Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thành phố tôi yêu

Mô hình kinh tế tuần hoàn: Tạo việc làm, giảm ô nhiễm tại ĐBSCL

Kim Loan: Thứ bảy 22/02/2025, 18:37 (GMT+7)

ĐBSCL hiện nay trung bình có 25 triệu tấn rơm thải ra từ sản xuất lúa hằng năm. Nhưng 70% trong số này lại bị đốt hoặc vùi vào đồng ruộng. Nếu được tận dụng chất nấm, làm phân hữu cơ…sẽ gia tăng giá trị và người dân có thêm nguồn thu nhập ổn định.

TP. Cần Thơ đang phối hợp với Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) thực hiện các mô hình về thu gom rơm ra khỏi đồng ruộng để trồng nấm, làm phân hữu cơ, giảm tác động gây ô nhiễm môi trường.

Để biết hiệu quả của mô hình này, VOV Giao thông đã có cuộc phỏng vấn với ông Trần Thái Nghiêm - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT TP.Cần Thơ:

PV: Thưa ông, mục tiêu của Cần Thơ là nhân rộng mô hình kinh tế tuần hoàn từ rơm để giúp cho nông dân giảm chi phí sản xuất, gia tăng lợi nhuận cũng như bảo vệ môi trường. Vậy sau thời gian thí điểm, đã ghi nhận những lợi ích gì chưa?

Ông Trần Thái Nghiêm: Thời gian qua mình khuyến cáo bà con nên lấy rơm về sau thu hoạch lúa để làm chất lót chuồng nuôi gia súc – gia cầm, đắp bầu cây trồng mùa khô và rau màu. Trong đó điển hình là trồng nấm rơm có áp dụng khoa học kỹ thuật, như: trong nhà, trên giàn… kết quả cho thấy chất lượng nấm rất cải thiện.

ĐBSCL hiện nay trung bình có 25 triệu tấn rơm thải ra từ sản xuất lúa hằng năm. Nhưng 70% trong số này lại bị đốt hoặc vùi vào đồng ruộng. Nếu được tận dụng chất nấm, làm phân hữu cơ…sẽ gia tăng giá trị và người dân có thêm nguồn thu nhập ổn định

ĐBSCL hiện nay trung bình có 25 triệu tấn rơm thải ra từ sản xuất lúa hằng năm. Nhưng 70% trong số này lại bị đốt hoặc vùi vào đồng ruộng. Nếu được tận dụng chất nấm, làm phân hữu cơ…sẽ gia tăng giá trị và người dân có thêm nguồn thu nhập ổn định

Theo mô hình thực tế thì trước là trồng nấm, sau rơm đã qua trồng nấm sẽ tận dụng làm phân hữu cơ. Chuỗi tuần hoàn như thế đã cho ra một giá trị mới là từ 9-11 triệu/hecta. Một con số rất ấn tượng gớp phần giải quyết việc làm cho địa phương và tạo giá trị tăng thêm. Giá trị lớn nhất là giảm được phát thải khí nhà kính và nếu chúng ta tận dụng phân hữu cơ từ rơm tốt thì sẽ là nền cho ngành nông nghiệp bền vững.

PV: Liên quan đến việc đốt rơm ngoài đồng sẽ gây mất ATGT và phát thải khí nhà kính, thì đây là việc làm “truyền thống” xưa đến nay của nông dân Nam Bộ. Vậy chúng ta phải có cách ứng dụng phế phẩm rơm rạ nhiều hơn nữa để nông dân hưởng ứng chuyển từ đốt sang thu gom. Việc này ngành nông nghiệp Cần Thơ đã có định hướng chưa?

Ông Trần Thái Nghiêm:  Dọc theo các tuyến Tỉnh lộ ta vẫn thường thấy nông dân đốt đồng, khói bay làm mất tầm nhìn khi lái xe. Hoặc vào mùa thu hoạch lúa thì cứ sáng sớm ta lại thấy sương mù nhiều. Đó chính là bụi đã lắng đọng qua đêm. Đó là những cái nhìn cảm quan ta thấy được mà không cần đo đạc qua một loại thiết bị nào hết. Tuyên truyền thu rơm về thì mình đã tuyên truyền rộng.

TP. Cần Thơ đang phối hợp với Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) thực hiện các mô hình về thu gom rơm ra khỏi đồng ruộng để trồng nấm, làm phân hữu cơ, giảm tác động gây ô nhiễm môi trường

TP. Cần Thơ đang phối hợp với Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) thực hiện các mô hình về thu gom rơm ra khỏi đồng ruộng để trồng nấm, làm phân hữu cơ, giảm tác động gây ô nhiễm môi trường

Hiện nay chúng tôi đang tiến thêm một bước nữa về kỹ thuật sử dụng rạ ngoài đồng, chúng ta sử dụng thẳng chế phẩm sinh học phun vào rạ hoặc dùng biện pháp cày vùi… thì rạ phân hủy nhanh. Tạo phân hữu cơ cho vụ tiếp theo.

PV: Việc thu gom rơm ra khỏi đồng ruộng của Cần Thơ được đánh giá là còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu. Vì vậy, trong thời gian tới chúng ta cần có những giải pháp thu gom, xử lý rơm rơm rạ nào hiệu quả, đặc biệt là sự tham gia vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp trong thu gom rơm trên địa bàn?

Ông Trần Thái Nghiêm: Theo thống kê thì tùy từng vụ. Nếu vụ Đông Xuân thì tỷ lệ thu gom được 30%, còn các vụ khác thì ít hơn vì lệ thuộc thời tiết mưa gió. Việc thu gom lệ thuộc hạ tầng, rơm thì cồng kềnh trong khi các cây cầu quá thấp nên chở rơm ra khỏi đồng không nhiều.

Mô hình này là hướng đi căn cơ cua ngành lúa gạo, nếu không giải quyết được lĩnh vực này thì ngành lúa gạo không giảm được khí phát thải như mong muốn, cũng không giúp nông dân có thêm lợi nhuận. Nên trong thời gian tới ngành tiếp tục tập trung nhân rộng. Các bên cùng nhau đồng hành để giải quyết câu chuyện này.

Chuỗi tuần hoàn từ rơm mà TP. Cần Thơ đang áp dụng đã cho ra một giá trị mới là từ 9-11 triệu/hecta. Một con số rất ấn tượng góp phần giải quyết việc làm cho địa phương và tạo giá trị tăng thêm

Chuỗi tuần hoàn từ rơm mà TP. Cần Thơ đang áp dụng đã cho ra một giá trị mới là từ 9-11 triệu/hecta. Một con số rất ấn tượng góp phần giải quyết việc làm cho địa phương và tạo giá trị tăng thêm

Kim Loan/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn