Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Diễn đàn

Mô hình nào cho trung tâm điều phối cứu trợ quốc gia?

Kênh VOV Giao thông: Thứ sáu 20/09/2024, 08:16 (GMT+7)

Trước những thiệt hại hết sức nặng nề do bão số 3 và mưa lũ gây ra, mọi tấm lòng đều đang hướng về miền Bắc, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc. Người góp công, người góp của, san sẻ yêu thương, chỉ mong giúp đồng bào sớm vượt qua khó khăn, gây dựng lại cuộc sống.

Những đoàn cứu trợ đã lên đường ngay khi lũ dữ đang hoành hành, để đem nhu yếu phẩm tới tận thôn xóm, bản làng đang bị nước lũ cô lập.

Song, cũng đã có chuyện, nhiều đoàn cùng tới một nơi, trong khi nhiều nơi khác đang cần, thì lại chậm trễ. Hoặc, cứu trợ chưa đúng địa chỉ, không đúng người.Vậy, có nên thành lập trung tâm điều phối cứu trợ quốc gia, để khắc phục những bất cập này? Mô hình nào cho trung tâm điều phối cứu trợ quốc gia?

Tọa đàm phát thanh Mô hình nào cho trung tâm điều phối cứu trợ quốc gia?, 12h30’ thứ Sáu (20/9), trực tiếp trên VOVGT FM91 và vovgiaothong.vn.

Với sự tham gia của các khách mời: Ông Trần Sĩ Pha - Trưởng Ban Công tác xã hội, Quản lý thảm hoạ, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và Nhà báo Hồng Sâm - Tổng giám đốc Cổng thông tin điện tử Chính phủ.

Đừng quên chia sẻ ý kiến của bạn qua hotline: 02437.919191 hoặc Fanpage VOV Giao thông.

 

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

MỌI TẮM LÒNG ĐỀU HƯỚNG VỀ VÙNG LŨ

Hoàn thành 4 chuyến xe chở hàng cứu trợ lên Thái Nguyên, Yên Bái, Tuyên Quang và Bắc Cạn, chị Nguyễn Thị Thuỷ Yên (Hội sở chính ngân hàng BIDV) đều lựa chọn những nơi có người thân quen hoặc có nguồn thông tin tin cậy. Mặt hàng lựa chọn để mang đi cứu trợ cũng dựa trên thông tin từ những người quen ở địa bàn cần cứu trợ cung cấp:

"Những chỗ em đi thì đều có người thân quen, Thái Nguyên là quê em, em đi chuyến đầu tiên luôn, mọi người hưởng ứng quá, em lại đi tiếp các điểm mà mọi người gặp khó khăn. Tức là em kết nối đến những điểm đó qua công an với Đoàn, họ sẽ biết những điểm mà người dân cần nhất".

Không chỉ đợt đợt bão lũ vừa qua, mà mỗi khi có thông tin địa phương cần cứu trợ, chị Hoàng Mừng (tòa CT8, Chung cư Đại Thanh, Thanh Trì, Hà Nội) lại kêu gọi trên cộng đồng cư dân tòa nhà và bạn bè. Tuy theo tình hình thực tế để huy động các mặt hàng cho phù hợp, từ áo phao, lương thực, đến thuốc men và đồ dùng để tái thiết cuộc sống:

"Sau đợt bọn em hỗ trợ lương thực thì bây giờ, sau khi ổn định rồi, thì bọn em gom nhu yếu phẩm như chổi quét nhà, quần áo, rồi sách vở học sinh là chính", chị Mừng cho biết.

Ảnh min hoạ

Ảnh min hoạ

Với thâm niên 18 năm hoạt động thiện nguyện, mạng các thành viên, tình nguyện viên là giáo viên cắm bản, công an xã, song những thông tin câu lạc bộ thu thập được, dù có chia sẻ với các nhóm khác, nhưng không phải lúc nào cũng được đón nhận, dẫn đến tình trạng chồng chéo, nơi thừa, nơi thiếu.

Anh Lê Chung, chủ nhiệm Câu lạc bộ sự sống Hà Nội chia sẻ: "Một là họ không biết được hoạt động của bên câu lạc bộ này hoặc Thành đoàn, hai là người ta cũng không muốn tham gia, tại vì “lý do gì tôi phải tham gia với các ông, chịu sự điều phối của các ông”. Thế mới có chuyện, một hộ ở Lệ Thủy, Quảng Bình, nhận được 128 thùng mì tôm. Hoặc trước đó mấy năm, trận lũ trên Mù Cang Chải, tổng cộng địa phương thống kê là hơn 600 đoàn từ thiện, tới một xã bé tí ti".

Điều này cũng được chị Như Biển (Tập đoàn Vingroup) đồng tình, bởi đã nhiều lần chứng kiến tình trạng nơi thừa, nơi thiếu. Ngay trong đợt ngập úng tại Phú Thọ vừa qua, 3 xã Đan Thượng, Tứ Hiệp và Hiền Lương (huyện Hà Hòa, Phú Thọ), có nơi ngập đến hơn 2m, nhưng do thiếu sự phối hợp giữa các nhóm thiện nguyện với chính quyền địa phương, thiếu nắm bắt thông tin khiến nhiều trường hợp người thì được nhận hàng cứu trợ nhiều lần, nhưng cũng có nơi, có hộ dân ngập sâu, không một nhận được hàng cứu trợ:

"Ví dụ điểm ngập Hiền Lương hay Đan Thượng, nhiều xe của các nhóm thiện nguyện đi đến nơi thậm chí còn không quay được đầu xe, vì thứ nhất là nước dâng, đường rất nhỏ và hẹp, nhiều xe quá, đến ùn ùn, đấy là thừa. Nhiều người được nhận rất nhiều lần, đó đa số là những nhà ở ngay ven bên ngoài. Còn sâu bên trong khoảng vài km, ngập rất nặng và người ta bị cô lập, người ta không nhận được gì cả, vì đâu có phương tiện gì để ra ngoài quốc lộ 32C để nhận đâu".

Thiếu thông tin, thiếu sự phối hợp, chia sẻ, dẫn đến một số trường hợp hàng cứu trợ không đến được nơi cần, người cần, hoặc có đến thì cũng không thể sử dụng được do hỏng, do quá nhiều. Bởi vậy, nhiều ý kiến cho rằng, tốt nhất cần có sự trao đổi thông tin, tìm hiểu trước địa bàn, hoặc thông qua chính quyền địa phương, để hàng cứu trợ phát huy được tác dụng, hỗ trợ người dân bị thiệt hại do thiên tai sớm khôi phục cuộc sống.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

CỨU TRỢ, CÓ NHẤT THIẾT PHẢI "TẬN TAY"?

Không có điều kiện đến tận nơi, nhiều lần hàng cứu trợ, ủng hộ đồng bào bị thiên tai của nhóm chị Hoàng Mừng (CT8, chung cư Đại Thanh, Thanh Trì, Hà Nội) gửi qua chính quyền địa phương, Mặt trận Tổ quốc để nhờ phân phát, trao quà:

"Chúng em trước khi đi sẽ liên hệ với Mặt trận Tổ quốc ở nơi đấy, khi đến đấy họ sẽ tiếp nhận vật phẩm của mình luôn và người ta sẽ di chuyển đi giúp mình, và người ta sẽ nắm được và đưa đi đúng nơi hơn".

Tán thành quan điểm này, chị Như Biển (Vingroup) cũng chọn việc liên hệ, thậm chí trao quà cho địa phương thông qua chính quyền, đoàn thể ở cơ sở. Thực tế đợt cứu trợ tại huyện Hạ Hòa, Phú Thọ vừa qua, nhóm chị Như Biển chọn các xã ngập không quá sâu, nhưng gần như không có đoàn cứu trợ nào:

"Mục tiêu của nhóm em là lựa chọn những xã xung quanh, không ngập quá nặng, nhưng những xã này không lên phương tiện truyền thông báo chí nhiều, thành ra người ta lại không biết đến. Nhóm em trước khi đi, việc kêu gọi, quyên góp là một phần, còn phần khác là em phải mất 2 ngày chuẩn bị cho chuyến đi này, liên hệ chính quyền địa phương và cả bên Mặt trận Tổ quốc huyện".

Từ kinh nghiệm tổ chức hoạt động thiện nguyện nhiều năm, anh Lê Chung, chủ nhiệm Câu lạc bộ sự sống Hà Nội đặt trọng tâm là việc chia sẻ hàng cứu trợ đến đúng đối tượng:

"Quan trọng nhất là giúp được ai, giúp được gì và hàng đến tay người cần. Rất linh hoạt. Nếu làm được như thế sẽ rất tiết kiệm, bởi bọn mình có nguồn tin về nhu cầu ở mỗi nơi".

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Anh Đỗ Quốc Việt, người đứng đầu nhóm hỗ trợ người dân vùng lũ bằng máy bay không người lái cũng nhấn mạnh vai trò phân loại, điều phối hàng cứu trợ, đồng thời phân loại khu vực cần cứu trợ để có cơ sở phân công các lực lượng tiếp cận, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai, lũ lụt:

"Việc điều phối tất nhiên phải cần, phải cần sự điều phối chuyên nghiệp hơn. Nhưng phải chia ra, em nghĩ phải chia ra 3 cấp: một là những người bị ảnh hưởng thôi, tức là nằm trong khu vực bị ngập, nhưng không ngập. Thứ 2 là trong khu ngập nhưng di chuyển vào được, đi bộ vào được. Loại thứ 3 là không tiếp cận được. Phải chia ra để phân bổ đồ cứu trợ".

Nhà báo Đức Hiển, Phó tổng biên tập Báo Pháp luật TP. HCM, một trong những người nhiều năm tham gia hoạt động thiện nguyện cũng bày tỏ, việc điều phối trong hoạt động cứu trợ, nhất là điều phối thông tin đóng vai trò rất quan trọng để hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do thiên tai, bão lũ. Vai trò điều phối đó không chỉ thể hiện qua việc phân bổ lương thực, nước uống, thuốc men trong những ngày đầu, mà cả giai đoạn tái thiết cuộc sống sau này:

"Cần điều phối ở chỗ là điều phối thông tin và kê những thứ cần thiết và địa phương đó phải lập ra chứ không phải trung ương. Phải có một chính sách điều hòa như thế nào đó, vì thực tế cho thấy cái tái thiết sau lũ hoặc những cái cần thiết để lo sự lâu dài".

Hàng trăm áo phao được nhóm cứu trợ của Nguyễn Thị Thuỷ Yên (Hội sở chính ngân hàng BIDV) gửi hỗ trợ bà con vùng lũ ở Thái Nguyên, Yên Bái

Hàng trăm áo phao được nhóm cứu trợ của Nguyễn Thị Thuỷ Yên (Hội sở chính ngân hàng BIDV) gửi hỗ trợ bà con vùng lũ ở Thái Nguyên, Yên Bái

Theo một số chuyên gia, hiện nay một số quốc gia đã xây dựng Hệ thống ứng phó thiên tai thảm họa, trong đó có sự điều phối về các hoạt động cứu hộ, cứu nạn và cứu trợ của người dân.

Ở Việt Nam cũng từng có đề xuất xây dựng bản độ cứu trợ điện tử, trên đó từng vùng sẽ được thể hiện bằng màu sắc, vàng, cam, đỏ để thể hiện mức độ nguy cấp. Người dân chỉ cần click vào đó sẽ biết được vùng đó cần cứu trợ gì. Đáng tiếc, đến nay, bản đồ cứu trợ điện tử vẫn chưa thực hiện được.

 

Kênh VOV Giao thông/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Tìm nhân chứng vụ TNGT khiến người đàn ông tử vong

Hà Nội: Tìm nhân chứng vụ TNGT khiến người đàn ông tử vong

Tai nạn xảy ra vào khoảng 23h30 ngày 12/8, trên đường Trường Chinh, quận Đống Đa, Hà Nội.

Tàu Cát Linh - Hà Đông dừng bất ngờ, mức độ nghiêm trọng ra sao?

Tàu Cát Linh - Hà Đông dừng bất ngờ, mức độ nghiêm trọng ra sao?

Khoảng 19h00 ngày 17/9, một đoàn tàu đang chạy từ Cát Linh về Hà Đông, khi đến ga Phùng Khoang bất ngờ dừng lại, khi còn 5 ga nữa mới đến ga Yên Nghĩa. Vậy, mức độ nghiêm trọng của sự cố này ra sao? Làm thế nào để đảm bảo đảm an toàn cho hành khách đi tàu?

Thoát nước cho cao tốc, trách nhiệm của ai?

Thoát nước cho cao tốc, trách nhiệm của ai?

Như VOV Giao thôn đã thông tin, sau 10 ngày cơn bão số 3 đi qua, tình trạng ngập úng vẫn diễn ra trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, dù mực nước trên các sông liên tục giảm, ảnh hưởng không nhỏ đến việc đi lại của người dân và chất lượng kết cấu công trình.

Hành khách sốc vì tàu điện Cát Linh - Hà Đông dừng đột ngột

Hành khách sốc vì tàu điện Cát Linh - Hà Đông dừng đột ngột

Sự cố dừng tàu Cát Linh tối 17/9 mặc dù được chuyên gia đánh giá là không tới mức nghiêm trọng, không ảnh hưởng an toàn vận hành, nhưng đối với hành khách, sự cố này vẫn khiến nhiều người cảm thấy... hơi sốc.

Đường sắt mở bán vé tàu Tết 2025

Đường sắt mở bán vé tàu Tết 2025

Ngành đường sắt nhận đăng ký mua vé tàu tập thể dịp Tết Ất Tỵ 2025 kể từ hôm nay (19/9) đến 15 giờ ngày 30/9.

Đại lộ Thăng Long: Làn khẩn cấp trở thành 'phao cứu sinh' cho xe máy

Đại lộ Thăng Long: Làn khẩn cấp trở thành "phao cứu sinh" cho xe máy

Do đường gom hai bên Đại lộ Thăng Long (Hà Nội) vẫn còn vị trí bị ngập, Sở GTVT Hà Nội có phương án phân luồng cho phép xe máy được đi lên làn đường cao tốc để tránh ngập.

Hà Nội: Nguy cơ mất đào, quất sau bão

Hà Nội: Nguy cơ mất đào, quất sau bão

Sau bão Yagi là trận lụt lịch sử khiến nước trên tại sông Hồng lên cao mức báo động 3. Những ngày này, nước đã rút, người dân cũng dần trở lại cuộc sống thường nhật, thế nhưng các vườn đào, vườn quất của Tây Hồ lại gần như hỏng hoàn toàn sau nhiều ngày bị vùi dưới lớp bùn dày đặc…