Thoát nước ở nông thôn
Nếu cứ mỗi mùa mưa, nước lại đọng trong vườn, trong nhà mà không thể chảy đi đâu được, rồi nước thải cũng sẽ như vậy, thì dần dần sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đến môi trường sinh sống ở vùng nông thôn của chúng ta.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Bên cạnh những lời khen về tiện nghi vượt trội, loại hình vận tải này cũng nhận những đóng góp rất hữu ích và thiết thực. Điển hình là băn khoăn về giải pháp an toàn cho hành khách trong lúc đợi tàu, nên chăng có thêm hàng rào chắn cho khách?
Ngay sau đây, mời các bạn cùng VOV Giao thông trò chuyện với một số hành khách tại ga Cầu Giấy:
Đứng cạnh tôi là anh Nguyễn Minh Khang, nhân viên văn phòng đi làm hàng ngày từ Cầu Diễn tới Huỳnh Thúc Kháng bằng tàu điện trên cao kết hợp đi bộ. Anh nghĩ sao về ý kiến cần thêm rào chắn để đảm bảo an toàn trong lúc chờ tàu?
Tôi thấy trong thời gian đầu thử nghiệm, thực ra ý thức của hành khách đi tàu, nhiều người chưa lường trước được việc nguy hiểm nếu sa vào hay ngã xuống khe đường ray.
Ngoài ra, thói quen ở mình ít thấy xếp hàng, nên khi tàu đến, mọi người thường chen lấy xô đẩy. Tôi thấy việc thêm rào chắn nó sẽ đảm bảo an toàn cho người sử dụng trong quá trình đầu vận hành.
Cá nhân tôi thì nghĩ rằng, bên vận hành có thể làm thêm các line xếp hàng như vào quầy an ninh sân bay ấy, thì mọi người sẽ xếp tuần tự, lần lượt.
Thực ra, nội quy thì đã có đủ, như nhà ga từ chối phục vụ trẻ nhỏ nếu không có người giám hộ, hay người không ý thức được hành vi, người say xỉn… Nhưng có lẽ, câu chuyện ý thức vẫn là quan trọng nhất?
Vâng, tôi thấy một điểm nữa là các bạn trẻ nhỏ. Trong quá trình thử nghiệm, tôi thấy bố mẹ dẫn đi nhưng bản thân bố mẹ vẫn không lường được nếu con chạy nhảy, sa xuống cái rãnh đấy nó nguy hiểm thế nào. Cần tuyên truyền nhắc nhở.
Điều đó là tốt, kể cả các bạn vận hành đứng canh, hò hét rất vất vả, trời thì nắng, lại áp lực. Xảy ra sự cố nào thì các bạn phải chịu trách nhiệm ở ga bạn đứng trực.
Cảm ơn chia sẻ của anh.
PV VOV Giao thông đã hỏi chuyện thêm một bạn sinh viên là Vũ Phương Gia năm thứ hai Đại học Giao thông vận tải, người từng trải nghiệm bị chen lấn, xô đẩy khi chờ tàu điện.
Chào bạn, bạn có biết trải nghiệm của mình khi đứng chờ tàu sát đường ray?
Có những trường hợp em thấy nhân viên người ta nhắc rồi, đứng lui ra, nhưng thái độ không hợp tác lắm. Em chứng kiến còn bức xúc.
Việc nhắc đó thực ra là nhằm giữ an toàn cho khách. Mời mấy hôm đầu chạy thử đông lắm, mọi người chạy ào lên. Em trẻ, thuộc dạng vững vàng nhưng cũng hơi liêu xiêu.
Em thấy có sự cần thiết của việc có rào chắn?
Em nghĩ là cần, nhưng vừa thôi, không cần quá cao. Nói chung em đi tàu cũng thích check-in sống ảo, vừa đủ an toàn mà vẫn có thẩm mỹ tốt ấy ạ.
Cảm ơn ý kiến của bạn!
Hiện cả hai tuyến đường sắt đô thị ở Hà Nội, khu vực khách chờ tàu và nơi tiếp cận đường ray chỉ ngăn cách bằng 1 vạch kẻ, khiến một số hành khách cảm thấy thiếu yên tâm, dù chưa xảy ra sự cố nào.
Trong khi tàu điện ở một số nước cũng có lắp vách ngăn này. Đơn vị vận hành và chuyên gia nói sao, nó có liên quan tiêu chuẩn thiết kế và nghiệm thu? Có thể lắp đặt thêm không?
Mời các bạn theo dõi phóng sự tiếp theo của VOV Giao thông về chủ đề này.
Nếu cứ mỗi mùa mưa, nước lại đọng trong vườn, trong nhà mà không thể chảy đi đâu được, rồi nước thải cũng sẽ như vậy, thì dần dần sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đến môi trường sinh sống ở vùng nông thôn của chúng ta.
Thời gian qua, trên các tuyến cao tốc liên tiếp xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, gây thiệt hại về người và tài sản. Điều này khiến dư luận đặt ra câu hỏi: Tại sao ngày càng có nhiều tuyến đường cao tốc được khánh thành với chất lượng tốt, nhưng tai nạn giao thông lại có xu hướng tăng cao?
Với tâm lý xe buýt là phương tiện hành khách công cộng được ưu tiên, nhiều tài xế đã cố tình vi phạm ATGT, ngang nhiên vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, thậm chí chạy trên cả vỉa hè
Ô nhiễm, bốc mùi, mất vệ sinh là những điều không hề khó để bắt gặp tại nhiều khu chợ truyền thống. Thực trạng này đã dẫn khiến những khu chợ “mất điểm” trong mắt người tiêu dùng, trở thành một trong những nguyên nhân khiến chợ truyền thống ngày càng vắng vẻ, đìu hiu.
Theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tại TP.HCM, trong 4 tuần qua, ghi nhận có 18/36 ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất. Cùng xu hướng điều chỉnh tăng, song các ngân hàng khác hầu hết tăng nhẹ lãi suất với chỉ từ 0,1-0,3%/năm, đối với cả hình thức gửi tại quầy và gửi trực tuyến.
Sáng 11/12, tại kỳ họp thứ 20 khóa X, HĐND TP.HCM thông qua Quyết định đổi tên một số tuyến quốc lộ (QL) qua địa bàn thành phố.
Ven Hồ Gươm, gần về phía cầu Thê Húc, còn có một cây muỗm cổ thụ đã xòa bóng xuống mặt hồ gươm xanh hàng trăm năm qua, mang theo những làn gió mát lành gửi vào trong phố.