Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Chuyện hôm nay

Lát gạch hay lát đá?

Phạm Quang Vinh: Thứ tư 16/11/2022, 15:21 (GMT+7)

Câu chuyện vỉa hè sẽ được VOV Giao thông tiếp tục bàn luận với câu hỏi đặt ra: Lát gạch hay lát đá?

 

Trong một câu chuyện trước đây tôi nói về các vật liệu để xây dựng thay đổi trên các vỉa hè ở các đô thị của chúng ta thì tôi đã nhắc đến độ bền của vật liệu đó. Hôm nay, tôi muốn nói đến một câu chuyện khác là tính phù hợp.

Chúng ta thường nghe nói chỗ này hay chỗ kia, mọi người cần phải thay các vỉa hè hay con đường bằng các loại vật liệu như đá xanh hay đá cẩm thạch để cho nó sang trọng, chịu đựng được các điều kiện tốt hơn.

Tôi đi khá nhiều và tôi nhìn thấy có một thực tế là mỗi quốc gia, mỗi thành phố đều có một cách tiếp cận tương đối khác nhau trong việc sử dụng loại vật liệu phù hợp với họ để sử dụng cho các vỉa hè hay đường phố. 

Chúng ta thường nhắc đến những vỉa hè hay đường phố ở Paris lát bằng đá mà chúng ta không để ý rằng có nhiều quốc gia khác sẽ không làm như vậy. Cũng là đá nhưng nếu như vỉa hè hay là các con đường ở Roma hay là Athen hay các đô thị khác ở La Mã hay Hy Lạp cổ thì người ta cũng sẽ lát bằng loại đá khác và theo cách khác.

Nhưng những con đường hay vỉa hè Washington thì người ta sẽ sử dụng bê tông, là thứ mà có thể làm nhanh và dễ dàng hơn. Những con đường và vỉa hè ở các nước như Hà Lan, Bỉ, hay Luxembourg thì mọi người sẽ ưa dùng vật liệu khác phù hợp hơn, có sẵn hơn.

Đó là gạch. Bởi vì rất đơn giản là các quốc gia này mặc dù chắc chắn là họ có đủ tiềm năng để có thể mua đá từ các quốc gia khác nhưng họ không làm như vậy. Họ sử dụng gạch nung để phù hợp hơn với nhu cầu lẫn thời tiết của họ.

Và các con đường của Amsterdam, của Lahay, của Bỉ, của các quốc gia khác không hề bớt đi sự hấp dẫn vốn có của nó chỉ bởi vì nó không phải là được lát bằng đá. Những viên gạch đó cũng rất tình cảm, rất là đáng yêu và đặc biệt nó rất phù hợp với cả điều kiện về vật liệu của họ cũng như điều kiện về khí hậu của họ.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

 Ở Việt Nam cũng như vậy, nếu bạn quay về khoảng 30 năm trước, bạn sẽ dễ dàng chứng kiến những con đường làng và không phải chỉ là những con đường làng được lát bằng gạch lắc nghiêng. Những con đường đó tồn tại có hàng chục năm và nó không có vấn đề gì cả.

Những người dân cư của làng vẫn đi lại trên những con đường như vậy và nó rất là bền kể cả những vết lõm trên các con đường đó cũng rất đáng yêu. Đáng yêu không kém gì những vết lõm trên những con đường trong các đô thị cổ đại mà chúng ta còn tìm thấy ngày nay cả.

Người Ý không thay thế những con đường đá bị mòn bởi vết bánh xe bằng những viên đá đẹp hơn bởi vì nó rất đáng yêu. Câu chuyện cũng như vậy ở những con đường làng, tất nhiên hiện nay thì những con đường làng như vậy đã rất hiếm.

Nếu như bạn đến Hà Nội thì bạn vẫn còn có thể tìm thấy những con đường như vậy ở một vài nơi hiếm hoi. Ví dụ tôi đã từng mất cả buổi để đi tìm và tần ngần trước những con đường lát gạch cuối phố Thụy Khuê, làng Bưởi, nơi mà rẽ từ đường Thụy Khuê ra ngoài hồ Tây.

Những con đường ấy còn rất đẹp. rất đáng yêu và nó đầy hồn cốt của lịch sử, của những làng xã xưa kia.

Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà những người làm đô thị trước đây của Hà Nội đã sử dụng gạch nung để lát trên các vỉa hè. Những viên gạch như vậy đã làm nên một nét rất riêng, rất là đáng yêu của Hà Nội. Rồi chúng ta đào nó lên bởi vì nghĩ rằng là nó không phù hợp, mặc dù nó vẫn còn tốt.

Chúng ta thay bằng gạch con sâu hay bằng những viên gạch nhiều màu rồi bây giờ chúng ta thay bằng đá.

Chắc chắn việc đó tôi nghĩ là không cần thiết, sẽ có nhiều chuyện phải bàn nhưng có một chuyện đến lúc nào đó cũng nên phải nhắc đến.

Đó là vật liệu để sử dụng cho các công trình đô thị như vậy, trước hết cần phải phù hợp với điều kiện của từng quốc gia, của từng thành phố, và trên hết là không nên được tiếp cận theo một cách lãng phí là chúng tôi cần làm cái đó cho nó sang trọng.

Phạm Quang Vinh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Cây xanh bật gốc trong giông lốc, nhiều tuyến phố Hà Nội gặp khó khăn

Cây xanh bật gốc trong giông lốc, nhiều tuyến phố Hà Nội gặp khó khăn

Dự báo trong ngày 7/9, bão số 3 (Yagi) đổ bộ vào các tỉnh Bắc Bộ với trọng tâm là các tỉnh, thành Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định. Cơ quan khí tượng đã đưa ra cảnh báo rủi ro thiên tai cấp 4 đối với Quảng Ninh, Hải Phòng.

[Cập nhật Bão số 3] Ở Hà Nội không nên ra đường tối nay

[Cập nhật Bão số 3] Ở Hà Nội không nên ra đường tối nay

Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, đến 17h ngày 7/9 đã có nhiều thiệt hại người và tài sản. Theo đó, 4 người chết (Quảng Ninh 3 người, Hải Dương 1) và 78 người bị thương (Quảng Ninh 58, Hải Phòng 20).

Để “mái ấm” biến thành “địa ngục”, lỗ hổng nào trong khâu quản lý?

Để “mái ấm” biến thành “địa ngục”, lỗ hổng nào trong khâu quản lý?

Những đứa trẻ sinh ra kém may mắn, những tưởng được che chở ở nơi gọi là “mái ấm”, nhưng không ngờ, bị xách, bị quăng, bị đánh đập không thương tiếc.

Mong chờ tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài

Mong chờ tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài

TP.HCM và Tây Ninh đang tập trung chuẩn bị những bước tiếp theo để triển khai dự án. Tại Tây Ninh, việc triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng của dự án đang được các sở, ngành, địa phương gấp rút thực hiện, phấn đấu hoàn thành vào ngày 15/4/2025.

Khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 bảo mẫu tại Mái ấm Hoa Hồng

Khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 bảo mẫu tại Mái ấm Hoa Hồng

Ngày 06/9/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Thị Ngọc Cẩm, Diệp Ngọc Tuyền về tội “Hành hạ người khác” theo Điều 140 Bộ luật hình sự.

Bộ GTVT: Tập trung triển khai các biện pháp ứng phó khẩn cấp với cơn bão số 3

Bộ GTVT: Tập trung triển khai các biện pháp ứng phó khẩn cấp với cơn bão số 3

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có Công điện gửi các cơ quan, đơn vị trong ngành liên quan đến việc tập trung ứng phó khẩn cấp với cơn bão số 3 (bão Yagi).

Để tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học, trở ngại là gì?

Để tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học, trở ngại là gì?

Ngành GD&ĐT đang đặt mục tiêu nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học để nhằm đẩy mạnh hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong giai đoạn mới.