Khi yêu thương được sẻ chia
Nhận thấy quê hương Kiên Giang còn hiều hoàn cảnh khó khăn, từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường anh Lý Thiện đã nhen nhóm ý định sẽ làm những việc có sức ảnh hưởng lớn nhằm giúp đỡ người nghèo khổ.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Một căn phòng chỉ vọn vẹn 16m2 nhưng lại vô cùng đặc biệt, bởi mỗi thứ 4 và thứ 6 hàng tuần, những bệnh nhi ung thư lại được trở lại với đúng lứa tuổi của mình, được học tập, được vui chơi. Đó là “lớp học vui vẻ”.
Và điều đặc biệt nữa ở trong lớp học này, những học sinh ở đây đều có điểm chung, xem bệnh viện là nhà bởi thời gian nằm viện, truyền hóa chất kéo dài nhiều ngày, gần như không có điểm dừng…
“Lớp học vui vẻ” do chị Lê Thị Mai thành lập vào ngày 23/12/2017. Tại đây, mỗi một lứa tuổi khác nhau lại được học những môn học khác nhau, những kiến thức khác nhau trong cùng một thời điểm. Các bé nhỏ xíu thì thích thú với tập tô và nhận biết màu sắc, hình dáng, đồ vật, con vật… Các bé lớn hơn được day nhận biết chữ cái và con số để có thể chuẩn bị đi học.
Ngoài học Tiếng Việt, Toán và ngoại ngữ, các em nhỏ lớn hơn sẽ được dạy thêm về tâm sinh lý, các kỹ năng trong cuộc sống, học âm nhạc, học hát, học vẽ...
Chị Mai kể: “Khoảng thời gian gắn bó, đến thăm các con thì thấy các con có nguyện vọng đến trường, được gặp gỡ bạn bè, nhiều bé khi vào viện điều trị thì vẫn mang theo sách vở và ngồi học chăm chú. Và lớp học vui vẻ ra đời để các con vui để đến học và vui khi ra về.
Không chỉ là mình đem lại kiến thức cho các con, ở lớp học vui vẻ, tại khoa Ung bướu- huyết học, Bệnh viện Nhi đồng 2 có rất nhiều điều đặc biệt, nhất là học sinh thì có nhiều lứa tuổi, nhiều thể trạng, thể chất khác nhau, tay lúc nào cũng đeo kim truyền, những chai thuốc lủng lẳng và gần như ai cũng có những quả đầu trọc lốc vô cùng đáng yêu.”
Để có được những lớp học đều đặn hàng tuần ở thời điểm này, ít ai nghĩ rằng, ban đầu, chị Mai đã trải qua nhiều trắc trở: "Thời gian đầu tiên khi mình mới thành lập câu lạc bộ, cũng như lớp học vui vẻ, mọt số người cho rằng mình rất khó mà thực hiện và không đi được lâu trên con đường này, nhất là khi mình phải tìm hiểu về mặt bệnh ung thư, tâm sinh lý của bệnh nhi và nhất là phải vượt qua được tâm sinh lý của chính mình khi đối diện với những điều rất tàn khốc mà bệnh ung thư mang lại cho các bé.
Khó khăn vì thiếu đội ngũ tình nguyện viên đứng lớp, cho dù 1 tiết học chỉ có 2 giờ nhưng các bạn phải dành tới 3 giờ vừa chuẩn bị, vừa dọn dẹp, quỹ thời gian của các bạn có hạn, khó có thể duy trì trong thời gian dài. Lúc đó, bản thân mình vẫn phải duy trì lớp học, đôi khi áp lực rất lớn, vì lớp học có rất nhiều em nhỏ ở độ tuổi khác nhau và có nhiều kiến thức cần phải truyền đạt…”
May mắn thay, những nỗ lực của chị dần được ghi nhận bởi cộng đồng. Chị nhận được sự hỗ trợ của Ban Giám đốc các bệnh viện, các Phòng Công tác xã hội, các y bác sĩ, điều dưỡng trưởng, nhân viên y tế khoa, cùng sự đóng góp kinh phí từ bạn bè, mạnh thường quân và công sức của các bạn tình nguyện viên trẻ ở các trường đại học…
Ở lớp học vui vẻ, đã có nhiều tình nguyện viên, giáo viên đến với lớp, nhưng hầu hết chỉ được một, hai ngày lại bỏ cuộc, bởi cần rất nhiều thời gian và công sức để có thể giúp đỡ cho những bệnh nhi ung thư.
Chị Mai tâm sự: “Những bé đến được lớp học là sức khoẻ của các bé đã được ổn định, không bị sốt hay mệt. Mặc dù với các bé, tay còn kim luồn, hoặc lủng lẳng chai truyền, túi dịch máu là bình thuờng. Thế nhưng các bé có nhiều thay đổi rất nhanh, chỉ trong khoảng thời gian 2 giờ đó thôi. Các bé phải ra vào theo tiếng gọi của các cô điều dưỡng tiêm thuốc.
Mỗi giáo viên đứng lớp đều phải để ý sắc mặt của các bé, khi bé bị sốt, mệt, run vì lạnh. Hay phải để ý đến chai truyền xem nó nhanh hay chậm, hoặc có bị tắt hay hết chưa, để hỗ trợ bé ra ngoài, gọi người thân, điều dưỡng để hỗ trợ bé. Nhất là các bé bắt đầu buồn nôn thì phải chuẩn bị để không ảnh hưởng tâm lý đến các bạn xung quanh”
Dù mới có gần 1 năm đồng hành cùng lớp học vui vẻ, nhưng qua thời gian tiếp xúc với các em nhỏ, Tô Chúc Huệ, tình nguyện viên của lớp học vui vẻ thấy được, lớp học này không chỉ là điểm tựa tinh thần cho các bệnh nhi, ngược lại, chính các em đã giúp cho Huệ cũng như nhiều tình nguyện viên khác nhận ra giá trị của cuộc sống: “Trong quá trình làm TNV, em thấy CLB Nét chữ xinh có ý nghĩa rất lớn đối với em. Người ta nghĩ bản thân TNV bọn em cho đi rất là nhiều, nhưng thực ra bọn em nhận lại cũng rất là nhiều. Ở các bé, chúng em nhận thấy được sự nghị lực, niềm lạc quan, yêu đời. Mặc dù các bé mắc bệnh như vậy, nhưng nhiều khi các bé an ủi, tạo niềm vui lại cho chúng em nữa…”
Lớp học vui vẻ của chị Lê Thị Mai không chỉ được mở cửa tại Bệnh viện Nhi đồng 2, TP.HCM. Ngày 1-6-2023, chị Mai cùng những tình nguyện viên trong CLB Nét chữ xinh lại tiếp tục đem lớp học vui vẻ đến với Bệnh viện Nhi đồng thành phố.
Với tiêu chí học để vui, vui để học, lớp học vui vẻ của CLB Nét chữ xinh do chị Mai sáng lập còn là cầu nối tạo ra một cộng đồng thương yêu nhằm gắn kết các tổ chức/cá nhân/mạnh thường quân với các bé bệnh nhi cùng gia đình để cùng chung tay chăm sóc toàn diện cho các bé.
Và xa hơn nữa, chị Mai mong muốn còn có thể giúp đỡ, tư vấn hướng nghiệp để các bé bệnh nhi khó khăn sau khi khỏi bệnh có thể tự tin trở lại cuộc sống hạnh phúc đời thường với tương lai tươi sáng: “Sắp tới, mình sẽ thực hiện dự án Tương lai xanh, đây là dự án dành cho các bệnh nhi ung thư đã trưởng thành, sau điều trị, trên 15 tuổi, các bé sẽ có cơ hội trải nghiệm công việc mình hằng mơ ước. Ở đó, sau khi trải nghiệm các bé sẽ nhận ra mình thích, phù hợp với công việc gì để hoà nhập, cống hiến cho cộng đồng và cho xã hội.
Dự án sẽ sàng lọc ra những bệnh nhi sau điều trị có hoàn cảnh khó khăn ở các địa phương. Thông qua đó, danh sách sẽ được chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền như Mặt trận tổ quốc, Sở LĐ - TB & XH,… để hỗ trợ cho các con có nghề nghịệp ổn định để phụ gíup cho gia đình, giúp tương lai của các con ngày một tươi sáng và đẹp hơn”
Chính những nụ cười, niềm vui của những bệnh nhi ung thư đã giúp cho chị Mai và những tình nguyện viên trong CLB nét chữ xinh có thêm động lực để họ tiếp tục hành trình đầy nhân văn này.
Các bạn thân mến
Nếu trong những phút giây của cuộc sống thường ngày hay trên những con đường mà các bạn đi qua, có những câu chuyện khiến các bạn nhớ mãi về tình người, tình yêu cuộc sống, rất mong các bạn hãy chia sẻ với chúng tôi qua fanpage: Thiên lý hữu tình, hoặc email: [email protected].
Chương trình phát sóng chiều thứ Ba, phát lại chiều thứ Năm hàng tuần trên kênh VOV Giao thông. Để nghe thêm hoặc nghe lại chương trình trên các thiết bị di động, thính giả có thể truy cập website vovgiaothong.vn, các ứng dụng: Spotify, Apple Podcast (trên hệ điều hành iOS); Google Podcast (trên hệ điều hành Android); rồi sau đó gõ từ khoá: VOVGT, VOV giao thông; hoặc gõ tên các chương trình.
Nhận thấy quê hương Kiên Giang còn hiều hoàn cảnh khó khăn, từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường anh Lý Thiện đã nhen nhóm ý định sẽ làm những việc có sức ảnh hưởng lớn nhằm giúp đỡ người nghèo khổ.
Bằng các công tác hóa trang mật phục, kiểm tra đột xuất lực lượng CSGT TP. Hà Nội đã xử lý nhiều trường hợp xe vận tải hành khách dừng đỗ, đón trả khách sai quy định.
Hà Nội sẽ hạn chế phương tiện cơ giới đường bộ sử dụng nhiêu liệu diesel vào một số khu phố cổ, phố cũ, góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí. Vậy hệ thống vận tải hành khách công cộng tại những khu vực này đã làm gì để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân?
Dự kiến đầu tháng 12/2024 sẽ khởi công Dự án xây dựng tuyến đường nối từ Khu đô thị Đồng Tàu đến đường Giải Phóng, thuộc địa bàn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
Trong 9 tháng đầu năm 2024, TP.HCM ghi nhận 401 cây ngã và 635 cây gãy nhánh, trong đó có 4 sự cố làm 5 người tử vong. Hình ảnh những nhánh cây bất chợt đè lên mái nhà, xe cộ; gây thương vong cho những người đi đường, hoặc bật gốc nằm ngổn ngang, vẫn còn là nỗi ám ảnh với người dân.
Thống kê từ Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, 7 tháng đầu năm, số vụ tai nạn giao thông liên quan đến thanh thiếu niên tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Điều hòa nhiệt độ là một tiện nghi dường như đã không thể thiếu được ở đô thị hiện nay. Một phần là do chúng ta đã trở nên lệ thuộc vào nó. Đặc biệt là trẻ em.