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho người lao động khi họ không có việc làm. Ông có ý kiến như thế nào về mức đề xuất này?

Ông Phạm Trọng Nghĩa: Tôi ủng hộ việc tăng mức hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp lên, chứ còn tăng lên mức như nào chúng ta cần phải có bài toán kinh tế để đánh giá về tính khả thi cụ thể. Ví dụ như nếu như mức 15% của Tổng Liên đoàn thì tức là tăng hơn 20% so với mức hiện hưởng.

Chúng ta cần đánh giá khả năng an toàn, khả năng chịu đựng của Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, vì hiện nay Quỹ bảo hiểm thất nghiệp của chúng ta đang kết dư, theo tìm hiểu của tôi đang kết dư hơn 60.000 tỷ. Tuy nhiên, chúng ta cần tính toán, cân đối giữa việc đóng và hưởng, để chúng ta tăng ở mức ở nào đấy mà vẫn bảo đảm, bảo toàn quỹ bảo hiểm này.

PV: Theo ông thì với đề xuất mức hưởng trợ cấp thất nghiệp được nâng ên 75% như đề xuất của Tổng Liên đoàn Lao động, nếu được thông qua sẽ có những tác động xã hội như thế nào?

Ông Phạm Trọng Nghĩa: Thực ra là mức 60% hiện nay cũng đang được quy định trong Điều 50 của luật hiện hành rồi. Quan điểm của tôi là chúng ta phải tính toán, chúng ta có thể nâng lên cho người lao động, vì mức 60% hiện nay, so với mức đóng bảo hiểm thất nghiệp, chế độ trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp chỉ được khoảng hơn 3 triệu/tháng, khó để đảm bảo cuộc sống, nhất là khu vực đô thị.

Nâng lên có thể là 75%, có thể 70%, 80%, nhưng mà chúng ta cần phải có bài toán kinh tế, chúng ta cần có đánh giá, xem là nâng lên bao nhiêu phần trăm là nó vừa đảm bảo được độ an toàn quỹ, vừa đảm bảo tăng được quyền lợi cho người lao động.

Tất cả các đề xuất chính sách của chúng ta đều phải có đánh giá tác động về nhiều mặt, tác động đến đối tượng được hưởng thụ là người lao động. Chiều ngược lại, đó là tác động về mặt Quỹ, cũng như việc bảo toàn và đảm bảo an toàn của quỹ trong tương lai.

Theo tôi được biết trong dự thảo Luật Việc làm hiện nay đang lấy ý kiến, ngoài vấn đề mà chi trả chế độ bảo hiểm thất nghiệp ra thì còn có rất nhiều các chính sách mới được bổ sung vào, và những chính sách mới này có thể phải lấy từ nguồn chi phí của Quỹ, trong khi đó nếu chúng ta có cơ chế để chúng ta đầu tư, tăng mức sinh lợi của Quỹ, thì việc chúng ta tăng mức hưởng khó có thể đảm bảo độ an toàn của Quỹ.

PV: Xin cảm ơn ông!

Theo tính toán, với tiền lương bình quân đóng bảo hiểm thất nghiệp khoảng 5,56 triệu đồng giai đoạn 2022-2023, trợ cấp thất nghiệp như quy định hiện hành, người lao động chỉ nhận được 3,3 triệu đồng mỗi tháng. Trong khi đó theo thống kê của Tổng Liên đoàn Lao động VN, mức chi tiêu bình quân của gia đình lao động vào giữa năm 2023 khoảng 11,7 triệu đồng/tháng. Mức trợ cấp thất nghiệp như trên chưa đáp ứng 30% chi phí sinh hoạt thực tế của gia đình lao động. Bởi vậy, việc tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75% sẽ phần nào giúp người lao động đảm bảo cuộc sống và tái hòa nhập thị trường lao động.

 Bạn kỳ vọng gì vào dự luật này này? Nếu được ban hành, các quy định mới của dự thảo luật sẽ có những tác động xã hội như thế nào?

Mời các bạn cùng chia sẻ ý kiến, đóng góp cho Dự thảo qua hotline 02437.91.91.91, qua fanpage VOV Giao thông, hoặc có thể góp ý trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

----

Đừng quên đón nghe và tương tác với “Dự thảo trên tay” trong khung giờ “FM91 chiều”, thứ Hai, thứ Tư và thứ Bảy hằng tuần trên VOV Giao thông FM 91MHz, vovgiaothong.vn, hoặc trên các nền tảng podcasts dành cho di động: Spotify, Apple Podcasts và Google Podcasts. 

Quách Đồng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Khi xe khách cố định cũng đón tận nơi, vận tải công cộng cạnh tranh cách nào?

Khi xe khách cố định cũng đón tận nơi, vận tải công cộng cạnh tranh cách nào?

Trong bối cảnh vận tải xe hợp đồng càng ngày càng nở rộ, để giữ khách, các tuyến vận tải hành khách tuyến cố định cũng đẩy mạnh việc đưa đón khách đến bến. Trong khi đó chủ trương của Thành phố là kết nối đối tượng hành khách này chủ yếu bằng phương tiện vận tải hành khách công cộng.

Giao thông công cộng chuyển đổi xanh: Cần quyết tâm đủ lớn của doanh nghiệp

Giao thông công cộng chuyển đổi xanh: Cần quyết tâm đủ lớn của doanh nghiệp

Mới đây Vinasun taxi chính thức tham gia hành trình xanh hoá giao thông bằng việc đưa vào khai thác hơn 800 ô tô hybrid. Việc 1 doanh nghiệp vận tải lớn có động thái cụ thể hưởng ứng chủ trương xanh hoá giao thông trong thời điểm này cho thấy những chuyển biến hết sức tích cực của cộng đồng doanh nghiệp vận tải.

Hà Nội: Phường Trần Hưng Đạo xử lý vi phạm trật tự đô thị

Hà Nội: Phường Trần Hưng Đạo xử lý vi phạm trật tự đô thị

Sáng 17/6, Ban Chỉ đạo 197 phường Trần Hưng Đạo ra quân xử lý, lập lại Trật tự đô thị (TTĐT) - Trật tự an toàn giao thông (TTATGT) – Vệ sinh môi trường (VSMT) trên địa bàn phường.

Có nên hạ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự?

Có nên hạ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự?

Hiện nay, chế tài hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được áp dụng theo hướng khoan hồng, nhân đạo. Do đó, hiện đang có nhiều tranh luận về độ tuổi trẻ vị thành niên phải chịu trách nhiệm hình sự; có ý kiến cho rằng, cần phải hạ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự mới đủ sức răn đe.

Học sinh THPT thiếu kỹ năng lái xe an toàn

Học sinh THPT thiếu kỹ năng lái xe an toàn

Hiện nay, số học sinh THPT tại TP.HCM điều khiển xe máy và vi phạm các quy định khi tham gia giao thông khá phổ biến, từ đó tiềm ẩn nguy cơ xảy ra TNGT. Các ngành chức năng cần tăng cường quản lý và tuyên truyền cho các em.

Phấn đấu kéo giảm 50% số người thương vong vì TNGT

Phấn đấu kéo giảm 50% số người thương vong vì TNGT

Theo báo cáo của WHO, Việt Nam có tỷ lệ tử vong do TNGT trên 100.000 người giảm trên 30%; 10 quốc gia có tỷ lệ thương vong do TNGT giảm trên 50%. TNGT ở Việt Nam vẫn còn rất nhiều, tỷ lệ thương vong vẫn rất lớn (Bởi vì WHO) có phương pháp thống kê riêng, mang tính toàn cầu).

“Cơm treo” nghĩa tình, câu chuyện đẹp giữa thành phố Cần Thơ

“Cơm treo” nghĩa tình, câu chuyện đẹp giữa thành phố Cần Thơ

Những ngày gần đây, nếu có dịp đi trên đường Ba Tháng Hai, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ (đoạn đối diện cổng C - Trường Đại học Cần Thơ) chúng ta dễ dàng bắt gặp tấm bảng có dòng chữ “Cơm treo gởi tới bà con khó khăn. Mở lên nếu có hãy lấy một phần”.