Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Lộ trình nào cho mục tiêu không còn thương vong do TNGT?

Quách Đồng - Kiều Tuyết: Thứ năm 19/10/2023, 15:39 (GMT+7)

Chiến lược quốc gia bảo đảm TT ATGT đường bộ giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 được Thủ tướng phê duyệt đặt ra mục tiêu đến 2045 không còn thương vong do TNGT ở Việt Nam. Vậy cần xác định lộ trình từng bước ra sao?  Mục tiêu này có đạt được không nếu như mỗi năm giảm 5-10% TNGT?

 

Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự ATGT đường bộ giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đặt ra mục tiêu đến năm 2045 không còn thương vong do TNGT ở Việt Nam.

Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự ATGT đường bộ giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đặt ra mục tiêu đến năm 2045 không còn thương vong do TNGT ở Việt Nam.

Dẫn kết quả thực hiện đảm bảo TTATGT 9 tháng đầu năm 2023, TNGT chỉ giảm hơn 1%, với hơn 4.700 người chết do TNGT, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban ATGT Quốc gia thừa nhận, phần lớn vi phạm dẫn tới TNGT là do con người và cần xem xét trách nhiệm gián tiếp của công tác quản lý Nhà nước ở các khâu có liên quan.

Bởi vậy, hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về TTATGT là một trong những trọng tâm. Đây cũng là một trong 5 trụ cột cần thực hiện được đặt ra trong Chiến lược đảm bảo TTATGT đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

"Những bất cập vừa qua liên quan rất nhiều tới thể chế, bởi vậy các cơ quan của Bộ GTVT theo chức năng nhiệm vụ phải đặc biệt chú trọng tới việc hoàn thiện các quy định pháp luật, trước mắt là dự thảo Luật Đường bộ và phối hợp với Bộ Công an để hoàn thiện dự thảo Luật Trật tự An toàn giao thông Đường bộ", Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng cho biết.

Cùng với công tác hoàn thiện thể chế, về quy định của pháp luật nhằm nâng cao ý thức của người tham gia giao thông, PGS.TS Trần Tuấn Anh, Trưởng bộ môn ATGT, Trường Đại học GTVT cho rằng, trước hết, các đơn vị chuyên môn quản lý về ATGT phải hiểu rõ những yêu cầu về mô hình không có thương vong do TNGT.

"Đầu tiên phải có nhận thức thế nào là “Vision Zero”, tức là thiết kế một con đường hoặc một hệ thống giao thông thực sự an toàn, tức là chấp nhận rủi ro tai nạn nhưng không dẫn đến tử vong. Đầu tiên là phải nhận thức, phải hiểu về nó, thì anh nhìn, anh sẽ biết con đường hoặc tổ chức giao thông thế này nó có hay không đảm bảo ATGT", PGS.TS Trần Tuấn Anh cho biết.

257 (2)


TS Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng cho rằng, không thương vong do TNGT là mục tiêu to lớn, nhưng cũng đặt ra nhiều đề bài cụ thể cho từng lĩnh vực, đòi hỏi việc chuyển đổi số được áp dụng đến từng lĩnh vực cụ thể, từ hạ tầng giao thông, đến phương tiện, từ việc thay đổi hệ thống cảnh báo sớm trên hạ tầng đường bộ, đưa trí tuệ nhân tạo vào trong ô tô để hỗ trợ người lái, qua đó tăng tính năng an toàn… nhất là đặt ra yêu cầu cấp bách về việc nâng cao ý thức của người tham gia giao thông:

"Nhà nước phải nâng cao chất lượng đào tạo và lái xe lên. Có thể làm từ một cái rất đơn giản thôi, là đưa những ứng dụng, những điều cơ bản nhất về luật giao thông vào trong trường học, nó gắn với bảo hiểm. Ví dụ bây giờ học sinh 100% được bảo hiểm học đường, bây giờ phải tính nếu cháu nào đạp xe đạp đi mà chưa có giấy chứng nhận thi đỗ về ATGT, về điều khiển xe đạp thì bảo hiểm từ chối, không bán. Đấy là những biện pháp có thể làm được ngay", TS Nguyễn Đức Kiên nêu quan điểm.

TS Đỗ Huy Đỉnh, bộ môn Đường bộ, trường Đại học Xây dựng cho rằng, tầm nhìn không thương vong, hay còn gọi là “Vision Zero” đã được một số nước phát triển đưa ra để hướng đến mục tiêu không còn người chết, bị thương vì TNGT. Tại Việt Nam, việc hướng tới tầm nhìn không thương vong là khát vọng chính đáng, thể hiện quyết tâm và từ đó có hành động, biện pháp cụ thể để giảm hơn nữa thiệt hại do TNGT, bảo đảm tốt hơn ATGT.

Tuy vậy, theo TS Đỗ Huy Đỉnh, với từng trụ cột cụ thể, cần đưa ra những đánh giá, định lượng để từ đó đặt ra mục tiêu và biện pháp thực hiện cụ thể: "Cần định ra những chỉ tiêu có thể định lượng được. Ví dụ như nói về nâng cao văn hóa giao thông chẳng hạn, thì phải thiết lập được những tiêu chí về mặt văn hóa. Rồi tỷ lệ vi phạm như thế nào, thì phải so sánh, đưa ra những ngưỡng để đưa ra được mục tiêu. Nôm na là hiện nay mình đang ở ngưỡng nào về hành vi tham gia giao thông và trong tương lai nó phải đạt được mức nào…"

Ở góc độ khác, chuyên gia giao thông Khương Kim Tạo cho rằng, mục tiêu mỗi năm giảm từ 5-10% ở cả ba tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương do TNGT là nhằm hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông và phương tiện, ý thức để đảm bảo an toàn giao thông tốt hơn. Còn mục tiêu không còn thương vong do TNGT đặt nặng yếu tố ứng dụng công nghệ vào từng lĩnh vực trụ cột từ hạ tầng, phương tiện, người lái cho đến công tác cứu hộ, cứu nạn:

"Đây là bước đột phá trong công tác đảm bảo TTATGT, tức là cả hạ tầng, cả phương tiện, có những tác động đến người lái để làm sao hỗ trợ để TNGT rất khó xảy ra và tiến tới là không xảy ra. Hạ tầng phải có kết cấu và cảm biến và hệ thống điều hành, liên kết với những phương tiện giao thông để tương tác qua lại với nhau và cái ô tô đó không thể gây tai nạn được".


Không có thương vong do TNGT không chỉ là mục tiêu, đó cũng là khát vọng của toàn bộ người tham gia giao thông. Trong 5 trụ cột để thực hiện chiến lược này, việc ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số được đặc biệt nhấn mạnh, mà ở đó, yêu cầu xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu về ATGT có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định đến quá trình vận hành của cả 5 trụ cột để đảm bảo thực hiện được mục tiêu không có thương vong do TNGT.

Đây cũng là góc nhìn của VOV Giao thông: "Nhìn bằng khát vọng".

- Xử lý vi phạm nồng độ cồn đã không còn là chiến dịch, mà thường xuyên, liên tục, không ngoại lệ.

- Biển số bắt đầu định danh.

- Nhiều người vi phạm đã bị gọi tên, từ hình ảnh do người dân cung cấp.

- Các địa phương để gia tăng tai nạn đã bị “bêu” đích danh.

- Các cao tốc và cầu đường mới được vận hành, nhiều cung đường hiểm trở đang được rốt ráo xử lý “điểm đen”.

- Liên tục các chỉ đạo của Đảng, Nhà nước được ban hành, nhắc nhở và đặt ra yêu cầu với công tác đảm bảo TT ATGT trong tình hình mới…

Những diễn biến trên cho thấy, đảm bảo TT ATGT đường bộ đang ở giai đoạn hiện thực hóa quyết tâm đã được khẳng định trong hơn một thập kỷ qua, với rất nhiều nỗ lực, từ ngành Giao thông, ngành Công an, các địa phương và mỗi người dân, doanh nghiệp.

Nhưng, đẩy lùi TNGT vẫn luôn là một thách thức. Dù nỗ lực, 9 tháng đầu năm nay, số người chết vì TNGT chỉ giảm hơn 1%, biến động rất mạnh so với mức giảm 16% của năm 2022 so với trước dịch. Vẫn có hơn 4.700 người chết trong vòng 9 tháng, đồng nghĩa với việc, con số thương vong cả năm nay có thể tương đương năm ngoái, trong khi mục tiêu đặt ra là giảm ít nhất 10%.

Trong 5 trụ cột để thực hiện chiến lược quốc gia về TT ATGT đường bộ 2021-2030 (về chính sách, về kết cấu hạ tầng, về an toàn phương tiện, về tuyên truyền xử lý và về cứu nạn cứu hộ), yếu tố vận dụng các thành tựu của khoa học công nghệ được đặc biệt nhấn mạnh. Vấn đề của mọi công nghệ đều liên quan đến dữ liệu. Do đó, khơi thông điểm nghẽn về dữ liệu là việc bắt buộc phải làm, nếu muốn gia cố  vững chắc các trụ cột này.

Dữ liệu về TNGT cần được làm sạch, với sự thống nhất về tiêu chí thống kê và sàng lọc đối chiếu giữa các ngành, để nắm rõ thực trạng TNGT trên cả nước, làm cơ sở khoa học cho hoạch định chính sách.

Dữ liệu về phương tiện, người lái và hành vi của họ suốt quá trình tham gia giao thông phải được đồng bộ và đi đôi với nhau để quản lý thống nhất, tránh một bên quản lý tấm bằng và chiếc xe, một bên quản lý hành trình và người lái.

Dữ liệu về hạ tầng giao thông cần bao quát, cập nhật và liên thông tốt hơn, để không còn tình trạng đường và cầu vênh nhau về tải trọng, để các điểm hư hỏng xuống cấp được phát hiện và sửa chữa kịp thời, và để phục vụ quản lý vận hành các dự án hạ tầng giao thông liên vùng tới đây sẽ ngày càng vươn rộng.

Xây dựng, làm sạch từng kho dữ liệu theo từng ngành đã khó, kết nối và chia sẻ để sử dụng hiệu quả lại càng khó hơn. Việc thẻ căn cước công dân mới đã triển khai sâu rộng mà đến nay vẫn chưa thể tích hợp các loại giấy tờ xe, là một ví dụ. Sự lãng phí kho dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của hơn 1 triệu xe kinh doanh vận tải, trong khi CSGT đang rất cần thông tin vi phạm để có biện pháp ngăn ngừa, càng cho thấy rõ điều này.

Quá trình hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về giao thông càng chậm, những nỗ lực để ứng dụng công nghệ trong đảm bảo TTATGT sẽ càng khó khăn. Bởi như đã đề cập, từ hoàn thiện chính sách, hoàn thiện hạ tầng, quản lý an toàn phương tiện và người lái, cứu hộ cứu nạn giao thông, đều phải dựa trên cơ sở dữ liệu này.

Khó ở khâu xây dựng dữ liệu, hay khó ở việc kết nối chia sẻ? Khó do thiếu quy định hay do con người thiếu sự sẵn sàng, tất cả yếu tố này cần được làm rõ và có lộ trình giải quyết dứt điểm, nếu không muốn đến 2025, khi cơ sở dữ liệu giao thông quốc gia được hình thành, ngành này vẫn đợi ngành kia, địa phương vẫn chờ dữ liệu từ trung ương, trong khi giao thông thì “nước sôi lửa bỏng”.

Tầm nhìn không thương vong là một mục tiêu, nhưng trước hết là một khát vọng, khát vọng sống an toàn của mỗi con người, khát vọng bình yên của từng mái ấm.

Do đó, nó cần được hướng tới bằng hành động trách nhiệm, nhưng đồng thời, bằng cả tâm thế của khát vọng, tức là sự thôi thúc bên trong mỗi con người, mà trước hết là những người thực thi công vụ./.

 

Quách Đồng - Kiều Tuyết/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Tổ chức lại giao thông đường Minh Khai, gỡ “nút thắt cổ chai”

Tổ chức lại giao thông đường Minh Khai, gỡ “nút thắt cổ chai”

Đã 1 tuần kể từ khi nút giao phố Minh Khai - Ngõ 349 Minh Khai - Lối vào Bệnh viện Vinmec Times City (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) được tổ chức lại giao thông. Hiện tượng ùn ứ, ách tắc, đặc biệt theo hướng từ cầu Vĩnh Tuy hướng vào trung tâm thành phố đã có sự chuyển biến khá tích cực.

TP.HCM: Cháy quán bar ở trung tâm Quận 1

TP.HCM: Cháy quán bar ở trung tâm Quận 1

Lửa kèm khói bốc lên từ 1 quán bar trên đường Lý Tự Trọng cách chợ Bến Thành không xa…

Làm luật để “hoãn”

Làm luật để “hoãn”

Khi một quy định được ban hành nhưng không thể thực thi, chúng ta đều biết hậu quả sẽ là sự khinh nhờn luật lệ. Vì thế, việc đưa ra nhiều quy định pháp luật mà không tính toán được khả năng thực thi, chính là cách để làm giảm sự tôn nghiêm của pháp luật.

Người khuyết tật vẫn khó sử dụng xe buýt

Người khuyết tật vẫn khó sử dụng xe buýt

Hà Nội có hơn 100.000 người khuyết tật, nhưng số lượng người khuyết tật trực tiếp tham gia giao thông nói chung và xe buýt nói riêng rất thấp, đặc biệt là những người khuyết tật vận động. Vậy đâu là lí do khiến người khuyết tật ngại hòa nhập cộng đồng?

TP.HCM: Mong thoát cảnh kẹt xe khi Quốc lộ 13 được đầu tư 20.000 tỷ

TP.HCM: Mong thoát cảnh kẹt xe khi Quốc lộ 13 được đầu tư 20.000 tỷ

Quốc lộ 13 đoạn qua địa bàn TP.HCM chỉ dài gần 6km nhưng suốt hai thập kỷ qua chưa thể mở rộng, trong khi đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương hiện đang triển khai thi công mở rộng lên 6 - 8 làn xe.

Metro số 1 chạy thêm tàu đêm đến 23h, ga Bến Thành vẫn đông vào buổi sáng

Metro số 1 chạy thêm tàu đêm đến 23h, ga Bến Thành vẫn đông vào buổi sáng

Trước nhu cầu tăng cao của hành khách dịp Giáng sinh, Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 (HURC1) cho biết, công ty đã kéo dài thời gian chạy tàu hoạt động đến 23h (thêm 1 tiếng so với trước đó). Hơn 90 nghìn lượt khách sử dụng tàu Metro số 1 trong ngày 24/12 với bình quân 411 hành khách/đoàn tàu.

Mong chờ một diện mạo mới của du lịch đường sông

Mong chờ một diện mạo mới của du lịch đường sông

Du lịch đường sông đang nổi lên như một loại hình dịch vụ quan trọng của ngành du lịch ĐBSCL khi vùng sở hữu thế mạnh sông nước với 28.000 km đường thủy. Mới đây nhất, cú bắt tay giữa TP.HCM và ĐBSCL đã “phác họa” được 22 tuyến và 4 trung tâm trung chuyển hành khách để phát triển ngành du lịch.